GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY

Một phần của tài liệu 109 công tác bảo đảm tiền vay tại NH TMCP công thương VN chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (Trang 78 - 81)

3.2.1. Khai thác triệt để nguồn thông tin

Giá trị thực của TSBĐ thường xuyên biến động theo thị trường nên giá trị bảo đảm cho khoản vay của khách hàng cũng tăng, giảm theo. Do đó, ngân hàng sẽ không thể xác định mức độ an toàn của khoản vay nếu không cập nhật kịp thời thông tin. Để đảm bảo thông tin luôn chính xác thì ngân hàng cần phải có cách thức thu thập và xử lý thông tin từ phía khách hàng, cơ quan chức năng, báo chí, internet...

Đối với thông tin từ phía khách hàng, thông tin đầu tiên ngân hàng nhận được từ hồ sơ do khách hàng cung cấp. Ngân hàng phải yêu cầu khách hàng cung cấp đủ thông tin về năng lực dân sự, tình hình tài chính.. .qua các hợp đồng, hóa đơn, giấy tờ bảo hiểm, quyền sở hữu. Ngân hàng cần xem xét ký lưỡng, kiểm tra tính xác thực của các thông tin từ đó đưa ra đánh giá, so sánh để đưa tới quyết định cấp tín dụng hay không. Hiện nay trình độ công nghệ phát triển mạnh, vì vậy nguy cơ làm giả thông tin xảy ra rất nhiều nên ngân hàng đẩy mạnh phương pháp thu thập trực tiếp từ khách hàng đó là phỏng vấn trực tiếp, thăm cơ sở sản xuất để xác nhận thông tin. Thông tin từ phỏng vấn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của nhân viên thẩm định.

Đối với thông tin từ phía cơ quan chức năng, ngân hàng cần xây dựng mối quan hệ trực tiếp với các cơ quan này như: Ngân hàng nhà nước, CIC, tổ chức tín dụng khác, Cơ quan Thuế, Hải quan, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tư pháp... để có được thông tin nhanh nhạy, thường xuyên, cập nhật, chính xác để đánh giá đúng uy tín, năng lực tài chính của khách hàng.

Thu thập từ thông tin đại chúng như báo chí, internet.thường xuyên đăng tải thông tin về giá cả thị trường các loại hàng hóa. Giá cả hàng hóa thường xuyên biến động theo thời gian, do đó đây là những thông tin khá cần thiết và bổ ích cho việc xác định giá trị TSBĐ nhưng thông tin này thường đa dạng và không có tính chất đảm bảo nên ngân hàng luôn phải xem xét cẩn thận, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng tránh gây hậu quả không đáng có.

Ngân hàng nên xây dựng bộ phận chuyên trách cho việc thu thập, phân loại, xử lý thông tin, giảm tải áp lực cho nhân viên tín dụng, để họ có thể tập trung cho việc phân tích, thẩm định, tiếp thị khách hàng.

Xây dựng mạng lưới thông tin bao quanh dày đặc đồng thời trang bị cho cán bộ thẩm định những phương pháp tiếp cận, khai thác thông tin từ nhiều nguồn. Tích cực tiếp cận, cập nhật từ những thay đổi trong đường lối chính sách của các cấp thẩm quyền, của các phương tiện thông tin đại chúng, điều tra qua thâm nhập thực tế, mua thông tin từ các tổ chức chuyên nghiệp, thuê chuyên gia tư vấn thẩm định về các thông số kĩ thuật của các tài sản có tính chuyên biệt cao. Ngân hàng phải tập trung khai thác triệt để các nguồn thông tin để làm phong phú, đầy đủ và hoàn thiện hơn về hệ thống thông tin của mình.

Đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ, trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao tiện ích, tính bảo mật khách hàng vừa đảm bảo thông tin, vừa nhanh chóng, thuận tiện giao dịch, vừa tiết kiệm thời gian.

3.2.2. Nâng cao trình độ nhân viên

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là trong công tác BĐTV. Trong khi đó những vấn đề BĐTV thường phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có một trình độ nhất định. Do đó, ngân hàng phải coi trọng đúng mức việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên.

Đối với bộ phận quan hệ khách hàng là bộ phận trực tiếp thẩm định phương án vay vốn và lựa chọn TSBĐ cho khoản vay trước khi chuyển sang bộ phận hỗ trợ thẩm định và định giá độc lập TSBĐ, cần nâng cao trình độ thẩm định khoản vay, đánh giá, nhận định khách hàng. Xác định TSBĐ là rào chắn rủi ro cho ngân hàng, không phải là điều kiện then chốt trong quyết định cho vay. Nhiều nhân viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng vẫn mang tư tưởng TSBĐ là vấn đề lãnh đạo quyết định việc cho vay, trên thực tế phương án vay vốn của khách hàng và dòng tiền từ phương án quyết định đến khả năng trả nợ vay của khách hàng. Để việc đào tạo có hiệu quả, chi nhánh cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Cung cấp những tài liệu cần thiết về bảo đảm tín dụng để cán bộ tự học tập nghiên cứu. Coi việc tự học tập và nghiên cứu là công việc bắt buộc đối với cán bộ ngân hàng.

- Thường xuyên tổ chức những khóa học có tính chất chuyên đề về các vấn đề có liên quan đến công tác BĐTV, nhằm trao đổi kinh nghiệm và tìm ra

các giải pháp tối ưu trong quá trình thực hiện BĐTV. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm tiến hành kiểm tra trình độ nhận thức của cán bộ nhân viên. Từ đó có căn

cứ để phân công công việc phù hợp với khả năng, trình độ của từng người. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải nâng cao chất lượng của bộ phận

TSBĐ này chính là cơ sở để xác định mức cho vay tối đa đối với một khoản vay và khả năng thu hồi nợ trong trường hợp phải xử lý TSBĐ. Vì vậy, để giúp ngân hàng có được quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo an toàn ngân hàng và tạo ra được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng vay thì ngân hàng cần phải xác định đúng giá trị đích thực của TSBĐ. Tuy nhiên, việc xác định đúng giá trị TSBĐ là việc mà khả năng chính xác là không cao vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan. Điển hình có thể nói là do chất lượng của bộ phận định giá TSBĐ. Do đó, để nâng cao chất lượng đối với bộ phận chuyên định giá TSBĐ thì chi nhánh cần phải sử dụng những biện pháp sau:

- Để độ thẩm định đạt kết quả chính xác hơn thì cần phải lập một hội đồng thẩm định giá TSBĐ vì việc định giá là phức tạo nên cần phải có một số đông người tham gia để có thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn và an toàn hơn.

- Xây dựng một số tiêu thức định giá của TSBĐ dựa trên những thông tin xác thực, đúng đắn.

Một phần của tài liệu 109 công tác bảo đảm tiền vay tại NH TMCP công thương VN chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w