PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY VINAPHONE

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược Marketing của BAEMIN Việt Nam (Trang 26 - 31)

1. STRENGTHS ( Điểm mạnh)

- Là thành viên của VNPT, được bảo hộ và hỗ trợ nguồn vốn bởi VNPT.

- Có cơ sở hạ tầng mạnh, luôn đi tiên phong trong yếu tố công nghệ, băng thông rộng mạnh, đảm bảo chất lượng sóng tốt và cung cấp cho nhiều thuê bao hoạt động.

- Có tỷ lệ lượng thuê bao thực lớn hơn thuê bao ảo, lượng khách hàng trung thành cũng rất lớn. Nhắm vào thị trường những người có nhu cầu sử dụng điện thoại di động cao

- Là một trong 3 ông lớn, thị phần cao có ưu thế dẫn đạo thị trường.

- Rất mạnh về các dịch vụ giá trị gia tăng

- Có nhiều chiến dịch khuyến mãi mạnh, có các gói cước học sinh, sinh viên.

- Là mạng di động đầu tiên và duy nhất ở Việt nam được tham gia liên minh Conexus- liên minh bao gồm các nhà khai thác di động hàng đầu trong khu vực và nổi bật về phát triển 3G

- Đội ngũ lao động có kinh nghiệm, tinh thần đoàn kết tốt.

- Có thị phần khách hàng doanh nhân trung thành lớn.

2. WEAKNESSES (Điểm yếu)

- Giá cước vẫn còn đắt hơn các đối thủ.

- Định vị được thương hiệu với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên , người bình dân vẫn còn yếu, mà đây lại là nhóm khách hàng đông đảo

- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lớn. mạng phát triển theo địa dư hành chính, dàn trải gây lãng phí, khó khăn khi nâng cấp.

- Hạn chế trong công tác đâu tư quảng cáo, khuyến mại, hình thức quảng cáo chưa hấp dẫn.

3. OPPORTUNITIES ( Cơ hội)

- Thị trường người sử dụng di động Việt nam ngày càng phát triển, nhu cầu di động và internet không dây ngày càng cao.

- Xu hướng tất yếu của thời đại là 4G với nhiều tiện ích 4G được ứng dụng.

- Thu nhập người dân ngày càng cao, phân khúc khách hàng cao cấp càng tăng.

- Sự hợp tác của các ngân hàng trong SMS banking - Vinaphone tham gia vào tổ chức tham gia liên minh Conexus có cơ hội thâm nhập thị trường di động quốc tế.

- Xu hướng giảm giá thiết bị đầu cuối thu hút người sử dụng.

4. THREATS (Nguy cơ)

- Thị trường mạng di động đã bão hòa, có quá nhiều nhà mạng ở Việt Nam.

- Người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cước và các chính sách khuyến mãi. Đó là hậu quả của việc khuyến mãi ồ ạt, gây nghiện khuyến mãi cho khách hàng.

- Vấn nạn sim rác dẫn đến thuê bao ảo, hao hụt tài nguyên đầu số.

- Các nhà đại lý bán sim card có những mánh khóe để ăn chặn tiền của khách hàng và nhà mạng. Gây thiệt hại cho nhà mạng và làm giảm hiệu quả các chính sách khuyến mãi của nhà mạng 20

- Vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo khiến cho khách hàng rất phản ứng với các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền SMS của các nhà mạng. Đây cũng là hệ quả của việc quản lý lỏng lẻo các dịch vụ gia tăng trên nền SMS

5. Kết hợp điểm mạnh và cơ hội (S/O)

- Là thành viên của VNPT, có nguốn vốn mạnh mẽ.

- Có hạ tầng cơ sở mạnh, đi tiên phong trong công nghệ và chất lượng sóng tốt. Khai thác sóng 4G,5G .

- Thế mạnh về các dịch vụ giá trị gia tăng.

- Là một trong 3 nhà mạng lớn, dẫn đạo thị trường.

- Có nhiều chiến dịch khuyến mãi mạnh.

- Xu hướng tất yếu của thời đại là 4G với nhiều tiện ích 4G được ứng dụng.

- Thu nhập người dân ngày càng cao, phân khúc khách hàng cao cấp càng tăng.

- Thiết bị đầu cuối ngày càng rẻ.

6. Kết hợp điểm yếu và cơ hội (W/O)

- Định vị được thương hiệu với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên , người bình dân vẫn còn yếu, mà đây lại là nhóm khách hàng đông đảo.

- Nhu cầu di động và internet không dây ngày càng cao.

- Giá cước vẫn còn đắt hơn các đối thủ .

- Thu nhập người dân ngày càng cao, phân khúc khách hàng cao cấp càng tăng.

- Chưa có chiến lược cụ thể để thâm nhập thị trường quốc tế.

- Vinaphone tham gia vào tổ chức tham gia liên minh Conexus có cơ hội thâm nhập thị trường di động quốc tế.

7. Kết hợp điểm mạnh và nguy cơ (S/T)

- Là thành viên của VNPT, được bảo hộ và hỗ trợ nguồn vốn bởi VNPT.

- Có cơ sở hạ tầng mạnh, luôn đi tiên phong trong yếu tố công nghệ, băng thông rộng mạnh, đảm bảo chất lượng sóng tốt.

- Có tỷ lệ lượng thuê bao thực lớn hơn thuê bao ảo, lượng khách hàng trung thành cũng rất lớn. Nhắm vào thị trường những người có nhu cầu sử dụng điện thoại di động cao .

- Thị trường mạng di động đã bão hòa, có quá nhiều nhà mạng ở Việt Nam.

- Vấn nạn sim rác dẫn đến thuê bao ảo, hao hụt tài nguyên đầu số.

8. Kết hợp điểm yếu và nguy cơ (W/T)

- Giá cước vẫn còn đắt hơn các đối thủ

- Định vị được thương hiệu với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên , người bình dân vẫn còn yếu, mà đây lại là nhóm khách hàng đông đảo

- Thị trường mạng di động đã bão hòa, có quá nhiều nhà mạng ở Việt Nam.

- Người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cước và các chính sách khuyến mãi. Đó là hậu quả của việc khuyến mãi ồ ạt, gây nghiện khuyến mãi cho khách hàng.

2.3. Bài học rút ra của doanh nghiệp

VinaPhone trở thành một trong ba nhà mạng có số lượng thuê bao nhiều nhất và hiện là mạng có tỷ lệ thuê bao trả sau, khách hàng trung thành lớn nhất.VinaPhone được các cơ quan truyền thông, người tiêu dùng bình chọn là mạng di động phát triển thuê bao trả sau xuất sắc nhất, mạng di động phát triển dịch vụ mới, dịch vụ 4G tốt nhất.

VinaPhone còn là mạng có công nghệ tiến tiến và hiện đại nhất, đó là điều kiện để VinaPhone phát triển các dịch vụ gia tăng mới đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của các khách hàng.

Song song với sở hạ tầng kỹ thuật, thời gian qua, Vinaphone đã xây dựng hệ thống kênh phân phối, chăm sóc khách hàng rộng khắp các tỉnh thành với hệ thống các đại lý điểm bán lẻ phục vụ người tiêu dùng.

Năm 2020, doanh thu của VinaPhone đạt gần 163.000 tỷ đồng. Số lượng thuê bao liên tục phát triển trong các năm, đến cuối năm 2020, VinaPhone có trên 5.916.003 thuê bao, 38,93% thị phần băng rộng cố định và có lượng thuê bao di động trả sau lớn nhất thị trường. Giá trị và tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ phi thoại, đặc biệt là các dịch vụ dựa trên nền công nghệ 4G ngày càng cao. Bên cạnh đó, VinaPhone tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các ứng dụng trên mạng 5G.

Bên cạnh những thành công đó của mình, Vinaphone vẫn còn nhiều điều cần phải cải thiện và phát triển để khiến Vinaphone ngày càng thành công.

1. Chính sách về giá

*Đối với khách hàng là doanh nhân và có thu nhập cao:

- Đa dạng thêm các gói cước truy cập dịch vụ internet với tốc độ truy cập cao và dung lượng lớn.

- Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ quảng cáo trực tiếp, dịch vụ mạng truy cập nội bộ.

*Đối với nhóm khách hàng là sinh viên giới trẻ, người có thu nhập trung bình

- Phát triển dịch vụ GTGT với các gói cước rẻ, nhiều tiện ích giúp người thu nhập trung bình có nhiều sự lựa chọn.

- Cung cấp các mạng xã hội trên điện thoại di động, phát triển dịch vụ game trực tuyến

* Đối với khách hàng phổ thông

- Đa dạng dịch vụ GTGT

- Chiết khấu giá cước cho đối tượng sự dụng nhiều đặc biệt là nhóm khách hàng lớn, khách hàng trung thành

- Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng như: + Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu của khách hàng:

+ Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ kĩ thuật: phát triển hệ thống hỗ trợ khách hàng như hệ thống giải đáp thắc mắc trên điện thoại, hướng dẫn thao tác sử dụng dịch vụ, giải quyết các khó khăn khi sử dụng dịch vụ.

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ thực tế; công ty thường xuyên tổ chức tìm hiểu và thu thập các ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động hỗ trợ thực tế của công ty.

2. Xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing

* Xây dựng thương hiệu

- VinaPhone, mặc dù là một doanh nghiệp có rất nhiều “tiềm năng” để trở thành một thương hiệu có hồn trong lòng người tiêu dùng, như là mạng được tin cậy nhất, tiếp xúc với khách hàng rộng nhất, có diện phủ sóng rộng nhất, có nhiệm vụ phục vụ cả mục tiêu kinh tế và chính trị… lại chưa xây dựng được một hình ảnh chuyên nghiệp và thống nhất trên nhiều phương diện. Các sản phẩm VinaPhone đưa ra thị

trường mới chỉ nhấn mạnh đến các yếu tố thuộc về “lý tính”, chứ chưa thực sự tạo dựng được những giá trị về mặt cảm xúc mạnh mẽ. Thậm chí, nhiều khách hàng khi đó còn lầm tưởng VinaPhone là một cơ quan "quản lý hành chính nhà nước”, một thương hiệu có vẻ “xa mặt, cách lòng”. Do vậy, việc đổi mới thương hiệu VinaPhone một cách chuyên nghiệp, giàu cảm xúc hơn, tạo nên sự khác biệt trước các đối thủ ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết.

- Đứng trước nguy cơ thương hiệu bị suy giảm, vào giữa năm 2005, VinaPhone bắt đầu kích hoạt chương trình đổi mới thương hiệu bất chấp nhiều ý kiến muốn giữ lại hình ảnh logo cũ trong nội bộ. Ban lãnh đạo VinaPhone đã tỏ ra quyết tâm thực hiện bằng được định hướng đổi mới để có thể đưa hình ảnh mới ra mắt vào năm 2006, mà đó phải là sự thay đổi có tính chất đột phá.

- Logo cũ của VinaPhone với hình ảnh quả địa cầu và chiếc điện thoại di động gắn trên dòng chữ VinaPhone tỏ ra quá phức tạp và không hẫp dẫn về mặt thẩm mỹ đã được thay thế bằng logo mới.Nhìn về mặt tổng thể, mẫu logo mới đã đáp ứng được các tiêu chí trong việc thể hiện. Phần chữ (logo type) “VinaPhone” đã được đơn giản hóa bằng việc viết bằng kiểu chữ thường, đơn giản, dễ đọc, dễ sử dụng thông điệp “Luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu” đã ra đời làm “kim chỉ nam” cho sự chuyển đổi hình ảnh của VinaPhone và sau này được sử dụng làm câu kết cho phim quảng cáo thương hiệu. Nếu câu hiệu truyền thống “Không ngừng vươn xa” từ nhiều năm qua đã trở nên quen thuộc và đi sâu vào tâm trí khách hàng, thì định hướng thương hiệu “Luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu” là sự thể hiện ở một góc độ cụ thể của câu hiệu, một khả năng vươn xa hơn để giúp khách hàng thành công tại bất cứ nơi nào khách hàng đặt chân tới.

* Chiến lược Marketing

- Giới thiệu trên truyền hình:

• Truyền hình chủ yếu là truyền thông bằng hình ảnh, chính vì vậy lựa chọn hình ảnh ấn tượng, phù hợp với đối tượng sẽ mang lại hiệu quả cao cùng với đó là thời gian quảng cáo phù hợp.

• Thông điệp của vinaphone đã truyền tải hết đặc điểm sản phẩm của vinaphone, tính liên kết mọi người, tính tức thời (bạn có thể kết nối internet mọi nơi chỉ với một thiết bị của vinaphone)

- Truyền thông trên internet

• Người tiêu dùng có thể tương tác trực tiếp với quảng cáo.Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin về sản phẩm.

- Quảng cáo trực tuyến về sản phẩm

• Đặt banner vào từng trang web lớn của Viêt Nam như vnexpress, danchi...

Phần 3. Kết Luận

Trong xu thế mở cửa và hội nhập với khu vực và quốc tế hiện nay, cạnh tranh là một thực tế tất yếu mà không một doanh nghiệp nào tránh khỏi. Vì thế vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh và phân tích chiến lược đã và đang được các ngành, các doanh nghiệp dành sự quan tâm nghiên cứu nhất định. Chiến lược kinh doanh đã thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trong đó có Vinaphone cũng là điều tất yếu vì tất cả đã nhận thức được rằng muốn tồn tại phát triển và đủ sức cạnh tranh thì phải sử dụng các công cụ quản trị hữu hiệu phù hợp với môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động. Trong khuôn khổ đề tài, dựa trên cơ sở lí luận về chiến lược, tiểu luận đã đi sâu phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của Vinaphone, phân tích đánh giá được những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh với những điểm mạnh, điếm yếu, thời cơ và thách thức trong giai đoạn sắp tới. Từ đó, xây dựng một chiến lược kinh doanh tổng thể bao gồm nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước của Vinaphone trong giai đoạn tới. Đồng thời, tiểu luận cũng đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện được chiến lược kinh doanh này. Tuy nhiên do môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, biến động liên tục và có khả năng xuất hiện các biến cố bất ngờ nhất là đối với ngành có công nghệ thay đổi nhanh là viễn thông - công nghệ thông tin, cho nên cần phải có sự thu thập thông tin một cách thường xuyên để có những điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược kinh doanh dù có tốt đến đâu cũng không có ý nghĩa nếu nó không được tổ chức triển khai thực hiện. Do vậy, cần phải tổ chức triển khai biến đổi các chiến lược kinh doanh đã nêu thành chính sách, các chương trình hành động cụ thể thông qua một cơ cấu tổ chức hữu hiệu nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Hy vọng rằng tiểu luận này sẽ góp một phần nhỏ trong quá trình đổi mới và phát triển Vinaphone trong thời gian tới. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do hạn chế thời gian và trình độ nên chắc chắn tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các Thầy, Cô và bạn bè để tiểu luận được hoàn thiện hơn

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược Marketing của BAEMIN Việt Nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w