mà các NHTMCP hướng tới. Các ngân hàng đang tích cực tung ra những chương trình, sản phẩm cho vay ưu đãi đối với nhóm khách hàng này cùng với các sản phẩm dịch vụ đa dạng.
Hình thức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Thăng Long là cho vay từng lần, chiếm tới 85% dư nợ đối với DNNVV tại Chi nhánh, theo phương thức này, mỗi lần vay khách hàng phải lập đơn đề nghị vay vốn kèm khế ước nhận nợ, trình các chứng từ, hợp đồng kinh tế, qua nhiều khâu kiểm duyệt cho vay, gây tốn kém về thời gian và chi phí. Vì vậy, ngoài hình thức cho vay từng lần, Chi nhánh cần phát triển hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo hạn mức thấu chi - đây là hình thức cho vay rất phù hợp với tính năng động, nhanh nhạy của cơ chế thị trường, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Tuy nhiên hình thức này tiềm ẩn rủi ro, vì vậy chỉ những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt với ngân hàng được xem xét cung cấp sản phẩm tín dụng trên.
Phát triển mạnh hoạt động bảo lãnh, L/C, các dịch vụ thu hộ, bao thanh toán để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng đối với các Chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương vốn rất mạnh trong lĩnh vực này.
Tiếp tục triển khai các sản phẩm tài trợ doanh nghiệp theo ngành, tài trợ theo chuỗi cung ứng hoặc cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp (bao gồm các dịch vụ như: quản lý dòng tiền, Internetbanking, Mobile banking...). Sản phẩm cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6% dành cho những khoản vay có thời hạn ngắn. Từ đầu năm 2018 cần tiếp tục triển khai để thỏa mãn nhanh chóng nhu cầu ngày càng đa dạng và đảm bảo tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.