2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
2.3. Các nội dung chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Chương III: Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm
Quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp, thanh tra chuyên ngành; thủ tục xử phạt, tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vật vi phạm.
Chương IV: Khiếu nại, tố cáo
Quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt và hành vi chống đối người thi hành công vụ.
Chương V: Điều khoản thi hành
Quy định hiệu lực thi hành và trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định.
2.2. Thông tư 05/2005/TT-BTNMT
Thông tư 05/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trương ban hành ngày 22 tháng 7 năm 2005 hướng dẫn thi hành Nghị định 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 3 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Thông tư gồm 5 chương hướng dẫn chi tiết các nội dung của Nghị định 34/2005/NĐ-CP và ban hành các mẫu biên bản và quyết định được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
2.3. Các nội dung chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nguyên nước
1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được quy định trong Nghị định 34/2005/NĐ-CP bao gồm:
- Vi phạm trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật.
- Vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng, sửa chữa nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Sử dụng giấy phép đã quá hạn.
- Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất.
điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
- Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước. - Các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Các hành vi cụ thể và mức phạt được quy định chi tiết trong Nghị định 34/2005/NĐ-CP từ Điều 8 đến Điều 16; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và mức phạt đối với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được hướng dẫn tại Thông tư 05/2005/TT-BTNMT.
2. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt
2.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của trong Nghị định 34/2005/NĐ-CP:
a. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã: - Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 34/2005/NĐ-CP.
b. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện: - Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 34/2005/NĐ-CP.
c. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh: - Phạt cảnh cáo.
- Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 34/2005/NĐ-CP.
d. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
- Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường và của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 200.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
+ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 34/2005/NĐ-CP.
- Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
+ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 34/2005/NĐ-CP.
- Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 34/2005/NĐ-CP.
2.2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 13 của Nghị định 134/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2.3. Thủ tục và trình tự xử phạt:
Thủ tục và trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo Điều 53, 54, 55, 56,57, 58, 59 và Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
a. Thủ tục đơn giản
Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.
b. Lập biên bản về vi phạm hành chính
- Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.
- Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề
nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.
- Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
c. Quyết định xử phạt
- Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh.
- Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định
hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
- Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
- Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
d. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
- Khi tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề được ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.
- Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
- Khi phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
3. Khiếu nai và tố cáo: thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 của Nghị định 134/2003/NĐ-CP
3.1. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
nước hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
b. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này và tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái các quy định của Nghị định này.
c. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
d. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
3.2. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước lạm dụng quyền hạn để sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc xử phạt vượt thẩm quyền thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3.3. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bài tập tình huống:
Doanh nghiệp K gần Khu công nghiệp tập trung, hoạt động sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu từ năm 2003. Doanh nghiệp xử dụng nguồn nước cấp từ nhà máy cấp nước của KCN cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
đã có hệ thống xử lý nước thải được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước với lưu lượng 1.000 m3/ngày đêm từ năm 2006. Năm 2007 Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và tiến hành xây dựng, lắp đặt 1 dây chuyền sản xuất tương tự dây chuyền sản xuất từ năm 2003. Do mở rộng sản xuất, lượng nước được cung cấp từ nhà máy cấp nước của Khu công nghiệp không đáp ứng được nhu cầu, doanh