Kinh nghiệm của HDBank chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu 092 chất lượng tín dụng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ (Trang 31)

HDBank chi nhánh Đống Đa là chi nhánh của Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh, 1 trong 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, với hơn 27 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam và đang vuơn mình ra thế giới, HDBank có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng về dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tu.

Những biện pháp mà HDBank đã triển khai để nâng cao chất luợng tín dụng:

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng

dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc HDBank chi nhánh Đống Đa ứng dụng hệ thống này để đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank Đống Đa đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm.

Đồng thời, HDBank Đống Đa đã xây dựng được bộ phận quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các bộ phận này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.3.3. Kinh nghiệm của Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long

Vietinbank chi nhánh Bắc Thăng Long là chi nhánh Hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện theo '' Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng , Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề của Vietinbank, Vietinbank Bắc Thăng Long đã phân công, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, phòng ban liên quan trong quá trình cho vay, thu hồi nợ vay, xử lý nợ có vấn đề.

Ngoài ra, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng khả năng sinh lời, Vietinbank Bắc Thăng Long tổ chức thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

24

- Xác định và áp dụng giới hạn tín dụng khách hàng (là tổng mức dư nợ tối đa, kể cả nợ đã xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng, dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác theo quy định của pháp luật).

- Áp dụng hạng tín dụng khách hàng, hạng tín dụng khách hàng do ngân hàng cho vay hoặc tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp chấm điểm. Các chi nhánh chỉ được cho vay không đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng xếp loại BB trở lên, trường hợp xếp loại thấp hơn phải trình Tổng giám đốc quyết định.

- Quy định cụ thể từng thời kỳ mức vốn tham gia vào dự án, phương án đầu tư, quy định hệ số tự tài trợ của khách hàng.

- Quy định thành viên Ban giám đốc tham gia tổ định giá tài sản đảm bảo phải là người không trực tiếp quyết định và phê duyệt cho vay.

- Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nhằm nâng cao chất lượng, kinh nghiệm của từng cán bộ nhân viên.

1.3.4. Bài học rút ra về nâng cao chất lượng tín dụng cho SacombankĐống Đa Đống Đa

Nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM trong quá trình hội nhập với thế giới và phát triển bền vững. Từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của ba chi nhánh ngân hàng đang họạt động trên cùng địa bàn: Quận Đống Đa, Hà Nội, bài học kinh nghiệm rút ra cho Sacombank Đống Đa là:

- Thứ nhất, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện các yếu tố như hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro. Việc chuyển đổi mô hình tín dụng này phải theo từng giai đoạn và có lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động và đặc thù từng Ngân hàng. Chẳng hạn như cần phải có một bộ phận thẩm định tập trung hoàn toàn tách biệt với

các chi nhánh để đưa ra các quyết định khách quan cũng như kiểm soát được rủi ro trong quá trình xử lí hồ sơ. Để thực hiện được điều này còn tuỳ thuộc vào năng lực, trình độ và chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin... của từng Ngân hàng.

- Thứ hai, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của Ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (1) nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (2) liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; (3) theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của Ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; (4) miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.

- Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, trong đó cần phải tách bạch giữa cho vay và xử lý các khoản cho vay hay nói cách khác đó là sự tách bạch giữa cán bộ khách hàng và cán bộ quản lý nợ. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng chuyên trách.

- Thứ tư, thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

- Thứ năm, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm

26

định, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tại Chương 1, trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTM thì mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu cho mỗi Ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp NHTM phát triển. Nếu NHTM cho vay được nhiều song chất lượng tín dụng không đảm bảo thì có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng, dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán. Để đánh giá chất lượng tín dụng, Luận văn đề cập một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ảnh chất lượng tín dụng. Theo đó các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất bao gồm: Nợ quá hạn, nợ xấu, hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng. Mặc dù có rất nhiều nhân tố chính tác động đến chất lượng tín dụng của các NHTM song các nhân tố quan trọng nhất vẫn là những nhân tố chủ quan thuộc về bản thân các NHTM như quan điểm hay khẩu vị rủi ro, chính sách tín dụng, năng lực và đạo đức của nguồn nhân lực.... Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của ba chi nhánh ngân hàng đang họạt động trên cùng địa bàn, Luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cho Sacombank Đống Đa.

Những lý luận được đề cập trong Chương 1 đủ nội hàm khoa học hình thành khung lý thuyết định hướng cho quá trình phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Đống Đa.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK

ĐỐNG ĐA

2.1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦASACOMBANKĐỐNG ĐA SACOMBANKĐỐNG ĐA

2.1.1. Khái quát về Sacombank Đống Đa

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa (Sacombank Đống Đa) được thành lập từ tháng 7/2006 trên cơ sở kế thừa các hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp II Đường Thành (trực thuộc chi nhánh Hà Nội). Chi nhánh Đống Đa là một chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank và được phép hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực thanh toán tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Trụ sở chính của chi nhánh tại số 360 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội, địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu tại các địa bàn: Đống Đa, Cầu Giấy, Từ Liêm và một phần địa phận Hà Tây (Hà Đông).

Nhìn chung trong cơ cấu tổ chức của Sacombank Đống Đa thì các phòng nghiệp vụ trên có quan hệ với nhau dưới sự điều hành của Ban giám đốc, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, hướng tới mục tiêu lợi nhuận trong phạm vi an toàn nhất định. Đối với hoạt động tín dụng, chủ yếu tập trung ở 02 phòng: Dịch vụ khách hàng, Phòng quản lý tín dụng. Các phòng này thực hiện 3 chức năng: tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ vay và trình Ban giám Đốc duyệt cho vay, giúp cho việc thực hiện các thủ tục, quy trình cho vay một cách chính xác và nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bộ phận kiểm soát tín dụng phụ thuộc vào phòng quản lý tín dụng nhưng hoạt động độc lập với Bộ phận tín dụng (cá nhân và doanh nghiệp) thuộc phòng dịch vụ khách hàng nhằm đánh giá, phân tích hiệu quả các khoản tín dụng của ngân hàng, giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh đảm bảo chất lượng,

28

chuyên sâu và khách quan.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank Đống Đa

(Nguồn: Tổ hành chính quản trị thuộc Sacombank Đống Đa)

Đội ngũ nhân viên ngân hàng:

Nhận thức đuợc tầm quan trọng của chất luợng đội ngũ cán bộ, để đảm bảo chất luợng tín dụng đuợc nâng cao cùng với sự phát triển của ngân hàng, Sacombank Đống Đa đã xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến.

Hàng năm, chi nhánh cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo kể cá cán bộ mới

Thu nhập 42.06 5

57.38 3

60.709 130.289 138.326

đào tạo cho cán bộ mới tuyển dụng; đào tạo các khóa nâng cao năng lực chuyên

môn nhu: Thanh toán quốc tế, Pháp luật trong hoạt động ngân hàng, Phân tích tài

chính doanh nghiệp và thẩm định dự án đầu tu, Kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng, Quản trị Ngân hàng hiện đại, Kỹ năng Quản lý và lãnh đạo...

Tuy nhiên, tỷ lệ đuợc đào tạo chua cao, trung bình hàng năm số CBNV đuợc đào tạo là xấp xỉ 14%; các nội dung đào tạo vẫn mang tính chất thiếu đâu bù đấy, đáp ứng đuợc nhu cầu truớc mắt, phát sinh, chua có các chuơng trình đào tạo đuợc xây dựng theo khung chuẩn chức danh vị trí công việc. Điều đó phần nào dẫn đến hạn chế về năng lực của cán bộ, công nhân viên của chi nhánh.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa

Hoạt động chính của Sacombank Đống Đa là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tu, tiêu dùng và phục vụ đời sống... với thời hạn vay phù hợp với yêu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng; Mức vay đáp ứng nhu cầu vay vốn thực tế của khách hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thuơng mại quốc tế, chiết khấu thuơng phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác đuợc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam cho phép.

Có trụ sở tại Đống Đa, là một trong bốn quận trung tâm của thủ đô Hà Nội - địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ.đã xây dựng và duy trì các tuyến phố kinh doanh văn minh đô thị - thuơng mại, đảm bảo an ninh trật tự và môi truờng kinh doanh để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh dịch vụ, thương mại phát triển, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.. Trong những năm qua, Sacombank Đống Đa nâng cao năng lực tài chính, con người, công nghệ... để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và đạt được kết quả kinh doanh như sau:

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước có xu hướng chững lại, các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Nhà nước rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Để giảm tác động xấu đến nền kinh tế, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất tiền vay, tiền gửi theo xu hướng lãi suất tiền vay giảm nhanh hơn lãi suất tiền gửi. Những thay đổi đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống Sacombank nói chung và Sacombank Đống Đa nói riêng.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2014 - 2018

% tăng thu nhập 36,42 % 5,80% 114,61% 6,17% Chi phí 30.79 4 50.71 7 54.817 111.455 122.247 % tăng chi phí 64,70 % 8,08% 103,32% 9,68%

Lợi nhuận trước thuế 11.27 1

6.666 5.891 18.834 16.079

% tăng lợi nhuận -

40,86% -11,62% 219,68% - 14,63%

ROA 1,23

Theo bảng 2.1: Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của chi nhánh năm 2014 đạt mức cao 1,23%, nhưng giảm mạnh vào năm 2015 (đạt 0.26%) và

31

năm 2016 (đạt 0.25%). Nguyên nhân: Sacombank nhận sáp nhập Southern Bank hồi đầu tháng 10/2015, đồng thời cũng sáp nhập luôn luợng nợ xấu khổng lồ từ ngân hàng này, đều này ảnh huởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa, mặc dù năm 2015: thu nhập tăng 36,42%, chi nhánh có lợi nhuận truớc thuế sụt giảm gần một nửa xuống 40,86% do chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi tăng do Sacombank Đống Đa còn tiếp nhận luôn tiền gửi khách hàng của Southern Bank. Do đó, Sacombank Đống Đa có trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền gửi cho những khách hàng này thay cho Southern Bank khi đến hạn trả. Điều này khiến chi phí trả lãi tiền gửi của Sacombank Đống Đa tăng vọt, tăng tới 64,70%. Tiếp tục năm 2016, do lãi tiền gửi thì vẫn phải trả hộ toàn bộ, trong khi lãi cho vay không thu về tuơng xứng, bởi hơn một nửa du nợ tín dụng của Southern Bank là nợ xấu nên thu nhập có cải

Một phần của tài liệu 092 chất lượng tín dụng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w