Đánh giá khái quát thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No &

Một phần của tài liệu Đề tài “ Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm Thuỷ” doc (Trang 57 - 65)

hàng No & PTNT Cẩm thuỷ.

2.3.1. Thành tựu đạt được

Sau gần 20 năm hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Ngân hàng No & PTNT Cẩm Thuỷ vẫn luôn khẳng định được vị thế của

Ngân hàng trên địa bàn với những kết quả và những thành tích rất đáng khích lệ. Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực phấn đấu trở thành một đơn vị tiêu biểu về mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng mấy năm gần đây ngày càng được nâng cao, Cụ thể những kết quảđó là:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng ngày càng cao.

Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷ ngày càng tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ. Năm 2003, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 2784 triệu đồng chiếm 0,16% tổng doanh số cho vay, năm 2004 đạt 3702,3 trđ chiếm 0,21% tổng doanh số cho vay và năm 2005 doanh số này đạt 16800 triệu đồng chiếm 0,7% doanh số cho vay. Đó là những con số chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Cho vay tiêu dùng đã vàđang trở thành một trong những loại hình tín dụng chủ yếu của Ngân hàng nhằm đa dạng hoạt động, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần cho Ngân hàng.

- Chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng ngày càng tốt:

Cùng với quy mô và tốc độ tăng trưởng không ngừng thì chất lượng tín dụng của các khoản cho vay tiêu dùng cũng được nâng cao và tốt lên rất nhiều. Thực tế là tình hình thu nợ của các khoản cho vay này ngày càng tăng. Năm 2003 doanh số thu nợđạt 2584 trđ chiếm 0,26% tổng doanh số thu nợ, năm 2004 đạt 3799,2 trđ chiếm 0,24% tổng doanh số thu nợ vàđến năm 2005 doanh số này đạt 6400 trđ chiếm 0,32% tổng doanh số thu nợ. Nợ quá hạn có xu hướng ngày càng giảm và cho đến nay gần như không có nợ quá hạn ở Ngân hàng. Như vậy, chứng tỏ chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay tiêu dùng nói riêng của Ngân hàng rất cao. Đây là một trong những nỗ lực rất lớn của cả một thể các cán bộ tín dụng trong Ngân hàng, khẳng định vị thế của Ngân hàng trên thị trường và trong toàn hệ thống.

- Thị trường ngày càng được mở rộng, khách hàng ngày càng đa dạng. Chính sự tăng trưởng không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã chứng tỏđược Ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách

hàng, thị trường của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, đặc biệt làđối với thị trường người tiêu dùng rộng lớn trên địa bàn Cẩm thuỷ. Đây là một hướng phát triển hoàn toàn đúng đắn.

Đồng thời, việc mở ra một thị trường mới cũng đồng nghĩa với sựđa dạng hoáđối tượng khách hàng, giúp cho Ngân hàng tránh được rủi ro khi tập trung qua mức vào một nhóm khách hàng truyền thống, tạo nên tính năng động và linh hoạt trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đây là một mục tiêu quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi các Ngân hàng cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt và khốc liệt.

- Phát triển cho vay tiêu dùng đã mang lại hiệu quả kinh tếđối với người tiêu dùng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Việc khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ hàng hoáđã tạo động lực rất to lớn cho các ngành sản xuất và cho bản thân các Ngân hàng thương mại, bởi vì một lý do rất đơn giản là khi các Nhà sản xuất tiêu thụđược hàng hoá thì khả năng trả nợ các khoản vay Ngân hàng - vay khi tiến hành sản xuất kinh doanh là rất lớn. Đồng thời, nó còn nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần thực hiện chủ trương kích cầu của Nhà nước, mở rộng sản xuất, mở rộng tiêu dùng.

Đạt được những kết quả và mục tiêu nêu trên, Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷđã thực hiện các biện pháp sau:

- Thứ nhất: Trong quan hệ tín dụng với cá nhân, người tiêu dùng, Ngân hàng đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời đến khách hàng nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc tín dụng.

- Thứ hai: Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác thẩm định trước khi cho vay và làm tốt công tác kiểm soát sau khi cho vay, từđó phân loại khách hàng nhằm có chính sách phù hợp, đáp ứng hiệu quả kinh doanh, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thứ ba: Ngân hàng có chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng khách hàng nhằm tăng cường sức cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng khác, thu hút khách hàng. Ngân hàng luôn tiếp cận với các cá nhân người tiêu dùng là những

khách hàng có uy tín, có khả năng thanh toán, có thu nhập ổn định. Chủđộng thường xuyên làm tốt công tác tiếp thịđể năm bắt được yêu cầu của thị trường, nhu cầu vốn của các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, người tiêu dùng vàđộng thái của các tổ chức tín dụng khác.

- Thứ tư:Đạt được kết quảđó phải kểđến công tác tổ chức vàđào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Phát huy thế mạnh của một Chi nhánh có truyền thống công tác, năng động và rất nhiệt tình với công việc.

2.3.2. Những hạn chế trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT Cẩm Thủy.

Bên cạnh những kết quảđạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng vẫn còn không ít những hạn chế cần khắc phục và cần có những giải pháp thích đáng nhằm mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng. Những hạn chếđó là:

- Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng còn nhỏ, chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

So với thực tế doanh số cho vay, dư nợ của hoạt động tín dụng nói chung toàn Ngân hàng thì doanh số cho vay, dư nợ của cho vay tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2003 dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 0,18% tổng dư nợ cho vay; năm 2004 chiếm 0,14% tổng dư nợ cho vay; năm 2005 chiếm 0,5% tổng dư nợ cho vay. Mặc dù có sự tăng trưởng về quy mô lẫn tốc độ nhưng với một tỷ trọng và quy mô bé nhỏ như trên thì hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng cần được mở rộng hơn nữa nhằm khẳng định vị trí của cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng và tạo nên sự cân đối trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng.

- Lợi nhuận mà hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại không đáng kể.

Trên thực tế với doanh số cho vay nhỏ bé của mình - hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận rất ít cho Ngân hàng.

Hiện tại, Ngân hàng dường như chỉ thực hiện cho vay tiêu dùng như là một sản phẩm nhằm đa dạng hóa hoạt động, thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng đối với cá nhân người tiêu dùng như là một hoạt động nhằm tăng cường mối

quan hệ với khách hàng. Trong khi đối với một Ngân hàng hiện đại thì cho vay tiêu dùng phải là hoạt động tạo ra một khoản thu nhập khổng lồ, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Chính vì vậy mà Ngân hàng cần phải mở rộng hơn nữa loại hình cho vay này, phát triển nó trở thành một trong những loại hình cho vay đạt hiệu quả cao.

- Số lượng khách hàng là cá nhân người tiêu dùng có quan hệ với Ngân hàng rất ít và kháđơn điệu

Đối tượng khách hàng vay tiêu dùng của Ngân hàng chủ yếu là ba đối tượng: Giáo viên, lực lượng cán bộ công nhân viên ngành công an, và cán bộ viên chức có thu nhập ổn định. Như vậy, với ba đối tượng trên thì thị trường cho vay của Ngân hàng không được mở rộng bởi có một bộ phận lớn những người tiêu dùng không thuộc ba đối tượng trên và họ cũng có thu nhập cao và kháổn định. Nếu như Ngân hàng nào cũng loại trừ họ thì sẽ bỏ phíđi những món vay tiêu dùng có chất lượng tốt. Vì vậy, Ngân hàng cần mở rộng thị trưởng cho vay đối với tất cả các đối tượng người tiêu dùng cá khả năng thanh toán và an toàn tín dụng cho Ngân hàng.

- Quy trình tín dụng còn rườm rà, thời gian thẩm định kéo dài làm cho khách hàng có nhu cầu nhiều khi mất đi cơ hội mua hàng hoá tốt.

Những hạn chế trên là do các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất: Về phía Chính phủ:

Chính phủ ban hành pháp luật về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng còn chậm trễ và không đồng bộ. Thực tế lâu nay những văn bản chi tiết và hướng dẫn thi hành đều rất chậm chễ, nhiều khi chúng còn chồng chéo nhau làm cho các Ngân hàng không biết phải thực hiện theo văn bản nào. Điều này gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng.

- Thứ hai: Về phía Ngân hàng, có rất nhiều lý do cho hạn chế này từ phía Ngân hàng như:

+ Truyền thống của Ngân hàng là xây dựng cho mình một hướng đi chủđạo là chúý tập trung quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp quốc doanh, các ngành

mũi nhọn của nền kinh tế... Còn đối với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là người tiêu dùng Ngân hàng cũng đề ra kế hoạch mở rộng tín dụng đối với các thành phần này nhưng do nhiều khó khăn vướng mắc nên Ngân hàng chỉ thực hiện cho vay với một sốđối tượng có thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán tốt.

+ Ngân hàng chưa có một chiến lược Marketing Ngân hàng hiệu quả, biểu hiện:

 Chính sách giá cả chưa linh hoạt: Chính sách lãi suất của Ngân hàng chưa linh hoạt theo đối tượng khách hàng, theo mức vay vốn, theo thời hạn. Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước được vay với mức lãi suất ưu đãi, doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì vay vốn với mức lãi suất trên thị trường, còn cá nhân người tiêu dùng thì vay vốn với mức lãi suất khá cao, từ 8,85%/tháng đến 0,9%/tháng.

 Chính sách sản phẩm chưa hấp dẫn, chưa thực sự lôi kéo được khách hàng:

. Chưa có dịch vụđi kèm khi cấp tín dụng.

. Phương thức cho vay của Ngân hàng còn hạn chế, chỉ thực hiện vài phương thức chủ yếu: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, còn các phương thức khác chưa được sử dụng hoặc có thì còn rất hạn chế. Điều này chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế cũng như người tiêu dùng. Chính vì vậy mà số lượng cá nhân người tiêu dùng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng còn hạn chế.

. Chính sách khách hàng của Ngân hàng không hấp dẫn, chỉ bó hẹp ở các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, chưa có chính sách khách hàng cụ thểđối với cho vay tiêu dùng.

- Thứ ba: Về phía khách hàng:

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng là rất lớn. Nguồn bảo đảm chính của Ngân hàng là thu nhập trong tương lai của khách hàng nhưng các nguồn thu nhập này lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện khách quan và chủ quan từ phía khách hàng nhưốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, ý chí trả nợ... điều này làm

cho rủi ro từ loại hình tín dụng tiêu dùng cao hơn các loại hình tín dụng khác của Ngân hàng rất nhiều. Đồng thời, mặt bằng thu nhập của dân cư nước ta còn thấp cũng làm hạn chếđi khả năng mua sắm và tiêu dùng của dân cư.

Như vậy, những vướng mắc trong quan hệ tín dụng tiêu dùng giữa Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷ và cá nhân người tiêu dùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Vì vậy, nhiệm vụ lúc này là phải tìm ra các giải pháp đúng đắn và hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đưa hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Cẩm thuỷ ngày càng được mở rộng, tạo được ích lợi hơn nữa cho bản thân Ngân hàng, cho người tiêu dùng, cho nền kinh tế và cho toàn xã hội.

CHƯƠNG III:GIẢIPHÁPVÀKIẾNNGHỊĐỂMỞRỘNG

CHOVAYTIÊUDÙNGTẠI NGÂNHÀNG NO&PTNT HUYỆN CẨMTHUỶ

3.1. Mục tiêu vàđịnh hướng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷ trong những năm tới .

Trên cơ sở chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch màNgân hàng No & PTNTViệt Nam giao cho các Chi nhánh. Xét điều kiện kinh doanh đặc thù trên địa bàn,

những khó khăn sẽ gặp và những thuận lợi mà Ngân hàng cóđược, Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm thuỷđãđưa ra định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng( bao gồm cả hoạt động cho vay tiêu dùng) nhằm phát huy tốt thành tựu đạt được, khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn, đưa hoạt động ngân hàng tăng trưởng vững vàng trong năm 2006 và những năm tới.

3.1.1. Những định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm Thuỷ trong những năm tới .

Mục tiêu hoạt động chủđạo trong thời gian tới của Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm thuỷ là hướng tới khách hàng. Quá trình thực hiện mục tiêu này sẽ là quá trình tiếp tục cải tổ và tăng cường cơ cấu quản trị, kiểm soát điều hành, phát triển công tác tiếp thị một cách hữu hiệu trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, tạo sự tin cậy của khách hàng với Ngân hàng.

Với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí của Ban lãnh đạo, của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm thuỷ quyết tâm thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn huy động là 770 tỷ, tăng trưởng 60% so với năm trước. Đặc biệt, quan tâm đến việc huy động vốn trung và dài hạn tạo tiền đềđể mở rộng đầu tư tín dụng trung và dài hạn, chủđộng cân đối nguồn vốn tại Ngân hàng - nhất là nguồn vốn ngoại tệ.

- Phấn đấu tăng mức dư nợ tín dụng lành mạnh hàng năm ít nhất là 40%, phấn đấu nâng dư nợ trung và dài hạn chiếm 40% tổng dư nợ.

- Chấn chỉnh và xử lý những tồn tại trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định và quản lý cho vay, đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thu hồi những khoản nợ quá hạn và lãi treo.

- Nợ quá hạn là 0,001% - Quỹ thu nhập: 10 tỷ

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tác nghiệp.

- Tiếp tục phát triển, đổi mới hiện đại công nghệ thông tin Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm Thuỷ” doc (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w