DẠNG 3: VIẾT NGẮN

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 sách cánh diều (bài 9) (Trang 31 - 32)

- Qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi sự điềm đạm, bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo khi giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè cũng như sự đoàn kết trong tình bạn;

DẠNG 3: VIẾT NGẮN

Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (5- 7 dòng) nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong truyện

“Điều không tính trước”.

Đề 2: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) kể lại một lần hiểu lầm của em với bạn bè

và cách em hoá giải hiểu lầm đó.

Gợi ý Đề 1:

Đọc truyện ngắn “Điều không tính trước” (Nguyễn Nhật Ánh), em ấn tượng với nhân vật “tôi”. Trước tiên, nhân vật “tôi” hiện lên là một cậu bé có tính tình nóng nảy, bốc đồng. Vì ấm ức pha việt vị trong trận bóng đá hôm trước, cho rằng Nghi ăn gian, chọc tức mình mà “tôi” đã lên kế hoạch chặn đường Nghi để đánh Nghi – cậu bạn đã không công nhận bàn thắng của nhân vật “tôi”. Nhưng khi hiểu ra ý tốt của Nghi muốn hoà giải thì “tôi” đã từ bỏ ý định đánh nhau và thấy ngại ngùng vì kế hoạch ban đầu của mình. Qua nhân vật “tôi” trong truyện “Điều không tính trước” (Nguyễn Nhật Ánh), em rút ra bài học cần phải bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo trong ứng xử hàng ngày cũng như sự đoàn kết trong tình bạn.

Đề 2:

* Dàn ý đoạn văn:

+ Mở bài: Dùng ngôi thứ nhất để kể, giới thiệu sơ lược về trải nghiệm hiểu lầm.

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

+ Thân bài: Kể lại ngắn gọn diễn biến câu chuyện theo trình nhất định (trình tự thời

gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính)

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện vừa kể, rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân.

* Hình thức đoạn văn: đảm bảo hình thức đoạn văn và dung lượng.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 sách cánh diều (bài 9) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w