Đầu tư hơn nữa về công nghệ thông tin phục vụ khách hàng

Một phần của tài liệu 096 chính sách khách hàng cá nhân tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (Trang 93 - 95)

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG CÁ

3.2.6. Đầu tư hơn nữa về công nghệ thông tin phục vụ khách hàng

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các mảng hoạt động đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Trình độ cơng nghệ cùng với con người sử dụng cơng nghệ đó đóng vai trị quyết định chất lượng phục vụ khách hàng. Công nghệ đem lại những bước tiến nhanh và khả năng đáp ứng vượt trội sự kỳ vọng của khách hàng. Sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng phụ thuộc nhiều vào cơng nghệ hiện đại, cũng như những tiện ích, giá trị gia tăng cho khách hàng do việc ứng dụng cơng nghệ đó mang lại.

Đầu tư về công nghệ của ngân hàng có thể chia thành 2 loại chương trình lớn như sau:

Thứ nhất là đầu tư vào nền tảng và kiến trúc hệ thống công nghệ để đảm bảo một kiến trúc cơng nghệ tiên tiến nhất, có hiệu năng và độ mở rộng cao cũng như an toàn về bảo mật thông tin, đảm bảo có thể hỗ trợ mức độ tăng trưởng kinh doanh cao trong nhiều năm. Trong đó việc nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi là yếu tố cần được quan tâm và đầu tư nhiều nhất.

Thứ hai là những chương trình đầu tư vào công nghệ mới để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ ưu việt. Triển khai các dự án tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi như phê duyệt tín dụng, phát hành và thanh toán L/C, chuyển tiền và kiều hối... nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro trong họat động.

Xác định công nghệ là yếu tố nền, yếu tố cơ bản của hoạt động ngân hàng bán lẻ, là cơ sở để phát triển sản phẩm mới, hiện đại theo xu hướng chung của thị trường, tăng tính cạnh tranh và hỗ trợ quản lý điều hành. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và kinh doanh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới hệ thống công nghệ thông tin của BIDV cần được cải tiến, nâng cấp hoặc đầu tư mới để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ sau đây:

Ghi nhận và theo dõi chi tiết các thông tin của mảng ngân hàng bán lẻ ở cả khía cạnh đo lường, phân tích năng suất lao động, hiệu quả của của cán bộ ngân hàng cũng như đo lường mức độ sử dụng sản phẩm của khách hàng.

Định hướng theo khách hàng, quản lý đa kênh để có bức tranh tổng thể về khách hàng, có khả năng phân loại và đưa ra chính sách khách hàng phù hợp để tăng tính cạnh tranh.

Hệ thống công nghệ thông tin phải hỗ trợ hoạt động nội bộ của ngân hàng trong quá trình xử lý quy trình, cung cấp sản phẩm như kiểm soát theo

dõi và phê duyệt các nghiệp vụ cần quản lý tập trung (ví dụ tiền vay...), cung cấp thông tin đầy đủ về tất cả các khía cạnh của sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng nhu yêu cầu quản lý tra cứu thông tin của cán bộ ngân hàng phục vụ cho việc kinh doanh.

Có định huớng quy hoạch các phần mềm ứng dụng để giảm tối đa số luợng các ứng dụng cũng nhu các chuơng trình báo cáo để đảm bảo tính đồng nhất, ổn định của hệ thống công nghệ thông tin, thuận tiện cho nguời sử dụng

Căn cứ các yêu cầu nghiệp vụ nói trên khối công nghệ nghiên cứu phối hợp đề xuất lựa chọn các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ cho yêu cầu kinh doanh.

Đảm bảo an ninh thông tin khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Mỗi một sản phẩm, mỗi ứng dụng, BIDV đều cần đầu tu vào các giải pháp an ninh thông tin hàng đầu thị truờng cũng nhu tiến hành các quy trình đảm bảo và kiểm thử kỹ luỡng về mặt an ninh thông tin, tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh thông tin quốc tế.

Một phần của tài liệu 096 chính sách khách hàng cá nhân tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w