Rủi ro trong cho vay được đánh giá là cao hơn nhiều so với cho vay các doanh nghiệp lớn. Lãi suất cho vay cao, nhờ đó có thể bù đắp được phần nào rủi ro cao ở loại cho vay này. Đối với các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, uy tín thì giữa các ngân hàng thường có sự cạnh tranh gay gắt để giữ khách hàng; mà công cụ cạnh tranh phổ biến và dễ thực hiện nhất chính là lãi suất, do vậy lãi suất áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn này thường thấp. Trong khi đó, rất ít khi các ngân hàng bao gồm Sacombank Đống Đa sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh trong cho vay các , mà công cụ được sử dụng chủ yếu trong trường hợp này thường là: đơn giản hóa thủ tục, tăng số tiền cho vay, giảm tỷ lệ đảm bảo bằng tài sản,...
• Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
SACOMBANKĐỐNG ĐA 32,33% 34,46% 32,68% 79,63% 90,80% QUY ĐỊNH CỦA NHNN <=80%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa từ năm 2014 đến năm 2018)
Bảng 2.4, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Sacombank Đống Đa qua các năm khá thấp so với các NHTMCP và hệ thống SacomBank. Tuy nhiên,
đến năm 2017 thỉ tỷ lệ này tăng vượt bậc đạt 79,63% cao hơn tỷ lệ của toàn hệ thống Sacombank; năm 2018, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 90.8% chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được. Để xem xét vốn huy động có đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Mối quan hệ giữa tín dụng và tiền gửi ngân hàng
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ mối quan hệ giữa tín dụng và tiền gửi ngân hàng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa từ năm 2014 đến năm 2018)
Một trong những mục tiêu quan trọng của Sacombank Đống Đa hàng năm là tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tổng nguồn vốn huy động tăng bình quân 20% so với năm trước. Với các thế mạnh như uy tín, mạng lưới rộng và thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn chính xác, hoàn thiện danh mục sản phẩm huy động phù hợp với từng phân đoạn khách hàng ... Sacombank Đống Đa ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tới giao dịch.
Tỷ lệ Vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
2014 2015 2016 2017 2018 NHTM Nhà Nuớc 46,85% 42,51% 39,12% 30,23% 30,70% NHTMCP 36,87% 35,48% 32,78% 31,60% 32,67% SACOMBANK 30,59% 31,29% 47,67% 46,98% 35,67% SACOMBANKĐỐNG ĐA 31,58% 30,59% 46,51% 31,18% 32,89% QUY ĐỊNH CỦA NHNN <=50% <=45% 50
Biểu đồ 2.3 cho thấy, kết quả là huy động vốn của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2014 - 2018 vẫn tăng truởng, ổn định, đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tu, tín dụng, thanh toán tại chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2017, tốc độ tăng truởng vốn huy động tăng cao nhất, đạt 25,52% so với năm 2017 là do:
- Tăng cuờng công tác khoán trong kinh doanh nói chung và giao chỉ tiêu
huy động vốn đến nhóm và nguời lao động; quản lý chặt chẽ số du huy động tối
thiểu mà mỗi nhân viên phải thực hiện đạt, gắn với việc quyết toán tiền luơng, tiền
thuởng nhằm tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích nguời lao động.
- Hoạt động Marketing, chăm sóc khách hàng bài bản hơn, đặc biệt là khách hàng lớn.
- Tiếp tục triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu khách hàng, nhạy bén, linh hoạt trong điều hành lãi suất phù hợp thực tiễn từng địa bàn, tạo sự chủ động cho các chi nhánh trong kinh doanh.
Huy động tiền gửi phân theo khách hàng
■ Tiền gửi của doanh nghiệp ■ Tiền gửi của cá nhân
Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động tiền gửi phân theo khách hàng của Sacombank Đống Đa
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa từ năm 2014 đến năm 2018)
51
Biểu đồ 2.4 cho thấy, vốn huy động của chi nhánh tập trung vào khách hàng cá nhân, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng, cụ thể: năm 2015 tiền gửu của cá nhân đạt mức 63,48%, tiếp tục tăng truởng và chiếm tỷ lệ 75,47% trong năm 2018.
Căn cứ theo chuẩn của những tổ chức uy tín thế giới nhu Moodys, Fitchrating thì tỷ lệ này có thể ảnh huởng đến tính thanh khoản trong hệ thống, Sacombank Đống Đa có thể gặp khó khăn trong việc phải sử dụng huy động vốn ng ắn hạn để cho vay trung và dài hạn, tính thanh khoản của ngân hàng không tốt.
Xét về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Tiền gửi của doanh nghiệp
28,74% 36,52% 27,43% 25,08% 24,53%
Có kỳ hạn 17,52% 19,06% 18,99% 14,76% 16,01% Không kỳ hạn 11,22% 17,46% 8,44% 10,32% 8,52%
Tiền gửi của cá nhân 71,26% 63,48% 72,57% 74,92% 75,47%
Có kỳ hạn 67,55% 58,20% 68,31% 71,40% 71,79% Không kỳ hạn 3,71% 5,28% 4,26% 3,52% 3,68%
(Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng của Sacombank Đống Đa, Báo cáo thường niên của Sacombank từ năm 2014 đến năm 2018, Báo cáo tình hinh hoạt
động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2014 đến năm 2018)
Bảng 2.5 cho thấy, Sacombank Đống Đa có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giai đoạn 2014 -2015 cao hơn so với NHTM Nhà Nuớc, và toàn hệ thống Sacombank; giai đoạn 2016 -2018, tỷ lệ này mặc dù thấp hơn toàn hệ thống Sacombank và đạt yêu cầu <=45% của NHNN; nhung vẫn cao hơn so với NHTM Nhà nuớc và NHTMCP khác.
52
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa từ năm 2014 đến năm 2018)
Bảng 2.6 cho thấy, nguồn vốn có kỳ hạn của doanh nghiệp và cá nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tiền gửi của Sacombank Đống Đa. Tuy nhiên, bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của c hi nhánh cao hơn so với NHTM Nhà nước và NHTMCP khác. Đây là khó khăn cho Sacombank Đống Đa trong bối cảnh lãi suất chịu nhiều áp lực, huy động trung dài hạn hiện nay vẫn rất khó khăn là một thách thức cho chi nhánh.
• Nợ quá hạn
Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Tại Sacombank Đống Đa thì tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với /Tổng dư nợ cho vay
(Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng của Sacombafnk Đống Đa và Báo cáo thường niên của Sacombank từ năm 2014 đến năm 2018)
Biểu đồ 2.5 cho thấy, Chỉ tiêu nợ quá hạn tại Sacombank Đống Đa thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống Sacombank và có xu hướng giảm
dần 4.85% năm 2015 còn 3.12% năm 2018. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2018 thấp hơn so với toàn hệ thống Sacombank và thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế dưới 5%1, tuy nhiên theo kết quả báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tỷ lệ nợ quá hạn toàn hệ thống cho thấy chất lượng nghiệp vụ tín dụng đối với tại ngân hàng khá tốt. Nguyên nhân: Sacombank Đống Đa khi quyết định cho vay có chọn lọc, đã phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng thấp. Trong xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hội nhập quốc tế về ngân hàng, Sacombank Đống Đa phải phấn đấu giữ tỷ lệ này trong tầm kiểm soát, tránh tình trạng ngân hàng có nợ quá hạn còn cao so với hệ thống.
54
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của phân theo đối tượng/tổng nợ xấu của ngân hàng
(Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng của Sacombank Đống Đa, Báo cáo thường niên của Sacombank từ năm 2014 đến năm 2018, Báo cáo tình hinh hoạt
động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2014 đến năm 2018)
Biểu đồ 2.6 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Sacombank Đống Đa mặc dù có dấu hiệu ngày càng giảm và thấp hơn so với toàn hệ thống Sacombank, nhung vẫn cao hơn so với toàn hệ thống NHTM. Hơn nữa, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2014 - 2017 cao hơn so với mức quy định của NHNN là 3%.
Năm 2018, Sacombank Đống Đa đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nợ xấu đối với, xử lý thu hồi nợ tồn đọng thông qua xử lý rủi ro nên cũng ảnh huởng phần nào đến chất luợng tín dụng; Ngoài ra, Sacombank Đống Đa cũng thực hiện phân công rõ trách nhiệm cho công chức trong việc xử lý nợ tồn đọng, gắn tiền luơng, thuởng với kết quả thu hồi các khoản nợ này. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,85% thấp hơn so với mức quy định của NHNN là 3%; Sacombank Đống Đa thuờng xuyên cập nhật bổ
2014 2015 2016 2017 2018
Dự phòng rủi tro tín dụng 0,38% 1,21% 1,35% 0,67% 0,62%
sung nội dung phuơng án xử lý, thu hồi nợ tồn đọng (nợ cơ cấu, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC) chi tiết đến từng món vay, từng khách hàng vay của từng cán bộ tín dụng; tập trung các biện pháp theo Nghị quyết 42/2017/QH14 để xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh.
Ngoài ra, việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay có lúc bị bỏ qua, nhất là trong khâu thẩm định tín dụng. Trong tín dụng, thời gian và thời cơ kinh doanh là một yếu tố quan trọng đối với cả và Ngân hàng do vậy cán bộ tín dụng đôi khi bỏ qua một số buớc trong phân tích tín dụng, dẫn đến tiềm ẩn các rủi ro cho Ngân hàng.
Nhìn chung, nợ xấu đối với tín dụng tại Sacombank Đống Đa khá cao, thấp hơn so với bình quân nợ xấu của toàn hệ thống Sacombank nhung cao hơn
so với toàn hệ thống NHTM. Trong thời gian tới, chi nhánh cần triển khai các chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng để giảm nợ quá hạn và nợ xấu.
• Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Việc phân loại rủi ro tín dụng đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các tổ chức tín dụng khác và trích lập dự phòng tuơng ứng đuợc thực hiện theo quy định tại Thông tu số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013 do NHNN VN ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài và Thông tu số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 do NHNN ban hành về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tu 02. Tuy nhiên, Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank khá cao, cũng là lý do Sacombank Đống Đa trích tỷ lệ dự phòng rủi ro cao hơn mức NHNN quy định, cụ thể biểu hiện qua bảng 2.9 duới đây:
Bảng 2.7: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2014 - 2018
Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Lợi nhuận
thuần
truớc chi phí dự phòng
Tại Sacombank Đống Đa trích lập đủ các khoản dự phòng theo quy định, năm 2015, 2016 tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng lớn hơn 1% để dự phòng rủi ro do nợ xấu tăng quá cao (chủ yếu do sáp nhập khoản nợ xấu khổng lồ từ Southern Bank) do tỷ lệ này nhỏ hơn 1%, từ năm 2017 trở lại đây, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng giảm xuống duới 1%.
Năm 2017 tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mặc dù giảm còn 0.67% cao hơn mức của NHNN quy định (Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nuớc, các ngân hàng đuợc yêu cầu trích dự phòng ở mức 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ Nhóm 1 đến 4), Sacombank Đống Đa phải "chi mạnh tay" cho trích lập dự phòng rủi ro cho thấy hai khía cạnh. Một là, ngân hàng đang thận trọng lo xa dù kinh tế đang tăng truởng tốt, song những cú sốc của nền kinh tế vừa qua buộc ngân hàng phải căn cơ hơn, tăng tỷ lệ trích lập dự phòng giúp ngân hàng chủ động hơn trong xử lý nợ xấu thời gian tới; Hai là, theo phân tích ở trên, tăng truởng tín dụng năm 2017 tăng khá cao nên ngân hàng đang phải chi nhiều cho trích lập dự phòng rủi ro. Đó là hệ lụy từ tăng truởng “nóng” về tín dụng thời gian qua
57
làm rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Chưa kể, hiện số nợ xấu chưa được xử lý của ngân hàng tại VAMC vẫn còn rất lớn. Do đó, dù lợi nhuận thu về rất lớn, song ngân hàng đã phải chi hàng trăm tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro.
Năm 2018 cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đã được cải thiện nên tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng giảm còn 0.62%, thấp hơn mức quy định của NHNN.
Xét về tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Lợi nhuận thuần trước chi phí
dự phòng thì chi phí dự phòng trích lập trên lợi nhuận khá cao, cụ thể năm 2015,
chiếm 71.98%, năm 2016 chiếm 81.6%. Nguyên nhân: Nợ xấu từ Southern Bank
không chỉ làm giảm hiệu quả kinh doanh tín dụng, qua đó làm giảm lợi nhuận của
Sacombank Đống Đa, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của Sacombank
Đống Đa thông qua việc phải tăng trích lập dự phòng. Tình hình cải thiện khi năm
2017, tỷ lệ này giảm còn 35,4% và còn 41.47% năm 2018. Tuy nhiên, khoản trích
dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn còn khá cao, đây là vấn đề sắp tới Sacombank nói chung và Sacombank Đống Đa nói riêng phải giải quyết: nếu thừa
nhận thêm nợ xấu, Sacombank Đống Đa sẽ phải tăng trích lập dự phòng, lợi nhuận theo đó cũng bị giảm đi, uy tín của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Còn nếu
giữ nguyên nợ xấu thì các khoản nợ xấu tiềm tàng khó xử lý được nhất là vấn đề
chất lượng tín dụng, dòng tiền và thanh khoản ngân hàng.