nhánh Nam Hà Nội.
Rà soát đánh giá chính xác khách hàng và thực hiện phân loại nợ (theo TT02): định kỳ hàng quý thực hiện rà soát đánh giá khách hàng trong đó đặc biệt tập trung vào nhóm khách hàng thuộc cấu phần nợ xấu, khách hàng có ngành nghề, lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro (Sắt thép, bất động sản, vận tải thủy ....) theo cảnh báo của Hội sở chính để phân loại và đề xuất hướng xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu phát sinh nợ xấu, lãi treo.
Đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính gặp khó khăn nhưng có khả năng duy trì và phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh: Chi nhánh tiếp tục xem xét và thực hiện các giải pháp để tháo gỡ sản xuất - thị trường, hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đối với những khách hàng thực sự khó khăn không có khả năng duy trì, phục hồi sản xuất và đặc biệt không tích cực hợp tác với ngân hàng, Chi nhánh quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý nợ vay như yêu cầu trả nợ vay, xử lý tài sản bảo đảm và khởi kiện khách hàng nếu cần thiết; đồng thời với đó Chi nhánh cũng báo cáo đề xuất Hội sở chính xem xét xử lý rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Thu hồi nợ ngoại bảng: Tập trung toàn lực, chỉ đạo sát sao, quyết liệt đẩy nhanh và mạnh tiến độ tận thu nợ hạch toán ngoại bảng. Khẩn trương đánh giá thực trạng từng khoản nợ, có biện pháp thu hồi nợ phù hợp, quyết
liệt tận thu hồi tối đa nợ hạch toán ngoại bảng.
Cụ thể: xem xét miễn, giảm một phần lãi hoặc toàn bộ lãi để tạo động lực cho khách hàng trả hết nợ gốc hoặc phần nợ lãi không được miễn; quyết liệt trong việc xử lý tài sản đảm bảo bằng các biện pháp phù hợp với từng khoản nợ cần xử lý, rà soát các khoản nợ đang thực hiện biện pháp khởi kiện, thi hành án, đồng thời xem xét lựa chọn các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp để khắc phục khó khăn, dần ổn định sản xuất kinh doanh, tạo nguồn trả nợ ngân hàng, tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu nợ...
3.2. GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI