Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài trong phát triển

Một phần của tài liệu 1325 phát triển tín dụng tiêu dùng tại NH hợp tác xã VN chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 36)

biến động và thay đổi không ngừng. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động điều chỉnh kịp thời, nắm bắt xu hướng biến động của nó để có thể đảm bảo chắc chắn cho việc phát triển sản phẩm cho vay của mình.

1.3Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài và bài học rút ra cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng.

1.3.1 Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại nước ngoài trong pháttriển tín dụng tiêu dùng. triển tín dụng tiêu dùng.

1.3.1.1 Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, các khoản TDTD ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển. Các nhà quản lý ngân hàng Trung Quốc đã nhận thấy TDTD chính là “tương lai” của các NHTM và họ phải tập trung các nguồn lực của mình nhiều hơn cho lĩnh vực này.

Ngay từ cuối những năm 1990, Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB) đã dẫn đầu về phát triển lĩnh vực này: vào năm 1999, thời hạn cho vay có thể được chấp nhận kéo dài từ 20 năm lên 30 năm; giá trị khoản vay cũng được nâng từ mức 70% lên 80% giá trị tài sản thế chấp. Đồng thời, từ cuối năm 1999, CCB bắt đầu chấp thuận các khoản vay do cá nhân đứng ra bảo lãnh, bãi bỏ yêu cầu người đi vay cần phải được người chủ lao động của mình đứng ra bảo đảm cho các khoản vay. CCB còn có một kế hoạch đầy tham vọng là sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ sẵn có của mình để phát triển hình thức dịch vụ ngân hàng Internet và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử bán lẻ.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Mintel, dư nợ TDTD của Trung Quốc năm 2012 là khoảng 10.000 tỷ NDT, đến năm 2015 dư nợ TDTD là khoảng gần 20.000 tỷ NDT, và dự báo đến năm 2021 dư nợ TDTD của Trung Quốc đạt 52.700 tỷ NDT.

Sự phát triển mạnh mẽ TDTD của các Ngân hàng Trung Quốc đã kích thích sự gia tăng lạm phát và sự đầu tư quá mức trong các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, công nghiệp sản xuất ô tô... Vì vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã có những biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát hoạt động TDTD của Ngân hàng: nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 8% từ ngày 01/01/2007, tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ không vượt quá 30% ...

Tuy nhiên, các Ngân hàng Trung Quốc hiện nay đang gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của các Ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực TDTD: HSBC, Citibank, Standard Chartered Bank. Điểm yếu của các Ngân hàng Trung Quốc đó là đã không đồng thời phát triển TDTD với phát triển các dịch vụ bán lẻ có liên quan trong khi đây là chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhằm xâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài.

1.3.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Mỹ

TDTD giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước Mỹ. Với tổng giá trị lên đến 778 tỉ USD trong năm 1989, nó tương đương với khoảng 15% tổng sản phẩm nội địa của Mỹ. TDTD ở Mỹ gồm hai hình thức là trả góp và phi trả góp tức thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng được các ngân hàng phát hành cho phép người tiêu dùng có thể chi tiêu mua hàng bằng thẻ tại hầu hết các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn.trên toàn nước Mỹ. Mua trả góp là phương pháp mua hàng hóa bằng tín dụng và việc thanh toán được kéo dài trong một thời gian nhất định. Ở Mỹ, TDTD phổ biến dưới hình thức mua trả góp, đa số các hàng hóa có giá trị lớn đều được mua theo cách thức này. Người tiêu dùng khi mua hàng trả góp thường không được đứng tên sở hữu cho đến khi trả hết giá trị món hàng. Neu người mua vi phạm việc thanh toán thì người bán có quyền thu hồi lại món hàng và bán cho người khác. Người mua đầu tiên có quyền nhận lại số tiền mình đã trả trừ đi một khoản phạt và khấu hao.

TDTD cho phép các hộ gia đình sử dụng hợp lý thu nhập thực tế của mình đồng thời khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong những thời kỳ khó khăn về tiền tệ, TDTD đã rất khó kiểm soát, đặc biệt là khi lạm phát tăng cao. Bởi vì, người tiêu dùng thường gia tăng các khoản nợ trong thời kỳ lạm phát để đảm bảo điều kiện sống cho mình hoặc tiến hành mua hàng hóa khi họ dự đoán hàng sẽ tăng giá. Ở Mỹ, TDTD là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính và sau đó gây ra những hậu quả khôn lường ra toàn thế giới.

- Khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ

Những năm gần đây, trước bối cảnh thị trường bất động sản phát triển mạnh, các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ bất chấp rủi ro cho vay cả những hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn, thậm chí cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính.

Sự ra đời hàng loạt của các công ty địa ốc đã góp phần đẩy giá nhà tăng cao liên tục (khoảng 20% mỗi năm) trong hơn mười năm qua, người tiêu dùng đổ xô đi mua nhà kể cả những người không có khả năng trả nợ, bị phá sản. Nguy hiểm hơn, các tổ chức tài chính phố Wall còn gom các hợp đồng cho vay mua nhà này theo nhóm rủi ro làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu chứng khoán hóa (MBS) ra thị trường Mỹ và thị trường tài chính thế giới. Khi giá bất động sản giảm mạnh, một số lớn hợp đồng tín dụng để đảm bảo cho MBS trở thành nợ xấu, MBS mất giá trên thị trường thứ cấp khiến cho ngân hàng và các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu này lỗ nặng hoặc mất khả năng thanh toán, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ ở Mỹ mà hệ lụy ra toàn cầu.

- Khủng hoảng thẻ tín dụng ở Mỹ

Đầu năm 2008, tổng dư nợ thẻ tín dụng của Mỹ đã lên đến 875 tỷ USD, trong đó nợ xấu là 21 tỷ USD. Sau nhiều năm phát hành thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng cao, điều kiện thông thoáng tràn ngập thị trường Mỹ, nhiều Ngân hàng đã cắt giảm hoạt động này do điều kiện kinh tế bị suy thoái, thất nghiệp tăng cao, ngày càng nhiều người không trả được nợ. Các biện pháp hạn chế cho vay thông qua thẻ tín dụng được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho Ngân hàng nhưng lại gây khó khăn cho người tiêu dùng, họ sẽ phải trả lãi suất cao hơn và ngày càng gặp trở ngại trong việc vay tiền khi thói quen tiêu dùng phụ thuộc vào thẻ tín dụng đang rất phổ biến.

1.3.1.3 Phát triển tín dụng tiêu dùng kết hợp với phát triển dịch vụ bán lẻ tại một số ngân hàng trên thế giới.

Ngân hàng Standard Chartered Singapore là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Châu Á với sự phát triển về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, thu nhập về dịch vụ chiếm tới 56% tổng thu nhập của ngân hàng này. Trong dịch vụ đầu tư, Standard Chartered Singapore trở thành đơn vị đi đầu trong việc thành lập hơn 200 chi nhánh quản lý, phân bổ vốn đầu tư cho bên thứ ba.

Quy mô này giúp ngân hàng thành lập những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới, mở rộng thị phần. Ngoài ra, ngân hàng này còn khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ bán lẻ: thành lập hệ thống ngân hàng internet, xây dựng chương trình làm tự động các kênh cung cấp dịch vụ, cung cấp một trung tâm liên lạc, các máy nhận tiền gửi tại các chi nhanh.. .Theo thống kê, 60% giao dịch của ngân hàng này đều được thực hiện qua các kênh tự động.

Ngân hàng Bangkok - Thái Lan được biết đến là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan. Theo số liệu thống kê, cứ 6 người Thái thì có 1 người mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng Bangkok. Đồng thời với việc phát triển các chi nhánh, các trung tâm kinh doanh ở các khu đô thị lớn, ngân hàng này đặc biệt chú trọng vào phát triển hệ thống mạng lưới các chi nhánh nhỏ ở các siêu thị lớn, các trường đại học trên khắp đất nước. Hệ thống chi nhánh này làm việc toàn bộ các ngày trong tuần nhằm phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Bên cạnh đó, ngân hàng này còn tập trung phát triển dịch vụ bán lẻ thông qua việc triển khai trên quy mô lớn phát hành thẻ ghi nợ nội địa, dịch vụ séc, xây dựng trung tâm hoạt động ngân hàng hiện đại thực hiện qua điện thoại, internet.. .cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ.

Việc phát triển tín dụng tiêu dùng trên cơ sở kết hợp phát triển dịch vụ bán lẻ là một định hướng đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của các NHTM trên thế giới. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ bán lẻ có chất lượng tốt, hoạt động cho vay tiêu dùng được tiếp thị tới khách hàng một cách rộng rãi, dễ dàng tìm kiếm các đối tượng, khách hàng tốt, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu 1325 phát triển tín dụng tiêu dùng tại NH hợp tác xã VN chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 36)