Phát triển phương pháp tư duy biện chứng duy vật trong hoạt động thực tiễn quân sự

Một phần của tài liệu THU HOẠCH phép biện chứng duy vật và phát triển phương pháp tư duy biện chứng duy vật trong hoạt động thực tiễn quân sự (Trang 46 - 53)

trong hoạt động thực tiễn quân sự

Lĩnh vực quân sự là một lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù gắn liền với một hình thức lao động đặc biệt- lao động quân sự. ở đó, diễn ra các hoạt động quân sự để đối phó với chiến tranh bảo vệ tổ quốc vì vậy nó đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của tinh thần, trí tuệ, sức khoẻ, sức bền dẻo dai, thậm chí hy sinh cả xương máu.

Lĩnh vực quân sự là một lĩnh vực không tính lời lãi, không tính giá trị thặng dư, ở đó nó đề cao chính trị tinh thần, quyết tâm chiến đấu cao. Cho nên lĩnh vực quân sự ra đời, tồn tại gắn liền với sự tồn tại của giai cấp và nhà nước. Chừng nào còn giai cấp, còn nhà nước thì còn lĩnh vực quân sự trong đó quân đội là nòng cốt. Quân đội gắn liền với chiến tranh và thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước, là công cụ sắc bén của nhà nước. Quân đội hoàn toàn do nhà nước sinh ra và nuôi dưỡng.

Hoạt động quân sự, là hoạt động có mục đích chủ yếu gắn liền với hoạt động chiến đấu và sữan sàng chiến đấu, bảo vệ chế độ, giai cấp và nhà nước sinh ra nó.

Thực tiễn quân sự, là một hình thức cơ bản trong hoạt động thực tiễn. Hình thức hoạt động thực tiễn quân sự nó gắn liền với nhu cầu chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Nó cũng gắn liền với hoạt động thực tiễn khác như hoạt động sản xuất vật chất, thực nghiệm khoa học.

Đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, không chỉ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu mà còn là đội quân công tác, lao động sản xuất kinh doanh, cứu hộ, cứu nạn...Trong hoạt động chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan trong đó có cả hoạt động huấn luyện và đào tạo. Hoạt động quân sự với tư cách là đội quân công tác, bao gồm tất cả các loại công tác trong đó hoạt động công tác đảng, công tác chính trị là chủ yếu nhất, ngoài ra còn có công tác dân vận, công tác quốc tế. Thực tiễn quân sự bao hàm thực tiễn chiến đấu, thực tiễn công tác, thực tiễn sản xuất...tuy nhiên các nhiệm vụ đó phân định ra chỉ là tương đối mà thôi.

Phép biện chứng duy vật là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn quân sự.

Trước hết, vận dụng hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật.

Hai nguyên lý chỉ ra rằng các hoạt động quân sự có mối liên hệ hữu cơ với các hoạt động khác của xã hội. Do vậy, không thể tuyệt đối hoá các hoạt động nào, không tách hoạt động quân sự

với các hoạt động khác của xã hội. Nên hoạt động quân sự phải nằm trong chỉnh thể thống nhất của các hoạt động chung; bản thân hoạt động quân sự cũng không thể chia các bộ phận của mình tồn tại độc lập mà không có liên hệ với các bộ phận, mặt khác của xã hội...và đặt sự phát triển của quân đội trong sự phát triển chung của xã hội.

Vận dụng các quy luật vào trong hoạt động thực tiễn quân sự. Quy luật lượng chất chỉ ra, phải lượng hoá các hoạt động quân sự như quân số biên chế, vũ khí trang bị, số lượng các quân chủng, binh chủng, các loại vũ khí đạn dược, cả về số và chất lượng. Trong hệ thống chất lượng của quân đội đã được xác định thì chất lượng về chính trị, chất lượng hiệu quả công tác là đặc biệt quan trọng.

Quy luật mâu thuẫn chỉ ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Trong quân đội phải tạo ra sự thống nhất cao, mặt khác phải tìm ra mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn, quan trọng nhất là tìm ra và giải quyết mâu thuẫn cơ bản, nó sẽ là động lực thúc đẩy cho quân đội phát triển.

Quy luật phủ định của phủ định, chỉ ra tính kế thừa, tính lọc bỏ, phát hiện cái mới, định hướng cho cái mới... để quân đội không mất phương hướng hoạt động.

Vận dụng các cặp phạm trù vào trong hoạt động thực tiễn quân sự.

Đòi hỏi xem xét sự vật hiện tượng phải có sự phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, khái quát hoá, trừu tượng hoá giúp chúng ta rút ra được mối liên hệ bản chất, từ đó hiểu được toàn bộ mối liên hệ trông một hệ thống nhất định.

Tóm lại, phép biện chứng duy vật là linh hồn của chủ nghĩa Mác- Lênin, nó là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới. Trong hoạt động thực tiễn quân sự nó cũng thể hiện đầy đủ vai trò như trong các hoạt động khác của đời sống xã hội. Do vậy phải nắm chắc kiến thức cơ bản của phép biện chứng duy vật và vận dụng sáng tạo vào giải quyết các vấn đề trong hoạt động thực tiễn quân sự đang đặt ra hiện nay.

Như chúng ta đã biết, hoạt động thực tiễn quân sự điển hình là hoạt động quản lý và hoạt động chỉ huy bộ đội, đây là một lĩnh vực khoa học cú vị trớ hết sức quan trọng trong khoa học nghệ thuật quõn sự Việt Nam. Nú là sự hội tụ, sự vận dụng tổng hợp những thành tựu, những phỏt minh mới nhất của hầu hết cỏc ngành khoa học: khoa học tự nhiờn, khoa học kỹ thuật- cụng nghệ, khoa học xó hội & nhõn văn, khoa học và nghệ thuật quõn sự. Hoạt động chỉ huy bộ đội được coi là một nghệ thuật giàu tính sáng tạo để điều khiển đơn vị thuộc quyền hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong những điều kiện nguy hiểm, quyết liệt, khẩn trương, biến động nhanh, phức tạp với nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bao gồm chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, sẵn

sàng chiến đấu, huấn luyện, đào tạo...trong đó hoạt động chiến đấu là cơ bản nhất.

Nghệ thuật chỉ huy là nghệ thuật tổ chức, chuyển hoỏ và sử dụng sức mạnh quân sự của ta để thắng địch. Đó là sự vận dụng hết sức sáng tạo những quy luật và những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào trong nghệ thuật quõn sự. Muốn như vậy, người chỉ huy phải hiểu và cú kiến thức về chủ nghĩa duy vật biện chứng và kiến thức về quõn sự một cách sõu sắc, đồng thời phải cú sức mạnh của ý chớ, cú trỡnh độ và phẩm chất tư duy sáng tạo, khoa học: hiểu các quy luật; có khả năng dự đoán khoa học; linh hoạt, nhạy cảm với cái mới; biết ứng biến; ra được các quyết định và xử lý các quyết định đó đúng đắn; xác định rừ mục tiờu cần đạt được trong từng giai đoạn và biết tổ chức, phối hợp mọi lực lượng để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đó.

Trỡnh độ và phẩm chất tư duy là kết quả của một quá trỡnh rốn luyện, tu dưỡng trong môi trường lí tưởng- thực tiễn hoạt động, công tác. Chất lượng tư duy cao đang ngày càng là đũi hỏi cấp thiết đối với mọi người chỉ huy. Trỡnh độ tư duy cao- tư duy duy vật biện chứng, giúp người chỉ huy nhận thức đúng về những vấn đề cơ bản của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: tỡnh hỡnh, nội dung, đặc điểm, phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể, tính hướng đích của các hoạt động đơn vị. Mặt

khác, nó giúp họ hiểu rừ cỏc mối quan hệ của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với các nhiệm vụ khác: kinh tế, văn hoỏ, xó hội, đối ngoại, pháp luật... Công việc này càng quan trọng hơn, khi kẻ thù đang tiến công chúng ta bằng một cuộc chiến tổng lực, toàn diện. Sự am tường, tinh nhạy trong nhận diện kẻ thù và phát hiện mọi mưu đồ của chúng là linh cảm của người chỉ huy. Linh cảm đó tác động trực tiếp đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thuộc quyền.

Nội dung cốt lừi của hoạt động chỉ huy là ra quyết định. Khi ra quyết định, người chỉ huy thường bàn bạc cùng tập thể- phát huy dân chủ quân sự trong đơn vị, họ phải biết làm rừ: Vỡ sao cần ra quyết định? Thông tin cần có để ra quyết định là gỡ? Cần đạt mục tiêu nào? Quyết định này nhằm giải quyết vấn đề gỡ? Mục tiờu cần đạt được, mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài cần đạt được? Ai là người thực hiện chớnh? Phối hợp với đơn vị nào? Cần tổ chức lực lượng thành những bộ phận nào, có bao nhiêu dự bị? Vũ khớ, khớ tài, trang thiết bị cần bao nhiêu cơ số? Điều gỡ đặt ra trong nhận thức tư tưởng? Ai chịu trách nhiệm trong từng khâu: tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết? Các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật ra sao?... Đồng thời, biết khơi dậy lũng tự hào dõn tộc, tự hào về truyền thống của quõn đội, của đơn vị, biết hoà mỡnh với quần chỳng, biết làm cho quần chúng tự giác, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ... Việc ra quyết định

chính xác, kịp thời là cơ sở; việc tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động chỉ huy. Để thực hiện các nội dung đó, cần có hai yếu tố cơ bản: con người và phương tiện chỉ huy, trong đó con người bao giờ cũng có vai trũ quyết định đối với việc phát huy tác dụng và hiệu quả của phương tiện, kể cả trong chỉ huy tự động hoá. Vỡ vậy, khoa học chỉ huy phải nghiờn cứu trước hết việc tác động vào con người, thông qua con người để phát huy tác dụng của các phương tiện vật chất kỹ thuật. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: người trước, súng sau, tinh thần của con người cũn mạnh hơn máy móc do chính họ làm ra có ý nghĩa thời sự sõu sắc. Nột đặc thù trong việc ra quyết định của người chỉ huy là mọi quyết định của họ, đặc biệt các quyết định trong chiến đấu, có liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của nhiều người, đến độc lập chủ quyền và tồn vong của đất nước. Cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị phải có tinh thần, ý chí quyết tâm cao, vững vàng về chính trị tư tưởng, công tác tổ chức phải chặt chẽ. Muốn đạt được điều đó phải học tập cả quân sự lẫn chính trị, thực sự văn võ phải song toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có

hại”53. Học chính trị là học tập tinh thần, cốt lõi lý luận chủ

nghĩa Mác- Lênin mà hạt nhân là phép biện chứng duy vật. Mặt khác tinh thần của con người lại phụ thuộc vào vũ khí 53 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6 , Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr 318 .

trang bị mới có thể đánh thắng giặc. Người viết: “Tinh thần của con người phải truyền qua súng, tức là làm sao phải có kỹ thuật giỏi”54.

Chất lượng tư duy chủ yếu tuỳ thuộc vào trỡnh độ kỹ năng vận dụng các phương pháp tư duy của chủ thể. Tuy nhiên, phương pháp tư duy không thể phát huy tác dụng nếu trước đó không có tri thức nguồn, tri thức nền tảng với tính cách là nguyên liệu của tư duy. Phương pháp tư duy chỉ được thể hiện và phát huy tác dụng trong chính quá trỡnh tư duy. Thông qua quá trỡnh tư duy mà phương pháp tư duy được rèn luyện, được phát triển nõng cao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Thực hành sinh ra hiểu biết

Hiểu biết tiến lên lý luận

Lý luận lãnh đạo thực hành”55.

Hiểu biết do thực hành sinh ra. Hiểu biết lại trải qua thực hành mà thành lý luận. Lý luận ấy lại phải dựng vào thực hành... mà cốt nhất là từ lý luận tiến đến thực hành cách mạng. Bởi vậy, nâng cao chất lượng tư duy không thể nào khác là phải rèn luyện nó trong mọi hoàn cảnh, tỡnh huống cụ thể của quỏ trỡnh thực hiện nhiệm vụ. Người cán bộ phải thường 54 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr 4.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH phép biện chứng duy vật và phát triển phương pháp tư duy biện chứng duy vật trong hoạt động thực tiễn quân sự (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w