Doanh số cho vay
Thực tế cho thấy, tại NHNo Quảng Bình các DNVVN có quan hệ tín dụng đều thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Doanh số cho vay các DNVVN tăng đều qua các năm; Năm 2007 đạt389,816 tỷ đồng,tăng 225,895 tỷ (+137,8%) so với năm 2006, chiếm tỷ trọng25,3% trong tổng doanh số cho vay; Năm2006 đạt 163,921 tỷ đồng, tăng 26,123 tỷ (+18,96%) so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 16,38% trong tổng doanh số cho vay. Như vậy, doanh số cho vay các DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động đầu tư đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn, chỉ đứng sau cho vay hộ sản xuất, năm 2007 là 1.137,310 tỷ chiếm tỷ trọng 73,8% tổng doanh số cho vay, năm 2006 đạt 745,978 tỷ chiếm tỷ trọng 74,56%.
Đáng chú ý là năm 2007, số DNVVN có quan hệ tín dụng với NHNo Quảng Bình là 252 DNVVN, chiếm 24,69% trong tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, thu hút thêm 50 DN mới quan hệ tín dụng, tăng 30,66% so với năm 2006, chiếm 22,9% tổng thị phần của các NHTM và Quỹ tín dụng trên địa bàn.
Doanh số thu nợ
NHNo Quảng Bình cũng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng. Doanh số thu nợ qua các năm đối với DNVVN có bước nhảy vọt vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn, lợi nhuận kinh doanh của NHNo Quảng Bình. Trong 3 năm qua tình hình thu nợ của ngân hàng đối với các DNVVN đảm bảo tương xứng với tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay và dư nợ, thể hiện ở chổ: doanh số thu nợnăm 2006 đạt 157,670 tỷ tăng 60,304 tỷ (+61,94%)so với năm 2005; Năm 2007 đạt 250,796 tỷ tăng 93,126 tỷ (+59,06%) so với năm 2006. Qua đó chứng tỏ việc thu nợ DNVVN tại chính Quảng Bình tương đối tốt, tương xứng với việc cho vay và
dư nợ. Năm 2007, NHNo không chỉ tập trung thu các khoản nợ trong năm mà còn thu những khoản nợ quá hạn, nợ còn tồn đọng trong những năm trước.
Loại hình DNVVN trong những năm gần đây có sức thu hút lớn đối với NHNo Quảng Bình, nhưng tỷ trọng cho vay chỉ chiếm 25,3%, thu nợ chiếm 21,48% trong tổng doanh số cho vay và thu nợ. Tỷ trọng khiêm tốn này cũng cần phải xem xét lại những hạn chế xuất phát từ cả hai phía:DNVVN và NHNo Quảng Bình.
- Đối với DNVVN
+ Trình độ kỹ năng quản lý, trình độ tay nghề công nhân còn hạn chế; công nghệ thường yếu kém, lạc hậu, chậm đổi mới.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, năng lực cạnh tranh của DNVVN còn quá yếu, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin trên thị trường hạn chế.
+ Thiếu vốn trong khi đó tài sản thế chấp là khó khăn lớn nhất đối với các DNVVN.
+ Thiếu đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. + Thiếu phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi. - Đối với NHNo Quảng Bình
Ngân hàng còn quá thận trọng đối với khách hàng vay vốn, đặc biệt là DNVVN. Trong tiềm thức cán bộ NHNo cho rằng cho vay DN quốc doanh và hộ sản xuất là an toàn hơn các DNVVN ngoài quốc doanh. Đồng thời tâm lý của CBTD là có sự phân biệt cho vay giữa doanh nghiệp lớn và DNVVN cũng như các chính sách tín dụng: chính sách lãi suất, chính sách ưu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh…
Chính từ những hạn chế từ hai phía mà ngân hàng chưa có những giải pháp phù hợp và không linh hoạt vận dụng các chính sách, cơ chế… để tạo cho các DNVVN có cơ hội trong quá trình vay vốn đáp ứng kịp thời sản xuất, kinh doanh. Điều đó đã ảnh hưởng không ít đến kết quả cho vay, thu nợ đối
với các DNVVN trên địa bàn toàn tỉnh. Đểcó thị phần và kết quả cho vay, thu nợ tốt hơn đòi hỏi sự chuyển mình đổi mới trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của NHNo Quảng Bình để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho DNVVN.