Tổng doanh số chi trả kiều

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình" pptx (Trang 44 - 48)

hối 5.363 8.384 9.167 3.021 56,33 783 9,34

2 Doanh số mua ngoại tệ 5.065 10.729 13.023 5.664 111,83 2.294 21,383 Doanh số bán ngoại tệ 9.127 10.389 13.356 1.262 13,83 2.967 28,56 3 Doanh số bán ngoại tệ 9.127 10.389 13.356 1.262 13,83 2.967 28,56 4 Tín dụng ngoại tệ 9.459 13.481 13.037 4.022 42,52 - 444 - 3.30 5 Huy động vốnngoại tệ

(gồmEUR quy USD) 1.715 4.059 7.092 2.344 136,68 3.033 74,72 6 Tổng doanh số TTQT 2.869 341 109 - 2.528 - 88,11 - 232 - 68

( Nguồn : Phòng kinh doanh ngoại tệ - thanh toán quốc tế -NHNo QB)

Qua bảng 2.3 ta thấy được Tổng doanh số chi trả kiều hối tăng tương đối qua các năm: năm 2007 đạt 9.167 ngàn USD tăng 9,34% so với năm 2006, năm 2006 tăng 56,33% so với năm 2005. Đạt được điều đó là ngân hàng đã áp dụng chi trả qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union đến tất cả các chi nhánh, thực hiện một cách có hiệu quả nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi. Ngoài ra doanh số mua - bán ngoại tệ cũng tăng đáng kể qua các năm, mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập tương đối.

Tín dụng ngoai tệ: Năm 2006 đạt 13.481 ngàn USD, tăng 42,52% so với năm 2005; nhưng năm 2007 lại giảm 444 ngàn USD (- 3,3%) so với năm 2006, giảm là do trả nợ theo kế hoạch.

Ngoài ra, Tổng doanh số thanh toán quốc tế lại có xu hướng giảm. Năm 2007 đạt 109 ngàn USD, giảm 232 so doanh số năm 2006, giảm 68,04% so năm 2006, hai năm liên tụcsụt giảm (năm 2006 giảm so năm 2005 88,11%).

Lý do giảm là, trên địa này loại khách hàng này không nhiều (chỉ vài doanh nghiệp), thường gắn với quan hệ vay vốn, khi họ không còn quan hệ tín dụng nội tệ thì quan hệ thanh toán bị ảnh hưởng.

2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình tạiNHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình

2.2.1 Quy trình cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Quảng Bình

Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Thẩm định trước khi cho vay.

- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ khách hàng.

- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.

- Điều tra, thu thập thông tin khách hàng; bao gồm: phân tích, đánh giá khả năng tài chính, tình hình khả năng quan hệ với khách hàng…

- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt. - Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư. - Kiểm tra, thẩm định các dự án đảm bảo tiền vay.

- CBTD lập báo cáo thẩm định, ghi ý kiến của mình đề nghị không cho vay hoặc cho vay. Nếu không cho vay thì nêu rõ lý do; nếu đồng ý cho vay thì ghi số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay… trình lãnh đạo phòng tín dụng.

- Nhận được hồ sơ vay vốn từ CBTD, trưởng hoặc phó phòng tín dụng tiến hành kiểm tra lại thủ tục, hồ sơ vay, tài sản đảm bảo tiền vay… nếu không có gì sai sót thì ghi ý kiến trình Giám đốc hoặc Phó giám đốc được uỷ quyền phê duyệt. Trong trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của Phó giám đốc , Giám đốc thì lập hồ sơ trình ngân hàng cấp trên phê duyệt.

Bước 2: Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.

- Ngân hàng và khách hàng cùng lập và thoả thuận ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay.

- Ngân hàng tiến hành giải ngân cho khách hàng thông qua thủ tục "giấy nhận nợ" kèm bảng kê chi phí vật tư hàng hoá hoặc hợp đồng, hoá đơn mua hàng của khách hàng…

- Bộ phận kế toán lưu giữ hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay để theo dõi kỳ hạn thu nợ, thu lãi tiền vay.

Bước 3: Thu nợ, thu lãi tiền vay.

- Đến kỳ hạn trả nợ, kế toán viên phần hành tiền vay trích tài khoản tiền gửi khách hàng thu nợ và lãi, hoặc xử lý nợ nếu khách hàng không trả.

2.2.2 Phân tích tình hình hoạt động cho vay DNVVN tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình tỉnh Quảng Bình

2.2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ đối với các DNVVN tạiNHNo&PTNT Quảng Bình NHNo&PTNT Quảng Bình

Từ việc nhận thấy tiềm năng to lớn của loại hình doanh nghiệp này, NHNo Quảng Bình đã chủ trương luôn mở rộng và tăng cường tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu về vốn, nhưng đặc biệt chú trọng tập trung cho các DNVVN.Từ chủ trương đúng đắn, năm 2007 tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ đối với các thành phần DNVVN được thể hiện:

Bảng 2.4: Hoạt động cho vay đối với DNVVN Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % I Doanh số cho vay 880.082 1.000.536 1540527 120.454 13,4 539.991 53,97

1 DN Nhà nước 47.471 90.637 11.604 43.166 90,93 -79.033 -87,192 DNVVN 137.798 163.921 389.816 26.123 18,96 225.897 137,8 2 DNVVN 137.798 163.921 389.816 26.123 18,96 225.897 137,8 3 Cá nhân, hộ gia đình 694.813 745.978 1.137.310 51.165 7,36 391.332 52,4 II Doanh số thu nợ 712.195 849.328 1.167.353 137.133 19,25 318.025 37,4 1 DN Nhà nước 44.527 37.765 35.425 -6.762 -15,2 - 2.340 -6,19 2 DNVVN 97.366 157.670 250.796 60.304 61,94 93.126 59,06 3 Cá nhân, hộ gia đình 570.302 653.893 880.732 83.591 14,66 226.839 34,4 III Dư nợ (Tính đến 31/12) 977.720 1.119.204 1.490.499 141.484 14,47 371.295 33,19 1 DN Nhà nước 198.293 242.684 217.756 44.391 22,4 -24.928 -10,27 2 DNVVN 114.215 120.464 260.884 6.249 5,47 140.420 116,57 - DN tư nhân 25.405 21.138 38.756 -4.267 -16,8 17.618 83,35 - Công ty TNHH 83.602 97.921 212.178 14.319 17,13 114.257 116,68 - Công ty cổ phần 4.528 1.005 8.150 -3.523 -77,8 7.145 710,95 - Hợp tác xã 680 400 1.800 -280 -41,18 1.400 350 3 Cá nhân, hộ gia đình 665.212 756.056 1.011.859 90.844 13,66 255.803 33,8

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình" pptx (Trang 44 - 48)