Thứ nhất: Cần có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ thẩm định.
Như đã biết, hiện nay các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh với nhau hết sức gay gắt, do vậy để giữ chân được nguồn nhân lực có chất lượng tốt, có khả năng làm việc hiệu quả đòi hỏi NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương phải có những chính sách đãi ngộ một cách hợp lý, các chính sách này bao gồm các yêu cầu về điều kiện làm việc cũng như về thu nhập của CBTĐ.
- Về điều kiện làm việc hiện nay của cán bộ thẩm định ở NHTMCP Công thương chi nhánh Chương Dương có thể nói tương đối thoải mái, điều này thể hiện ở việc mỗi cán bộ có một bàn làm việc riêng với đầy đủ trang thiết bị cần thiết như máy vi tính, điện thoại...
Bên cạnh điều kiện làm việc đã được quan tâm tương đối tốt như trên, một phần của chính sách đãi ngộ đó là về công tác phí và phương tiện hỗ trợ cho công tác thẩm định, một yếu tố rất quan trọng đối với CBTĐ (những người mà việc đi lại là rất nhiều) thì chưa thực sự tốt, cụ thể như công tác phí chỉ được hỗ trợ khi CBTĐ tiến hành thẩm định đối với các khách hàng ở địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn ở, đi lại đang ở mức khá thấp so với giá cả của thị trường ngày nay từ đó gây nên khó khăn cho các CBTĐ khi phải tiến hành đánh giá, thẩm định các dự án ngoài địa bàn Hà Nội. Yêu cầu đối với ngân hàng là có chính sách về công tác phí và phương tiện được điều chỉnh một cách phù hợp và có sự thay đổi tùy vào từng sự thay đổi của mức giá cả của thị trường, việc này sẽ có tác dụng kích thích rất lớn các CBTĐ trong việc thẩm định các dự án ở xa trung tâm.
- về chính sách tiền lương: hiện nay chính sách tiền lương của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương có những thay đổi đáng kể, thu nhập của nhân viên chi nhánh thuộc nhóm cao trong các ngân hàng thương mại, điều này giúp ngân hàng tăng khả năng thu hút những cán bộ có năng lực, tuy nhiên, chính sách tiền lương mà chi nhánh áp dụng chưa thực sự phản ánh được năng lực cũng như hiệu quả hoạt động của những nhân viên khác nhau do đó không khuyến khích được tinh thần làm việc của họ, theo tác giả ngân hàng cần có một số giải pháp sau:
+ Thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt, việc xét tăng lương vừa theo định kỳ song cũng có thể tiến hành trước hạn đối với những CBTĐ hoàn thành xuất sắc định mức công việc được giao.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng cán bộ, căn cứ vào khả năng của mỗi cán bộ để có kế hoạch cụ thể và cuối năm dựa vào kết quả đạt được để có biện pháp khen thưởng kịp thời, việc này sẽ giúp ngân hàng kích thích được khả năng làm việc của nhân viên, tạo ra mục tiêu làm việc cho họ đồng thời giúp ngân hàng đánh giá đúng được năng lực cũng như khả năng cống hiến.
+ Bên cạnh chính sách khen thưởng những nhân viên hoàn thành tốt công việc thì ngân hàng cũng nên công khai các hình thức kỷ luật đối với những CBTĐ không hoàn thành tốt công việc để tạo ra sự công bằng và minh bạch giữa người làm tốt và người làm không tốt.
Như đã biết, chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào khả năng thẩm định khách hàng của CBTĐ, do đó mà CBTĐ chịu áp lực rất cao trong công việc, nhất là trong quyết định cho vay hay không cho vay khách hàng. Vì vậy ngân hàng nên áp dụng một khung lương cho CBTĐ cao hơn các lĩnh vực khác là những lĩnh vực mang tính gián tiếp hoặc tạo ra doanh thu ít hơn cho ngân hàng.
Việc tạo ra những chính sách ưu đãi như trên sẽ kích thích nhân viên đóng góp công sức cho ngân hàng, giúp thu hút những người có năng lực, có kinh nghiệm từ các ngân hàng khác đồng thời giữ chân được những người làm việc hiệu quả của ngân hàng mình. Điều này giúp tăng cường chất lượng đội ngũ CBTĐ, từ đó sẽ góp phần hoàn thiện công tác thẩm định đối với KHDN.
Thứ hai: T ăng cường công tác kiểm tra tín dụng khách hàng.
Việc thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng kiểm soát được đồng tiền của mình từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc sử dụng vốn vay của khách h àng. Tuy nhiên hiện nay tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương, sau khi đã cho khách hàng vay vốn thì việc kiểm soát xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay hay không còn ít, điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của hợp đồng tín dụng, do vậy, ngân hàng cần có biện pháp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các khoản vay nếu thấy cần thiết, điều này đặc biệt cần đối với những sản phẩm vay trong thời gian dài như vay để xây dựng nhà, mua đất đai...
Thứ ba: Tăng cường các buổi toạ đàm, giao lưu vói các chi nhánh khác.
Việc tăng cường các buổi toạ đàm, giao lưu với các chi nhánh khác nhằm tăng cường học hỏi giữa các chi nhánh và cũng có thể có thêm được các thông tin bổ ích khác từ các chi nhánh tham gia giao lưu, qua đó sẽ bổ sung thêm vào nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định của chi nhánh Nam Hà Nội trong những lần thẩm định sau.