Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh về giáo dục trẻ kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm. Mầm non 2022 (Trang 28 - 35)

e. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua giờ vệ sinh giờ ăn giờ ngủ.

1.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh về giáo dục trẻ kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

trẻ kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là việc làm quan trọng nhất, khi con người chúng ta muốn học tập giỏi muốn làm được việc gì cũng phải hỏe mạnh, bảo đảm an toàn tính mạng con người. Hiểu rõ được điều đó thì việc tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh về giáo dục trẻ kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân cho trẻ là việc làm cần thiết.

Nắm được tình hình thực tế như vậy tôi đã dành thời gian để tuyên truyền với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh, qua các công nghệ thông tin đại chúng như mạng internet, báo chí, đài phát thanh, qua loa tuyên truyền của địa phương, của nhà trường…

Hình ảnh : Cô tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ.

Ngay vào đầu năm học tôi đã khảo sát cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi trong lớp cũng như ngoài trời, tôi đã phối hợp với phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Phối hợp với phụ huynh tu sửa lại đồ chơi, giá góc hư hỏng đã cũ trong lớp, tủ cá nhân của trẻ với thiết kế nhỏ, cao khi bỏ đồ dùng vào tủ trẻ sẽ bám đu, với thì tủ sẽ đổ lên người trẻ, vì vậy tôi đã phối hợp với phụ huynh khoan, vít tủ vào tường chắc chắn

Phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi mới thay đồ dung đồ chơi đã cũ cho trẻ học và chơi nhằm đảm bảo an toàn về thể lực cũng như đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh sửa chữa, sơn sửa chùi rửa đồ dùng đồ chơi ngoài trời để cho trẻ chơi đảm bảo an toàn .

Để giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng thì trước tiên tôi phải tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu là dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non không đòi hỏi quá nhiều kiến thức cao siêu mà đó đơn giản là những điều nhỏ xung quanh cuộc sống như:

- Không mở cửa nhà cho người lạ

- Không đi theo người lạ ở nơi công cộng, - Không lên xe ô tô với người lạ,

- Không nhận đồ ăn, đồ chơi của người lạ

- Không tự ý đi xa khỏi bố mẹ hoặc xa nhà một mình

Trẻ con hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Trong khi đó, cuộc sống luôn chứa đựng những nguy hiểm bất ngờ mà chính người lớn cũng không thể lường trước được... chỉ một phút sơ suất, trẻ có thể gặp phải những tổn hại và mất mát lớn lao. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ không thể bỏ quên.

Trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thực sự không khó. Trẻ thường bắt chước theo các hành vi và thói quen của những người thân trong gia đình. Kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ vì vậy trước tiên sẽ được hình thành một cách tự nhiên từ những thói quen tích cực, lành mạnh trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình như rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ, không dùng chung các vật dụng cá nhân, uống nhiều nước, ăn sáng đều đặn, ngồi đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên... Do đó, nếu muốn dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân thì trước hết người lớn cần thực hành để trẻ quan sát, học hỏi.

Với bản chất thích khám phá, trẻ có thể sẽ nghịch chơi các đồ vật khá nguy hiểm như dao, kéo, bếp ga, điện, nước sôi… Những lúc này, cha mẹ không nên quát mắng, cấm đoán mà nên tận dụng cơ hội để cùng trẻ trò chuyện về những đồ vật nguy hiểm, chỉ rõ cho trẻ mỗi đồ vật nguy hiểm chỗ nào và vì sao nguy hiểm để trẻ đề phòng và sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, hàng ngày hãy cùng con chơi những trò chơi tình huống, đố con nói gì, làm gì khi bị lạc đường, khi bị bắt nạt, bị động vật cắn, giật điện, đứt tay, hỏa hoạn, bị ngạt nước, té ngã... Thông qua những trò chơi tình huống này, cha mẹ có thể đánh giá được khả năng phản ứng của con cũng như kịp thời hướng dẫn con cách xử lý một cách an toàn nhất.

Kỹ năng bảo vệ bản thân thực sự rất cần thiết cho con trẻ. Càng lớn, trẻ càng có nguy cơ phải đối mặt nhiều tình huống với mức độ nguy hiểm cao hơn như bị xâm hại, bị cướp giật, bị lạm dụng... Chính vì vậy, bên cạnh việc giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, cha mẹ cần đồng hành và chia sẻ với trẻ về những mối nguy hiểm có thể gặp phải trong gia đình, trong trường học và ở ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Những kỹ năng và thông tin này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối

Trẻ tự tin khám phá thế giới với sự chủ động kiểm soát của bản thân. Điều này có tác dụng lớn thúc đẩy sự trưởng thành của trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ không thể bỏ quên phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng.

Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ 4-5 tuổi vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. Nên phụ huynh cần quan tâm rèn kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Mỗi kỹ năng nhỏ là hành trang cần thiết khi trẻ bắt đầu hành trình một mình, rời ra mái ấm gia đình. Một trong những kỹ năng quan trong cần dạy sớm cho trẻ chính là tự bảo vệ bản thân trước người lạ và tình huống khẩn cấp là cách bảo vệ trẻ tốt nhất cho một đứa trẻ.

Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt, cấm đoán trẻ . Thay vì “ Con không được làm thế này, thế kia “ thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào ?

Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.

Trong xã hội chúng ta gần đây những thông tin về việc xâm hại tình dục trẻ em, có nhiều trường hợp là bé còn rất nhỏ rất nhiều các vụ trẻ em bị lạm dụng tình dục khi còn lứa tuổi mầm non khiến xã hội bức xúc và đau lòng vì lứa tuổi này trẻ đang còn ngây thơ, vô tư hồn nhiên dễ gần dễ tiếp xúc, gặp gỡ chỉ là một lần trò chuyện thì ai cũng là người thân quen đối với trẻ mà thủ phậm lại chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết…, chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào, cô phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân. Nhất là trẻ gái.Vì vậy trong gia đình người gần gũi trò chuyện với trẻ là bà, mẹ. Để tránh được những vụ lạm dục tình dục trẻ em thì các Bà, các mẹ luôn trò chuyện với trẻ về vấn đề không ai được chạm vào vùng kín cơ thể

Mẹ có thể giải thích với con đó là những bộ phận riêng tư và bí mật không phải ai cũng có quyền xem. Ở lứa tuổi này trẻ còn nhỏ, cần mẹ hỗ trợ tắm mỗi ngày, mỗi khi tắm mẹ có thể thủ thỉ: “Mẹ có thể chạm vào vùng kín của con. Ngoài mẹ ra không ai được phép sờ. Bất cứ ai sờ vào vùng kín của con như vậy đều là người xấu”. Ngoại trừ ba mẹ giúp trẻ trong việc tắm rửa khi bị bệnh hoặc trong một số tình huống y tá, bác sĩ thăm khám sức khỏe có sự giám hộ của người thân còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm. Ở gia đình bố mẹ là người luôn gần gũi trò chuyện với trẻ tất cả các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻ. Không đi theo với người lạ trong bất kỳ tình huống nào đều không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ ai và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu. Tập nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ.

Bố mẹ cần cung cấp cho con kỹ năng an toàn khi tự chơi. Vì hầu hết các bậc phụ huynh thời gian dành để chơi với con cái không nhiều. Hiện nay do tính chất của công việc cũng như điều kiện của mỗi gia đình, việc tự chơi của các con rất phổ biến. Trong quá trình chơi, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,…

Luôn trò chuyện, đưa ra cho trẻ các tình huống thực tế và trẻ tự tim cách giải quyết sau đó mình bổ sung ý kiến của trẻ:

Tuy nhiên khi trẻ đang hoảng sợ chưa chắc trẻ đã nhớ chính xác những thông tin này, vì thế tốt hơn hết nên cho trẻ mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp.

Trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ luôn giành thời gian chơi với con cái vì vậy lúc này Trò chơi đóng vai với trẻ là thích hợp nhất mà trẻ nhớ rất lâu.

Đóng vai là một hoạt động tự nhiên và vừa chơi vừa học kỹ năng sống mà nhiều bé sẽ thích thú. Để trẻ hiểu rõ hơn vấn đề nào đó bố mẹ có thể đóng giả định một số tình huống khác nhau hoặc lồng ghép vào những câu chuyện để trẻ dễ hình dung ra khi gặp người lạ.

Khi thời gian rảnh rỗi lên đi ngủ hay lúc ngồi chơi bố mẹ con sẽ được gần gũi chơi trò chuyện với nhau lúc này chúng ta có thể đưa ra “Quy tắc 5 ngón tay”

để chơi và hướng dẫn trẻ tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc 5 ngón tay đơn giản:

+ Ngón cái: Tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà hỗ trợ một sốt hoạt động cá nhân.

+ Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Bé có thể vui chơi thoải mãi như không được chạm vào vùng kín.

+ Ngón giữa: Người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ cần chào hỏi lễ phép, không tiếp xúc gần.

+ Ngón áp út: Những người lần đầu gặp gỡ và bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.

+ Ngón út: Người xa lạ và bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non như kỹ năng tự bảo vệ bản thân tuy không khó nhưng cần sự kiên trì của ba mẹ và người thân để hạn chế tình huống xấu với trẻ.

Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết tự bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.

* Bài học kinh nghiệm.

- Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp của mình.

- Tạo cho trẻ có những thói quen tự lập, tự tin luôn có những hành vi văn minh, văn hóa, biết yêu quý bảo vệ bản thân, hứng thú trong các hoạt động.

- Quan tâm đến trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, tận dụng mọi tình huống để có thể giáo dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ.

- Cần tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường và phối hợp tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm kinh phí cho một số hoạt động trải nghiệm của trẻ.

- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

- Biết tận dụng mọi lúc mọi nơi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Để kết quả đạt cao hơn thì giáo viên luôn phải tạo cho trẻ môi trường điều kiện tốt nhất để kích thích trẻ hứng thú. Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ ở nhà.

* Kết quả:

Kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng biện pháp

Sau một thời gian thực hiện tôi thấy trẻ của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, rất hứng thú tham gia vào các hoạt động, giờ đây các bé bước đầu vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, cùng chơi .

Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Tôi đã thu được nhiều kết quả cụ thể từ lớp tôi như sau:

Bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng của lớp tôi:

Nội dung Số trẻ biết xử lý tình huống trong các trường hợp cần thiết Số trẻ có kỹ năng kiểm soát cảm xúc Số trẻ có kỹ năng hợp tác Số trẻ có kỹ năng giữ an toàn cá nhân Trước khi áp dụng Số trẻ 29/43 22/43 33/43 27/43 Tỷ lệ % 67,4 51,2 76,7 62,7 Sau khi áp dụng Số trẻ 37/43 35/43 39/43 36/43 Tỷ lệ % 86 81,3 90,6 83,7 So sánh Tỷ lệ

% Tăng 18,6 % Tăng 30,1% Tăng 13,9 Tăng 21%

Qua quá trình áp dụng một số biện pháp trên vào thực tế tôi thực sự vui mừng khi kết quả cho thấy.

* Đối với cô:

- Đã có nhiều kinh nghiệm để đưa vào chương trình những đề tài giáo dục, những tiết học chuyên biệt cũng như lồng ghép kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trong các hoạt động trong ngày đạt hiệu quả.

- Biết cách tạo môi trường để dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, đảm bảo an toàn cho trẻ tuyệt đối cho trẻ.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm. Mầm non 2022 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w