7. Ket cấu của luận văn
2.4.6 Phương án Sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư
Dựa trên nhu cầu sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng, NH tiến hành đánh giá phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên mỗi dự án đầu tư khác nhau lại có các chỉ tiêu phân tích đặc thù và cần được nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá riêng biệt. Do đó, trong giới hạn luận văn này, người viết chỉ tập trung vào việc phân tích phương án sản xuất kinh doanh thường xuyên của DN trong việc phân tích các nhân tố trong quá trình phân tích tín dụng.
Thông qua kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh do DN gửi đến NH, Cán bộ tín dụng đánh giá phương án sản xuất kinh doanh khả năng trả nợ của khách hàng và xác định phương thức cấp tín dụng và tính toán mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
2.4.6.1 Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh khả năng trả nợ của khách hàng.
a. Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh:
• Mục tiêu phương án/kế hoạch kinh doanh.
• Quy mô sản xuất/kinh doanh của phương án/kế hoạch kinh doanh.
• Quy mô, cơ cấu nguồn vốn thực hiện phương án/kế hoạch kinh doanh: Vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng...
b. Phân tích tính khả thi:
• Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu/sản phẩm và các yếu tố đầu vào của phuơng án:
- Truờng hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ truớc hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm nhu thế nào? ....
- Truờng hợp doanh nghiệp kinh doanh thuơng mại: Có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất luợng và giá cả thế nào? Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp? Cơ chế chính sách đối với sản phẩm? Biến động về giá cả sản phẩm?
• Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hoá và các yếu tố đầu ra của phuơng án.
- Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến tuơng lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phuơng án.
- Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nuớc hiện tại về nguyên vật liệu, hàng hoá của phuơng án nhu thế nào, các nhà sản xuất trong nuớc đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nuớc chua đáp ứng đuợc hay sản phẩm nhập khẩu có uu thế cạnh tranh hơn?
- Sản luợng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thay thế thời điểm hiện tại.
- ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị truờng nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm.
- Dự đoán biến động của thị truờng trong tuơng lai khi có các phuơng án khác, đối tuợng khác cùng tham gia vào thị truờng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị truờng đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đua ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của phuơng án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
• Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
- Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không.
- Mạng lưới phân phối sản phẩm của phương án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường không.
- Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay
- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không?
• Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm).
c. Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của Phương án Sản xuất kinh doanh
• Hồ sơ tài liệu làm căn cứ tính toán: - Các báo cáo tài chính.
- Phương án/Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm. - Bảng kê các loại công nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả.
- Các hợp đồng kinh tế (về hàng hóa, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ...). - Kế hoạch vay trả, nguồn trả nợ.
- Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay (Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, dự toán chi phí hoạt động được duyệt.).
Trên cơ sở các đánh giá tại phần trên và các hồ sơ tài liệu trên đây cán bộ tín dụng tiến hành tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh xác định dòng tiền để tính toán khả năng trả nợ vay, rủi ro khi bảo lãnh cho khách hàng vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước,.
chiết khấu.
a. Xác định mức chiết khấu
Việc tính toán, xác định mức chiết khấu thực hiện theo các văn bản hướng dẫn về chiết khấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
b. Xác định mức cho vay, bảo lãnh theo món.
• Đối tượng áp dụng: Được áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định và một số khách hàng có nhu cầu vay bảo lãnh, theo món khác.
• Cơ sở xác định:
- Nhu cầu vay vốn, bảo lãnh cho từng phương án của khách hàng. - Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công, hồ sơ dự thầu...
- Báo cáo tài chính.
• Mức cho vay theo món:
= Chi phí cần thiết cho - Vốn tự có - Vốn khác Mức cho vay
Sản xuất kinh doanh
Chi phí cần thiết cho Giá trị Khấu hao , Lợi nhuận
Sản xuất kinh doanh hợp đồng cơ bản định mức
Vốn khác gồm vốn vay TCTD khác, vốn ứng trước của đối tác trong hợp đồng kinh tế, huy động khác.
Mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ đối với hình thức cho vay theo món có thể được xác định dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc khả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của người vay.
Chú ý: Đối với những trường hợp ngoại lệ, Chi nhánh có thể xác định nhu cầu vay cho phù hợp từng trường hợp cụ thể.
• Bảo lãnh theo món: Xác định mức bảo lãnh căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cụ thể của khách hàng.
c. Xác định hạn mức cho vay vốn lưu động, hạn mức bảo lãnh.
• Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả và có quan hệ tín dụng thường xuyên với Chi nhánh và
có nhu cầu vay vốn, bảo lãnh theo hạn mức, trừ bảo lãnh vay vốn.
• bách thức xác định dựa trên các cơ sở sau: - Đề nghị của khách hàng.
- Báo cáo quyết toán của năm truớc. - Báo cáo kế toán tại thời điểm gần nhất. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý. - Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công.
• Xác định hạn mức tín dụng: CF SX cần thiết
trong năm KH Vốn tự có Các khoản
Hạn mức TD = --- - và coi nhu - huy động
Vòng quay VLĐ tự có khác
Chi phí SX = Tổng giá trị sản luợng - Khấu hao - Thuế - Lợi nhuận
Cần thiết (doanh thu thuần) theo KH cơ bản thu nhập định mức
- Vòng quay vốn luu động đuợc tính toán dựa vào báo cáo quyết toán của năm truớc và tính theo công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay VLĐ = --- Tài sản luu động dự trữ bình quân
V Doanh thu thuần: Bằng Tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp.
V Tài sản luu động dự trữ bình quân: Đuợc tính trên cơ sở nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá đang tiêu thụ, thành phẩm hàng hoá tồn kho.... Có thể tính bằng bình quân tài sản luu động các quý.
- Có thể xác định vốn luu động tự có theo công thức sau: Vốn luu động tự có = Vốn chủ Sở hữu + Vay dài hạn -TSCĐ và ĐTDH.
- Xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn luu động, dòng tiền của doanh nghiệp để xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp. Đối với cho vay thuờng xuyên thì
mức trả nợ được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kỳ sản xuất, và do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận với nhau.
• Xác định hạn mức bảo lãnh.
Nhằm thống nhất cách tính hạn mức bảo lãnh hàng năm cho các doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành hướng dẫn xác định hạn mức bảo lãnh như sau:
- Cách thức xác định hạn mức bảo lãnh.
Hạn mức bảo lãnh cho năm kế hoạch của 1 khách hàng bao gồm:
Phần A là số dư các loại bảo lãnh còn hiệu lực đến thời điểm xác định hạn mức. Trong đó:
V A1 là số dư bảo lãnh dự thầu tính đến thời điểm xác định hạn mức.
V A2 là số dư bảo lãnh thực hiện hợp đồng tính đến thời điểm xác định hạn mức.
V A3 là số dư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước tính đến thời điểm xác định hạn mức.
V A4 là số dư bảo lãnh bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm tính đến thời điểm xác định hạn mức.
V A5 là số dư bảo lãnh khác tính đến thời điểm xác định hạn mức. (A = Al + A2 + A3 + A4 + A5)
Phần B là dự kiến giá trị các loại bảo lãnh sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Trong đó:
V B1 là dự kiến giá trị bảo lãnh dự thầu sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Giá trị các công trình
Bl = sẽ tham gia đấu thầu x a%
V B2 là dự kiến giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh trong năm kế hoạch.
Giá trị các công trình
B2 = dự kiến trúng thầu x b %
trong năm kế hoạch
năm kế hoạch.
Giá trị các công trình
B3 = dự kiến trúng thầu x c%
trong năm kế hoạch
S B4 là dự kiến giá trị bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm sẽ phát sinh trong năm kế hoạch.
Giá trị các công trình
B4 = dự kiến sẽ hoàn thành, bàn giao x d% trong năm kế hoạch
S B5 là dự kiến giá trị bảo lãnh khác sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. (B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5)
Phần C: là dự kiến số dư bảo lãnh còn hiệu lực đến thời điểm xác định hạn mức (A) sẽ đáo hạn trong năm kế hoạch.
Hạn mức bảo lãnh = A + B - C Lưu ý:
a%, b%, c%, d% là các tỷ lệ tối đa bảo lãnh theo giá trị hợp đống/gôi thầu theo quy định của pháp luật theo từng thời kỳ.
Cán bộ quan hệ khách hàng cần căn cứ vào tình hình hoạt động, đặc điểm của từng khách hàng cụ thể để xác định vòng quay đối với từng loại bảo lãnh khi tính toán giá trị bảo lãnh phát sinh trong năm kế hoạch tại Phần B (B2, B3, B4). [7]