lĩnh vực Quản lý tài nguyên nước
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thưch hiện các quy định về quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của Luật Tài nguyên nước. Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV thì Phòng Tài nguyên và Môi trường có các chức năng, nhiệm vụ về quản lý tài nguyên nước như sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tài nguyên nước tại địa phương; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện về bảo vệ tài nguyên nước.
3. Đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm do các hoạt đọng xả nước thải và nguồn nước từ các làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả.
việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
5. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên nước theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước.
7. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên nước và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định của pháp luật.
8. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực quản lý tài nguyên nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
9. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên nước đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã.
10. Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2.2. Các kiến thức hệ thống văn bản pháp luật, kiến thức về chuyên môn phục vụ quản lý tài nguyên nước tại địa phương phục vụ quản lý tài nguyên nước tại địa phương
Để phục vụ nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước ở cấp huyện, các Phòng Tài nguyên và Môi trường cần trang bị cho cán bộ, công chức của mình kiến thức về pháp luật, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài nguyên nước.
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật:
Hiện nay, Cục Quản lý tài nguyên nước đã ban hành tuyển tập hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, tuyển tập này đã được phát cho các Sở Tài nguyên và Môi trường, các Phòng Tài nguyên và Môi trường phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước tại các địa phương.
Tuyển tập các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước bao gồm các văn bản sau:
- Luật số 08/1998/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước;
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 91/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (hiện đã được thay thế bằng Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008);
- Nghị định 162/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
- Quyết định số 67/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 06 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước;
- Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2001;
- Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 21tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc cử Ủy viên thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước;
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 21tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;
- Quyết định số 600/2003/QĐ-BTNMT ngày 8 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và. Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nước (hiện được thay thế bởi Quyết định số 1035/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và. Môi trường);
BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2004 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất;
- Thông tư 02/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, xả nước thải vào nguồn nước;
- Thông tư 05/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước,
Việc thực hiện các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước cần chú ý những sự điều chỉnh và sửa đổi về chức năng quản lý nhà nước trong các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Các kiến thức về tài nguyên nước:
Ngoài hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước, cán bộ quản lý tài nguyên nước cần nắm được các kiến thức liên quan đến tài nguyên nước như tiêu chuẩn chất lượng nước cho các hoạt động khai thác, sử dụng, các tiêu chuẩn đối với nước thải trước khi xả thải vào nguồn nước, các kiến thức cơ bản về nước mưa, nước mặt và nước dưới đất…
Các thông tin, kiến thức về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra.. có thể tra cứu trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý tài nguyên nước tại các địa chỉ sau:
http://www.monre.gov.vn/ http://www.dwrm.gov.vn/
Hiện nay, các tiêu chuẩn về chất lượng nước có thế tra cứu trên internet theo đường dẫn:
http://www.nea.gov.vn/TCVNMT/Tracuu.aspx?IDLoai=5&selection=2
II.3. Hướng dẫn việc thực hiện quản lý tài nguyên nước cho cấp xã:
Hiện nay, thực hiện công tác tham mưu cho chính quyền cấp xã về quản lý tài nguyên nước chỉ có Công chức địa chính - xây dựng làm công tác kiêm nhiệm.
Vì vậy, Phòng Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo chính quyền cấp xã thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Mặt khác, có các hoạt động và chương trình công tác nhằm tập huấn và đào tạo cho cán bộ Công chức địa chính - xây dựng cấp xã các kiến thức về quản lý tài nguyên nước.
Đối với chính quyền cấp xã, chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý tài nguyên nước ở địa phương mình quản lý được quy định trong Luật tài nguyên nước tương tự như chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng trong phạm vi hành chính cấp xã.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước phù hợp với quy định của pháp luật.
Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, Thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định 34/2005/NĐ-CP:
- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 34/2005/NĐ-CP.