Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đề tài “ Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm Thuỷ” doc (Trang 68 - 70)

Với đặc điểm và vị trí của hoạt động tín dụng, để có thể mở rộng một hình thức cho vay nào đó thì bản thân các khoản cho vay theo hình thức đó phải có chất lượng tốt, an toàn và tạo ra nguồn thu cho Ngân hàng. Đồng thời, phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các Phòng ban, các bộ phận trong Ngân hàng. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ, sử dụng thành thạo các ứng dụng của công nghệ Ngân hàng hiện đại.

Thực tế cho thấy, chất lượng của khoản vay cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào các công việc - từ việc chấp hành các cơ chế chính sách đến việc thẩm

định dựán, xét duyệt hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn, thu nợ. Nói chung, mọi đúng sai, thành công hay thất bại của các dựán tín dụng, ngoài nguyên nhân khách quan đều có nhân tố chủ quan của con người với tư cách là chủ thể cho vay gây nên. Đương nhiên, trong đó có yếu tố chủ quan, cốý vì mục đích tư lợi nhưng cũng có những yếu tố do trình độ, do khả năng bất cập của cán bộ Ngân hàng mà chưa thể hoặc không thể làm được.

Trong điều kiện chúng ta đang hội nhập và phát triển, hơn lúc nào hết phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực vì sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoáđất nước nói chung, hiện đại hoá ngành Ngân hàng nói riêng mà trong đó mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn luôn được đặt lên hàng đầu.

Để cóđược một đội ngũ cán bộđạt tiêu chuẩn, Ngân hàng cần thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn bổ sung kiến thức và chuyên môn, cơ chế chếđộ, thể lệ của ngành, liên ngành, đường lối chủ trương của Đảng cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong quá trình đó, gắn lý luận với thực tế, thường xuyên tổ chức các buổi toạđàm, các cán bộ tự nêu những tình huống xảy ra trong quá trình thẩm tra, quản lý khoản vay để cùng thảo luận, đưa ra các phương án xử lý. Qua đó, phát triển các phương thức thích hợp có hiệu quảđúc kết thành kinh nghiệm chung. Đó thực sự là những kiến thức quý giáđể không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ hoàn thiện công nghệ Ngân hàng.

Bồi dưỡng cán bộ tín dụng làm công tác cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷ là một quá trình liên tục và lâu dài không thể giải quyết một sớm một chiều vìđây là hình thức cho vay khá mới ở nước ta. Tuy nhiên, Ngân hàng cần có qui hoạch và những bứơc đi cụ thểđểđào tạo vàđào tạo lại cán bộ. Trước mắt, Ngân hàng cần tiêu chuẩn hoá cán bộđể có chính sách tuyển chọn, đào tạo và bố trí sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ hiện có phù hợp với yêu cầu của từng công việc nói chung, của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm.

Như vậy, trong hoạt động tín dụng sẽ hạn chế bớt được những rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ Ngân hàng, tình hình nợ quá hạn giảm thấp, chất lượng tín dụng được nâng cao, góp phần mở rộng qui mô hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm Thuỷ” doc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w