2.1.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn suy thoái, nền kinh tế trong nước biến động phức tạp, mức độ cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt, khốc liệt. Với sự chỉ đạo sâu sắc, quyết liệt của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm , hoạt động kinh doanh duy trì ổn định và phát triển năng lực của Chi nhánh cũng như độ tin cậy của Viettinbank Bắc Giang trên địa bàn ngày càng được khẳng định. Điều này được thể hiện qua bảng kết quả kinh doanh sau:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Bắc Giang năm 2012-2014
Nguồn vốn 2.611 2.743 3.013 402 15,39
Dư nợ 2.019 2.325 2.884 865 42,84
Tổng thu 328 351 382 54 16,46
Tổng chi 290 307 326 36 12,41
Thu nhập /Chi phí ∏3 ∏4 ∏7 Lãi hạch toán/thu nhập õữ 013 015
(Nguồn: Phòng kế toán NHCT - Chi nhánh Bắc Giang)
Bảng 2.2: Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Chi nhánh Bắc Giang năm 2012 - 2014.
3 Không kỳ hạn______ 634 650 690 Có kỳ hạn__________ 260 315 343 2 Tiền gửi TK_______ 1.54 2 59,06 1.603 58,44 1.82 0 60,40 Không kỳ hạn______ 81 105 130 Có kỳ hạn__________ 1.46 1 1.498 1.69 0 3 Chứng từ có giá 175 6,70 175 6,38 160 5,31 Kỳ phiếu__________ 65 65 50 Trái Phiếu_________ 30 30 30 Chứng chỉ tiền gửi 80 80 80 Tổng cộngΛ 2.611 1ÕÕ r 2.743 1ÕÕ r 3.01 3 100
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Bắc Giang)
Qua ba năm 2012 - 2014 dư nợ, nguồn vốn của Chi nhánh tăng đáng kể, nguồn vốn tăng 402 tỷ đồng tăng 15,39%, dư nợ tăng 865 tỷ đồng, tăng 42.84%, chất lượng tín dụng đảm bảo. Tình hình thu - chi của Chi nhánh có xu hướng tăng rõ rệt. Tổng thu năm 2012 là 328 tỷ đồng thì đến năm 2014 đã là 382 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 16,46%. Tổng chi năm 2012 là 290 tỷ đồng thì đến năm 2014 đã là 326 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 12,41%. Tình trạng thu - chi của Chi nhánh tăng là bình thường, hơn nữa Chi nhánh có tình trạng huy động vốn tốt nên số lãi phải chi trả cũng cao hơn.
Trong ba năm 2012 - 2014, Chi nhánh luôn duy trì hệ số thu nhập/chi phí lớn hơn 1, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có lãi. Tỷ lệ lãi/thu nhập tăng từ 12% năm 2012 lên 15% năm 2014 cho thấy dù tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2013, 2014 còn gặp nhiều khó khăn, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
Nhìn chung, tổng thu của Chi nhánh luôn lớn hơn tổng chi, lãi hạch toán nội bộ tăng 47,37% nguyên nhân trong năm 2014 xu hướng lãi suất tiền gửi ngày càng giảm, chênh lệch mua bán vốn (giá vốn FPT) với NHTMCPCTVN
có khoảng cách đáng kể, hơn nữa Chi nhánh áp dụng tận thu các nguồn phí nhờ vậy mà Chi nhánh luôn làm ăn có lãi. Với kết quả lợi nhuận như bảng trên, NHCT - Chi nhánh Bắc Giang tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của
mình trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đây là kết quả của sự nhất trí của Ban lãnh đạo Chi nhánh trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh, thể hiện sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên làm việc tại Chi nhánh Bắc Giang. Đến thời điểm kết thúc năm 2014 Chi nhánh đã 4 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động được Vietinbank Bắc Giang rất chú trọng nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng về nguồn vốn, an toàn thanh khoản, thực hiện các chính sách của NHNN, đồng thời nâng cao vị thế của Vietinbank Bắc Giang trong hệ thống ngân hàng. Vietinbank Bắc Giang luôn nỗ lực trong công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế. Nhờ đó nguồn vốn huy động của Vietinbank Bắc Giang luôn tăng trưởng qua các năm.
Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn theo thành phần kinh tế của Vietinbank Bắc Giang giai đoạn 2012-2014
Trong tình hình kinh tế bắt đầu ổn định trở lại sau suy thoái năm 2009, Vietinbank Bắc Giang vẫn duy trì tốt hoạt động huy động vốn kinh doanh cho Chi nhánh, góp phần duy trì tính ổn định của thị trường tiền tệ, đảm bảo tâm lý cho khách hàng trước sự biến động của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Nhìn chung, bảng 2.3 cho thấy tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2014 là 3.013 tỷ đồng, tăng 402 tỷ đồng (+13%) so với cuối năm 2012. Sở dĩ nguồn vốn của Chi nhánh tăng nhanh là do Chi nhánh đã áp dụng nhiều gói sản phẩm cùng chính sách khuyến mại hấp dẫn, thích hợp với từng đối tượng khách hàng. Ví dụ như gói sản phẩm tiền gửi “Lộc vàng như ý” ; Chương trình “Giao dịch nhận quà ngay”; chương trình “Xuân tích lũy tháng vàng chu du Mỹ”....
Nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh trong cả hai năm 2013 và 2014 là từ tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (chiếm tỷ trọng đều qua các năm và rất ổn định 93,6% năm 2013 và 94.7% năm 2014). Sở dĩ tỷ trọng của hai loại tiền gửi này cao là do Chi nhánh đã củng cố, tăng cường và phát huy mối quan hệ lâu dài với các khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ với các khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân.
Do chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế hậu suy thoái và các bất ổn tài chính nên các khách hàng cá nhân trở nên dè dặt hơn trong việc gửi tiền vào ngân hàng. Lượng tiền gửi tiết kiệm cuối năm 2014 là 1.820 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,4% trên tổng nguồn vốn huy động và tăng 278 tỷ đồng (+18%) so với năm 2013. Trong đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn là 1.690 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn do khách hàng cá nhân muốn gửi những khoản tiền có lãi suất cao, tránh sự mất giá của đồng tiền.
Việc huy động vốn từ giấy tờ có giá có giảm, từ 175 tỷ năm 2012 đến năm 2014 còn 160 tỷ. Nguyên nhân chính là do khách hàng đến kỳ hạn rút chuyển sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thấp hơn. Do đặc thù của sản phẩm huy động bằng phát hành giấy từ có giá là khách hàng không thể rút vốn về trước kỳ hạn (bằng cách chịu phạt) như trong trường hợp gửi tiền có kỳ hạn tại Chi nhánh. Nếu muốn thu hồi vốn trước kỳ hạn, cách duy nhất là chuyển nhượng giấy tờ có giá đó cho người khác, điều này khiến khách hàng e dè hơn trong việc đầu tư vào các giấy tờ có giá, đặc biệt là trong tình hình kinh tế biến động bất thường sau khủng hoảng.
Năm 2014, cạnh tranh huy động vốn giữa các NHTM tiếp tục diễn ra gay gắt, đặc biệt là những tháng cuối năm. Do kinh tế thế giới và trong nước có dầu hiệu phục hồi, khách hàng rút vốn để đầu tư các lĩnh vực khá. Hơn nữa lãi suất Ngân hàng có xu hướng ngày càng giảm không còn sức hấp dẫn đối với khách hàng do vậy việc thu hút vốn rất khó khăn.
Để mở rộng kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, Chi nhánh Bắc Giang đã đẩy mạnh huy động vốn với nhiều nhóm giải pháp và chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Bằng việc nắm chắc diễn biến thị trường, áp dụng đồng bộ các chính sách lãi suất, chính sách khách hàng linh hoạt nên đã giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn từ các khách hàng hiện có (đặc biệt là các khách hàng lớn) và thu hút khách hàng mới.
Ngoài ra, Chi nhánh Bắc Giang còn chủ động tiếp cận các cơ quan chức năng, ban ngành, kho bạc tỉnh để khai thác có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng lượng khách hàng là các đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn thu. Do đó, nguồn vốn huy động vẫn tăng trưởng mạnh và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để Chi nhánh Bắc Giang chủ động trong quản lý điều hành, mở rộng kinh doanh, đảm bảo thanh khoản và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng có hiệu quả.
2.1.3.3. Tình hình hoạt động tín dụng
NHTM thực chất là những doanh nghệp kinh doanh tiền tệ, những trung gian tài chính giúp luân chuyển vốn trong nền kinh tế.Chi nhánh huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư rồi sau đó cho vay lại với những chủ thể cần vốn. Song song với việc huy động vốn, chi nhánh cũng mở rộng hoạt động tín dụng có chọn lọc thông qua việc đánh giá phân loại khách hàng, tổ chưc thu thập thông tin về khách hàng, đồng thời hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối hợp với cơ cấu nguồn vốn. Hoạt động tín dụng của Vietinbank Bắc Giang bao gồm nhiều hình thức nhưng chủ yếu là cho vay và bảo lãnh đóng vai trò chủ đạo và mang lại thu thập cho ngân hàng. Nhìn chung các chỉ tiêu đều được hoàn thành tốt, vượt kế hoạch dự kiến ban đầu.
Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Bắc Giang giai đoạn 2012-2014
Tổng dư nợ cho vay 2.019 100 2.325 100 2.884 100 1. Phân theo tính chất Ngắn hạn 1.15 1 0 57, 1.250 8 53, 9 1.62 5 56, Trung dài hạn 86 8" 43, 0 1.075 46 2 1.25 5 43, 5 1. Phân theo khách hàng Tiền gửi từ TCKT 1.48 7 7 73, 1.627 0 70, 4 2.04 9 70,
Tiền gửi từ dân cư 53
2^ 3 26, 698^ T 3Õ 840 1 29,
2. Phân theo chất lượng tín dụng
Dư nợ trong hạn 2.00
3 2 99, 2.317 99,6 0 2.88 8 99,
Qua bảng số liệu ta thấy: hoạt động tín dụng của ngân hàng rất tốt, thể hiện qua các con số đều tăng rất cao có chênh lệch so với tình hình chung của hệ thống ngân hàng. Từ bảng 2.4 ta thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2014 tăng 42,84% so với năm 2012, cụ thể là tăng 865 tỷ đồng. Một phần là nhờ tác động của các chính sách tăng trưởng tín dụng do Nhà nước ban hành, một phần là do nền kinh tế năm 2014 đang dần phục hồi sau khủng hoảng.
Trong năm 2014, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh Bắc Giang tương đối đồng đều: dư nợ ngắn hạn chiếm 55,3%, dư nợ trung dài hạn chiếm 44,7%. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng từ 1.151 tỷ đồng lên 1.629 tỷ đồng mức độ tăng trưởng là +55,3%, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng từ 868 tỷ đồng lên 1.255 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng +44.7%. Sở dĩ dư nợ cho vay trung dài hạn tăng nhanh hơn dư nợ cho vay ngắn hạn là vì Chi nhánh tiếp cận được nguồn vốn cho vay đồng tài trợ cho dự án mở rộng nhà máy Đạm Hà Bắc từ năm 2012- 2025 (Công ty thuộc tập đoàn Hóa chất Việt Nam). Nguồn vốn này do 5 Ngân hàng cùng tài trợ, trong đó có vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Giang làm đầu mối chính. Nguồn vốn này tương đối ổn định và kéo dài.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ của Vietinbank Bắc Giang giai đoạn 2012-2014
Năm 2012 tổng dư nợ cho vay đạt 2.019 tỷ đồng, đến năm 2013 là 2.325 tỷ đồng, tăng 306 tỷ đồng tương ứng mức tăng 24,57%. Năm 2014 tốc độ tăng so với năm 2013, quy mô dư nợ đạt 1197 tỷ đồng, tăng so năm 2013 là 102 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,3%. Ngân hàng thực hiện việc cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các dự án trung, dài hạn; kìm chế lãi suất đầu vào để thực hiện cho vay những tháng đầu năm theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Các chính sách tiền tệ về lãi suất, vàng và ngoại tệ được điều hành khá linh hoạt theo tình hình thị trường nên dư nợ năm 2014 đã có chuyển biến tốt hơn.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠIVIETINBANK BẮCGIANG