2.2. Các yếu tố của môi trường ngành
2.2.7. Kết luận về cường độ cạnh tranh trong ngành
Theo các thơng tin đã phân tích phía trên, ngành du lịch nói chung và Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành nói riêng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng, quyền lực thương lượng của nhà cung ứng, khách hàng và các bên liên quan khác hay các sản phẩm dịch vụ thay thế. Có thể nhận thấy rằng yếu tố về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành du lịch là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới BenThanh Tourist, được đánh giá ở mức cao với mức điểm (5) bởi khi hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn, vừa và nhỏ trải dài khắp cả nước, mức độ cạnh tranh để tìm kiếm lợi nhuận giữa các cơng ty là rất cao. Tiếp theo là yếu tố về quyền lực thương lượng của khách hàng, đánh giá ở mức độ cao với điểm là (4). Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bất kì một doanh nghiệp nào, dù là du lịch hay ngành nghề khác. Khách hàng là người nắm giữ quyền lực đối với doanh nghiệp, khi
đó doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp thấp, đòi hỏi cạnh tranh trong ngành phải ngày càng khốc liệt hơn. Một yếu tố nữa làm cho cường độ cạnh tranh trong ngành
tăng cao là đe dọa từ các sản phẩm dịch vụ thay thế, được đánh giá ở mức cao với điểm
là (4). Ngày nay, xu hướng du lịch luôn thay đổi theo từng thời kì và giai đoạn khác nhau,
các sản phẩm thay thế sẽ chiếm thị phần cao hơn trong ngành, địi hỏi BenThanh Tourist phải khơng ngừng tìm kiếm và nghiên cứu thị trường để theo kịp với xu hướng xã hội và cạnh tranh được với các đối thủ khác. Yếu tố tiếp theo làm cho cường độ cạnh tranh trong ngành tăng là quyền lực thương lượng của nhà cung ứng, mức độ trung bình, điểm (3). Mặc dù quyền lực thương lượng của nhà cung ứng với BenThanh Tourist giảm nhưng khi đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải cạnh tranh cao hơn để mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh những yếu tố khiến cho cường độ cạnh tranh trong ngành du lịch tăng cao thì đe dọa gia nhập mới và quyền lực thương lượng giữa các bên liên quan sẽ dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành giảm. Những rủi ro về gia nhập tiềm năng trong ngành này quá lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp gia nhập tiềm năng phải thực sự đủ vốn và chiến lược thì mới có thể gia nhập vào thị trường khốc liệt này, do đó
gia nhâp tiềm năng sẽ giảm. Yếu tố đe dọa gia nhập mới được đánh giá ở mức thấp với
điểm (2). Ảnh hưởng cuối cùng là quyền lực thương lượng của các bên liên quan như
Chính phủ, Cổ đơng, các hiệp hội thương mại, … được xác định ở mức điểm (2), thấp. Khi có sự can thiệp của những đối tượng này thì ngành sẽ có những ảnh hưởng tích cực, góp phần tăng doanh thu cho các doanh nghiệp, cạnh tranh trong ngành sẽ giảm đi. Như vậy, có thể kết luận rằng du lịch hiện nay là một trong số những ngành có mức độ cạnh tranh cao, cường độ cạnh tranh trong ngành đang ngày càng tăng, đặc biệt trong tương lai khi du lịch được phục hổi và phát triển hơn nữa.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH EFAS CHO CTCP DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH VÀ NHẬN XÉT