b) Dùng đoạn dây chiều dài bất kỳ
2.5.4 Phối hợp trở kháng bằng hai dây chêm (double stub)
Phương pháp phối hợp trở kháng bằng một dây chêm tuy đơn giản về mặt nguyên lý hoạt động nhưng khó thực hiện, điều chỉnh do các nguyên nhân sau:
- Điểm mắc dây chêm cách tải một đoạn d, khoảng cách này phải có thể điều chỉnh được tùy theo giá trị của trở kháng tải ZL
Việc thực hiện một tiếp xúc trượt như vậy dễ gây ra sự mất liên tục về trở kháng hoặc tiếp xúc kém.
Để khắc phục các khó khăn trên, người ta dùng phương pháp phối hợp trớ kháng bằng hai dây chêm, đặt cách nhau một đoạn cố định (/8, /4 hoặc 3/8), song song với dây truyền sóng chính : dây chêm số 1 gần tải ( hoặc ngay tại tải), dây chêm số 2 cách dây chêm số 1 một đoạn là /8 hoặc /4 hoặc 3/8 về phía nguồn.
Gọi d là khoảng cách từ dây chêm số 1 đến tải, d12 là khoảng cách giữa hai dây chêm 1 và 2 ( d12 = /8 hoặc /4 hoặc 3/8).
- Nhiệm vụ của dây chêm số 1 là chuyển giá trị dẫn nạp đường dây tại điểm cách tải đoạn d (điểm mắc dây chêm 1) về vị trí trên vòng tròn ảnh của vòng tròn đẳng g= 1 sau phép quay về phía tải một đoạn d12.
- Nhiệm vụ của dây chêm 2 là thêm một lượng điện nạp sao cho điểm dẫn nạp trên vòng tròn g= 1 ( kết quả của phép quay đoạn d12) được dịch chuyển về gốc tọa độ của đồ thị Smith (điểm phối hợp trở kháng).
Ví dụ: Đường truyền sóng chính (không tổn hao) có R0=50, bước sóng , đầu cuối kết thúc bởi tải ZL=(100+j100). Dây chêm 1 chiều dài l1, đầu cuối ngắn mạch, cách tải đoạn d=0.4. Dây chêm 2 chiều dài l2, đầu cuối ngắn mạch, cách chêm 1 đoạn d12=3/8. Xác định l1 và l2 để có phối hợp trở kháng
Cách giải tương tự với lập luận trên, ta có 2 nghiệm: Nghiệm 1: l1=0.373, l2=0.337 (xem hình 2.38, 2.39) Nghiệm 2: l1=0.143, l2=0.058 (xem hình 2.38, 2.39)