7. Ket cấu của luận văn
1.2.3 Vai trò của việc quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp
Quyết định cấp tín dụng trong quy trình tín dụng KH nói chung và quy trình tín dụng doanh nghiệp nói riêng đều giữ vai trò then chốt và là khâu quyết định đến việc thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng đồng thời tạo nên lợi nhuận hoặc rủi ro cho Ngân hàng. Sở dĩ như vậy bởi vì thông qua quyết định cấp tín dụng, NH có thể đạt được lợi ích từ việc khai thác các tiềm năng trong suốt quá trình quan hệ tín dụng như: lợi nhuận từ cho vay, thu phí từ hoạt động cung cấp dịch vụ, huy động tiền gửi... Tuy nhiên, việc quyết định cấp tín dụng không chính xác đối với khách hàng doanh nghiệp cũng có thể đem lại các rủi ro như: không có khả năng thu hồi nợ vay, trở thành nợ xấu, tổn hại đến lợi nhuận và uy tín của Ngân hàng. Do đó, quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quy trình cấp tín dụng mà quyền quyết định thuộc về cấp có thẩm quyền tương ứng tại Ngân hàng. Để quyết định cấp tín dụng được chính xác nhất thì các bước trong quy trình đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cũng như kiểm soát việc thực hiện các thỏa thuận, cam kết trong quy trình cấp tín dụng. Đặc biệt trong đó việc thu thập thông tin và phân tích, đánh giá các nhân tố của doanh nghiệp trong bước phân tích tín dụng có ảnh hưởng lớn đến quyết định cấp tín dụng. Bước phân tích tín dụng giúp Ngân hàng có thể tìm hiểu tìm hiểu về KH để xác định chính xác tình trạng hiện tại cũng như tiềm năng trả nợ trong tương lai của KH. Trong bước này, NH thay thế những cảm nhận chủ quan về doanh nghiệp bằng những lý lẽ khoa học dựa trên cơ sở nghiên cứu cẩn trọng các mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc thu thập thông tin và phân tích, đánh giá các nhân tố của doanh nghiệp vừa giúp NH sàng lọc, loại bỏ những DN xấu, nhiều rủi ro, đồng thời giúp NH có những biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, định giá các khoản tín dụng.
Vai trò to lớn nữa của Quyết định cấp tín dụng trong quy trình tín dụng DN là việc xem xét đánh giá tình hình hoạt động và nhu cầu tín dụng của DN để đưa ra các thỏa thuận phù hợp nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho DN trong hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như đưa ra các thỏa thuận mà DN cam kết thực hiện để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong quy trình tín dụng.
Vì thế, có thể thấy rằng quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trọng quy trình tín dụng doanh nghiệp và để đưa ra quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp chính xác thì NH cần phải đánh giá các nhân tố cơ bản trong việc phân tích tín dụng.
1.2.4Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng doanh nghiệp 1.2.4.1 Tư cách doanh nghiệp
a. Thẩm định tư cách DN: trên cơ sở hồ sơ do DN cung cấp, NH sẽ tìm hiểu xem DN có đủ tư cách pháp lý để hoạt động và kinh doanh hay không. DN có chứng nhận của cơ quan quản lý Nhà nước, có tài sản riêng và có được toàn quyền quyết định về tài sản của mình hay không. DN có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý, có quyền tự quyết như đã đăng ký với cơ quan Nhà nước, có trụ sở và con dấu riêng hay không...
b. Đánh giá uy tín, năng lực của người đại diện DN: cần tìm hiểu rõ về người đại diện pháp nhân trên các khía cạnh về tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, uy tín trong quan hệ với các DN đối tác cũng như các NH.
c. Xem xét lịch sử hình thành và phát triển của DN để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng cũng như cơ hội cạnh tranh của DN trong ngành.
1.2.4.2 Điều kiện kinh doanh của DN
Điều kiện kinh doanh là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Để phân tích, đánh giá điều kiện kinh doanh của DN, NH thường đánh giá qua các yếu tố sau:
NH đánh giá xu hướng biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế dựa vào sự tăng trưởng GDP. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, GDP cao thì rất nhiều cơ hội để các DN phát triển kinh doanh, vì vậy mong muốn vay vốn NH để mở rộng hoạt động hoặc đầu tư là hoàn toàn hợp lý. Còn nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, điều kiện kinh doanh trở nên khó khăn thì NH phải cân
nhắc nhiều hơn đến động cơ vay vốn NH của các DN có thể không xuất phát từ việc đầu tu sản xuất mà chỉ đơn thuần là vay vốn để có thể tồn tại.
NH đánh giá điều kiện kinh doanh của DN qua sự biến động của các ngành kinh doanh khác. Đó là sự biến động trong từng ngành và sự chuyển đổi cơ cấu giữa các ngành với nhau.
Sự thay đổi của các chính sách kinh tế cũng ảnh huởng đến điều kiện kinh doanh của DN. Khi chính sách thay đổi theo chiều huớng có lợi cho các DN nhu: nền kinh tế mở cửa, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, uu tiên ngành nghề kinh doanh.. .thì hiển nhiên DN sẽ có điều kiện kinh doanh tốt hơn. Nguợc lại, nếu Nhà nuớc thắt chặt các chính sách kinh tế thì các DN sẽ gặp khó khăn đang kể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.4.3 Tài chính doanh nghiệp
a. Mức độ tin cậy của các BCTC
Truớc khi tiến hành thẩm định tín dụng tài chính doanh nghiệp, cán bộ thẩm định phải tiến hành thẩm định mức độ tin cậy của các BCTC do DN cung cấp. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các BCTC trên các phuơng diện nhu: giá trị pháp lý, sự phù hợp của số liệu, chế độ kế toán và phuơng pháp kế toán áp dụng có tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật không. Sau các buớc đánh giá sơ bộ, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể hơn bằng việc so sánh đối chiếu các dữ liệu trong các BCTC, tính chính xác của các dữ liệu và mức độ phù hợp của các con số trong từng BCTC. Cán bộ tín dụng có thể sử dụng thêm các thông tin thu thập từ điều tra thực địa, dữ liệu Trung tâm thông tin tín dụng- Credit information center (CIC), cơ quan thuế cũng nhu xem xét đến các báo cáo trên đã đuợc kiểm định bởi một công ty kiểm toán uy tín hay chua. Sau khi đã xác minh các thông tin mà DN cung cấp là chính xác, các nội dung trong BCTC mới tiếp tục đuợc thẩm định.
b. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
Bảng cân đối kế toán là một tu liệu rất quan trọng có thể phản ánh đuợc loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ của từng DN. Các yếu tố quan trọng cần
thẩm định khi xem xét BCĐKT của DN thường là các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn và sự biến động của chúng. Tiếp theo, khi đã đánh giá tổng quát, cán bộ tín dụng sẽ đi sâu vào phân tích một vài khoản mục nổi bật như:
• Các khoản mục tài sản:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: là một tiêu chí quan trọng giúp DN chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng trả nợ trong trường hợp cần thiết. Các điểm cần lưu ý khi thẩm định tài khoản này như: phương thức tiêu thụ, chính sách thanh toán, khả năng quản lý...
- Hàng tồn kho (HTK): chỉ tiêu này cũng góp một phần trong việc cảnh báo tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Các điểm cần lưu ý khi thẩm định HTK có thể kể đến như: yếu tố mùa vụ, khả năng ẩn dấu kết quả kinh doanh kém vào HTK, chính sách tồn kho của từng DN, cơ cấu HTK.;
- Tài khoản phải thu: các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà DN bị đối tác chiếm dụng, quy mô tính chất khoản phải thu cũng tùy từng loại hình kinh doanh mà khác nhau. Để kiểm định chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng thường thu thập các thông tin về chính sách bán hàng hiện tại của doanh nghiệp, kiểm tra kỳ thu nợ của DN cũng như tìm hiểu nguyên do tại sao DN chưa thể thu được các khoản công nợ lớn, kéo dài;
- Tài khoản Tài sản cố định (TSCĐ): Cán bộ tín dụng phải đánh giá về cơ cấu TSCĐ của DN, xem xét mức độ phù hợp tỷ trọng TSCĐ/tổng tài sản có phù hợp với loại hình kinh doanh và quy mô hoạt động của DN hay không hoặc các lý do tăng/giảm TSCĐ bất thường và sự thay đổi này có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của DN hay không.
• Các khoản mục Nguồn vốn:
- Tài khoản Nợ phải trả: việc gia tăng tài khoản nợ phải trả đối với DN mà nói sẽ giảm bớt áp lực và chi phí đi vay từ Ngân hàng khi các khoản này là phần DN chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp hoặc bên mua ứng trước. Tuy nhiên, việc tăng quá mức các khoản phải trả và kéo dài kỳ hạn trả nợ cũng có thể là dấu hiệu xấu về khả năng thanh toán của DN. Cán bộ tín dụng cần phải xác minh chi tiết danh sách
các chủ nợ hiện tại của DN, tuổi nợ.. .từ đó liên hệ với kết quả SXKD của DN hoặc phân tích các yếu tố phi tài chính nhu khả năng cạnh tranh, thị truờng đầu vào, mối quan hệ trong ngành của DN.;
- Tài khoản Vốn chủ sở hữu (VCSH): là một số liệu quan trọng phản ánh việc tự chủ tài chính của DN. Để xác định tính thực chất của tài khoản này, cán bộ tín dụng sẽ phải xác định các vấn đề sau: Vốn điều lệ công ty đã góp, hình thức góp; tra cứu thông tin CIC của các thành viên góp vốn, thông tin vay nợ từng thành viên; các quỹ này có đuợc sử dụng lâu dài không và thực chất vốn chủ sở hữu tham gia là bao nhiêu, DN có kế hoạch tăng vốn trong tuơng lai hay không.
c. Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD)
BCKQKD cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của DN và cho phép dự tính khả năng hoạt động của DN trong tuơng lai. Qua việc thẩm định BCKQKD có thể cho thấy DN đang làm ăn hiệu quả hay không, có khả năng trả nợ NH hay không. Các yếu tố cần thẩm định chi tiết đối với BCKQKD nhu sau:
- Doanh thu: cẩn phân tích cơ cấu doanh thu, mức tăng và tốc độ tăng qua các năm. Thông qua báo cáo thuế, cán bộ tín dụng so sánh đối chiếu với tình hình hoạt động thực tế của DN. Khi có dấu hiệu bất thuờng, nghi ngờ DN ghi tăng doanh thu hoặc giảm chi phí, cần xem xét ngay đến các truờng hợp gian lận mà DN có thể sử dụng nhu: chuyển doanh thu cho các công ty con, làm khống hóa đơn, ghi tăng các chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí luơng, quản lý; khấu hao), thay đổi phuơng pháp hạch toán HTK.;
- Lợi nhuận: là mục tiêu tối thuợng của chủ đầu tu, chủ DN; là chỉ tiêu đuợc đánh giá trọng yếu nhất trong mọi hoạt động phân tích tài chính. Chính vì vậy, con số này hay đuợc áp dụng các chính sách, thủ thuật đặc biệt để thành các số liệu khác nhau tùy vào mục đích của DN. Vấn đề mà các cán bộ tín dụng cần quan tâm đó là mức độ xác thực giữa báo cáo thuế và báo cáo điều hành doanh nghiệp là bao nhiêu.
d. Báo cáo luu chuyển tiền tệ (BCLCTT)
một kỳ ngắn. Nó giải thích sự thay đổi dòng tiền của DN, cho biết khả năng chi trả của DN. Đối với NH, phân tích dòng tiền có ý nghĩa quan trọng vì cuối cùng chỉ có tiền mới đảm bảo cho thanh toán.
e. Các hệ số tài chính
Các chỉ tiêu chính để phân tích tài chính doanh nghiệp có thể chia làm bốn nhóm nhu sau:
• Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành:
Tỷ số thanh toán hiện hành = tài sản lưu động/nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho thấy DN có đủ tài sản luu động có thể chuyển đổi ra tiền trong thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này nằm trong khoảng từ 1 đến 2, nếu nhỏ hơn 1 doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn.
Tuy nhiên việc phân tích chỉ số này chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh đuợc cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của công ty, vì thế các chỉ số này phải đuợc xem xét liên tục và phải đuợc xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó nhu từ hoạt động kinh doanh, môi truờng kinh tế, yếu kém trong tổ chức, quản lý của doanh nghiệp; các nguyên nhân, yếu tố trên mang tính tạm thời hay dài hạn, khả năng khắc phục của DN, biện pháp khắc phục có khả thi hay không.
Một vấn đề nữa khi đánh giá khả năng thanh toán nợ của DN qua phân tích tỷ số cần loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, các khoản tồn kho chậm luân chuyển trong tài sản luu động (TSLĐ) của công ty. Và nhu vậy, hệ số thanh toán nhanh tăng không có nghĩa khả năng thanh toán của DN đuợc cải thiện nếu ta chua loại bỏ các khoản trên khi tính toán.
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + TSLĐ khác + Phải thu)./Nợ ngắn hạn
Trong nhiều truờng hợp DN không thể chuyển ngay toàn bộ tài sản luu động thành tiền. Một bộ phận lớn nguyên nhiên vật liệu đuợc dự trữ để tạo thành thảnh phẩm cuối cùng. Thành phẩm này đuợc đua vào dự trữ để bán dần. Ngoài ra, một bộ phận thành phẩm đuợc bán ra duới dạng bán chịu. Có nghĩa là quá trình hàng tồn
kho chuyển sang tiền không phải lúc nào cũng diễn ra ngay lập tức. Chỉ tiêu thanh toán nhanh nhằm đo luờng khả năng thanh toán của DN trong truờng hợp không kể những tài sản chậm chuyển ra tiền trong tài sản luu động. Chỉ tiêu này lớn hơn 0.5 là thuờng chấp nhận đuợc.
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán dài hạn:
Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn - giá trị TSCĐHH hình thành từ vốn vay)
Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực TSCĐ hình thành từ vốn vay và mức trích khấu hao cơ bản (KHCB) hàng năm, xem xét mức trích KHCB hàng năm có đủ trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả không.
Hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ giá trị KHCB hàng năm không đủ trích trả nợ các khoản vay trung dài hạn đến hạn trả, DN có khả năng không trả nợ đúng hạn và phải sử dụng các nguồn bổ sung khác để trả nợ.
• Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động: - Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay HTK = Giá vốn/ HTK bình quân
Thời gian tồn ko bình quân = 12 tháng/ vòng quay HTK
Tỷ số này cho biết DN luu HTK, gồm có nguyên vật liệu (NVL) và hàng hóa trong bao nhiêu tháng. Để duy trì hoạt động kinh doanh thì hàng hóa cần trữ ở một số luợng cần thiết. Tuy nhiên, luu trữ quá nhiều HTK đồng nghĩa với việc vốn sử dụng kém hiệu quả (dòng tiền sẽ giảm do vốn kém hoạt động và nhu vậy lãi vay sẽ tăng lên). Điều này làm tăng chi phí luu giữ HTK và tăng rủi ro khó tiêu thụ HTK này do có thể không hợp nhu cầu tiêu dùng cũng nhu thị truờng kém đi. Do vậy tỷ số này cần xem xét để xác định thời gian tồn kho có hợp lý theo chu kỳ SXKD của DN và mức độ bình quân chung của ngành cũng nhu mức tồn kho hợp lý đảm bảo cung cấp đuợc bình thuờng.