Những kết quảđạt được.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHĐT & PTVN docx (Trang 36 - 40)

IV- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

2.3.1. Những kết quảđạt được.

Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam được thể hiện qua hai mặt: Tình hình sử dụng và tình hình nợ quá hạn. Hai mặt này có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng.

Bảng 2.7: Bảng cơ cấu tín dụng ( đơn vị: tỷđồng ) ST T Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2005 31/12/2006Thực hiện TT so với 2005 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Theo kỳ hạn Ngắn hạn 2.156 38% 2.450 41% 294 14% Trung dài hạn TM 3.050 54% 3.147 53% 97 3% KHNN 468 8% 321 6% -147 31%- 2 Theo thành phần

Ngoài quốc doanh 751 13% 1.205 20% 454 60%

Quốc doanh 4.923 87% 4.713 80% -210 -4% 3 Theo TSĐB nợ vay Có TSĐB 2.837 50% 2.663 45% -174 -6% Không TSĐB 2.837 50% 3.255 55% 418 15% 4

Theo loại tiền

VND 2.002 35% 2.772 47% 770 38%

Ngoại tệ 3.672 65% 3.146 53% -526 14%-

Tổng dư nợ 5.674 100% 5.918 100% 244 4%

Nguồn báo cáo thường niên của SGD Ngân hàng ĐT&PT VN 2.3.1.1. Về công tác nguồn vốn:

a) Huy động vốn:

Tính đến thời điểm 31/12/2006, tổng nguồn vốn của toàn Sở giao dịch đạt 14.395 tỷđồng tăng 3.743 tỷđồng (tăng 35%) so với năm 2005, chiếm 6,21% thị phần trên địa bàn.

-Sở giao dịch đã giữ vững nền tảng các khách hàng tổ chức kinh tế, định chế tài chính truyền thống ( Ngân hàng phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng công ty dầu khí…), đồng thời đẩy mạnh huy động vốn từ các khách hàng mới tiềm năng như tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tổng công ty viễn thông quân đội, Tổng công ty Xi măng VN, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng công ty Vinacomex, Tập đoàn Than và Khoáng

sản VN, công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí, tổng công ty Viễn thông điện lực, công ty Quản lý Quỹđầu tư Bảo Việt, công ty bảo hiểm BIDV…

- Với mạng lưới được mở rộng bao gồm 3 phòng giao dịch và 13 điểm giao dịch, huy động vốn dân cưđạt 3.998 tỷđồng chiếm tỷ trọng 28% tổng nguồn huy động.

- Tích cực đẩy mạnh tiền gửi thanh toán, nâng số dư tiền gửi thanh toán bình quân lên 2.000 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 18% tổng nguồn vốn huy dộng của toàn Sở giao dịch, tăng 800 tỷđồng so với cuối năm 2005.

b)Cơ cấu, chất lượng nguồn vốn.

- Về cơ cấu, huy động VNĐ chiếm 85% tổng nguồn vốn, huy động trung dài hạn ổn định ở mức 44% và huy động tổ chức bằng 72% tổng nguồn vốn. Sở giao dich đã cải thiện cơ bản tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn, góp phần giảm chi phí huy động (chi phíđầu vào), tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

c) Điều hành nguồn vốn:

- Công tác điều hành lãi suất được thực hiện một cách khoa học đảm bảo lãi suất tiền gửi, tiền vay hợp lý, có xu hướng tích cực vừa giữđược khách hàng, vừa tăng lợi nhuận hoạt động trong điều kiện cạnh tranh chủ yếu bằng lãi suất và phát triển mạng lưới như hiện nay.

- Triển khai hiệu quả huy động trái phiếu tăng vốn đợt II/2006, CCTG USD kỳ hạn 3-5 năm, trái phiếu dài hạn VNĐ kỳ hạn 3-5 năm đợt I/2006, kỳ phiếu ngắn hạn đợt I/2006 , CCTG dài hạn USD đợt I/2006 , tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm tiền gửi lãi suất phân tầng, tiết kiệm bậc thang USD ngắn hạn, tiết kiệm rút dần theo đúng chỉđạo của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; thanh toán chính xác, an toàn gốc và lãi trái phiếu đợt 3/2001; thực hiện triển khai thíđiểm cơ chếđịnh giá chuyển vốn nội bộ ( FTP ) theo hướng dẫn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

- Chủđộng tiếp cận, giữ vững quan hệ và vận động khách hàng đầu tư tiền gửi mới, tiếp tục đầu tư tiền gửi khi đến hạn, đặc biệt chú trọng đối tượng khách hàng tiềm năng là các tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

2.3.1.2. Công tác xử lý nợ xấu vàđiều hành tín dụng.

Hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch bám sát mục tiêu tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các nghiệp vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được hội sở chính giao, dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2006 đạt 5.918 tỷđồng, tăng 244 tỷđồng ( tăng 4% ) so với năm 2005 vàđạt 99% giới hạn tín dụng được giao, chiếm 5,09% thị phần tín dụng trên địa bàn.

a) Về cơ cấu tín dụng và giới hạn tín dụng:

Sở giao dịch chấp hành nghiêm túc giới hạn tín dụng theo phê duyệt của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và thực hiện nghiêm túc phân cấp ủy quyền của tổng giám đốc cho giám đốc đơn vị.

b) Về chất lượng tín dụng, công tác phân loại nợ, xử lý nợ:

- Nợ quá hạn (không tính nợ khoanh, CXL, UTĐT) tính đến 31/12/2006 là 48,08 tỷđồng, chiếm 0,81% tổng dư nợ. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn thương mại 28,882 tỷđồng, nợ quá hạn trung dài hạn thương mại 17,413 tỷđồng và nợ quá hạn KHNN 1,78 tỷđồng.

- Thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. Kết quả phân loại nợđến 31/12/2006 của Sở giao dịch:

Theo điều 6 quyết định 493: + Nợ nhóm 1 , 2 là 5.814 tỷđồng.

+ Nợ nhóm 3, 4, 5 là 104,13 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 1,76% tổng dư nợ, giảm 143,41 tỷđồng (giảm 58%) so với thời điểm cao nhất tháng 12/2005 do

chuyển nhóm nợ và chi nhánh tích cực thu nợ xấu nội bảng theo kế hoạch được giao.

Theo điều 7 quyết định 493: + Nợ nhóm 1, 2 là 5.510 tỷđồng.

+ Nợ nhóm 3, 4, 5 là 408,14 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 6,90% tổng dư nợ. - Tình hình thu nợ:

+ Thu nợ xấu nội bảng: Lũy kế giảm nợ xấu 143,41 tỷđồng do chuyển nhóm nợ (công ty cổ phần lắp máy và xây dựng Hà Nội, công ty liên doanh công trình hữu nghị, tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam) và thu nợ xấu của Sở giao dịch trong năm 2006 là 104.066,4 triệu đồng, trong đó có các đơn vị: công ty cổ phần Lilama Hà Nội (39.534,5 triệu đồng), công ty thương mại XNK Hà Nội (791,6 triệu đồng), công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 (700 triệu đồng), công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp (2.792,3 triệu đồng) , công ty CTGT 810 (5.645 triệu đồng),công ty CP Da giầy xuất khẩu Hà Nội (1.050 triệu đồng), công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Nội (1.012 triệu đồng), công ty TNHH NN MTV Dệt 8/3 (35,482 triệu đồng), công ty liên doanh công trình Hưu Nghị (1040 triệu đồng)...

+ Thu nợ ngoại bảng: Lũy kế thu nợ và lãi từđầu năm là 11,01 tỷđồng, trong đó có 120 triệu đồng của công ty kỹ thuật điện thông, hơn 5 tỷđồng của Tổng công ty Thủy Lợi I, thu 284 triệu đồng gốc và 50,57 triệu đồng tiền lãi của công ty 842,90 triệu đồng của công ty 230; 5.314 triệu đồng của công ty 128, 150 triệu đồng của Tổng công ty Cà phê Việt Nam, hoàn thành 130% kế hoạch thu nợ ngoại bảng được giao.

- Xây dựng phương án xử lý nợ xấu theo chỉđạo của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam trong Công văn số 7404/CV- QLTD 4 và Công văn số 8141/CV-QLTD 4 tại thời điểm 30/12/2005 và 30/06/2006 đảm bảo chất lượng vàđúng thời hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHĐT & PTVN docx (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w