2.1Khái quát về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt NamChi nhánh Hai Bà Trưng Chi nhánh Hai Bà Trưng
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, gọi tắt là Ngân hàng Hợp tác (tên tiếng Anh là “Co-operative Bank of Viet Nam ”, viết tắt: Co-opBank), được thành lập năm 2013 theo hình thức chuyển đổi.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ Tín Dụng Nhân dân Trung ương (tên tiếng Anh là Central People’s Credit Fund, viết tắt: CCF). Quỹ tín dụng Trung ương được hình thành dựa trên Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/07/1993 và công văn số 6901/KTTH năm 1994 của Chính phủ Việt Nam. Đen năm 1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 08/06/1995 cho thành lập Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng.
Từ năm 2010, vốn điều lệ được tăng lên 2.000 tỷ đồng. Năm 2013, với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, theo giấy phép số 166/GP-NHNN được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 04/06/2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thành lập, có thời hạn hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước Việt Nam, vốn góp của Quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác. Ngân hàng có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được thành lập các đơn vị mạng lưới trong nước và nước ngoài khi được NHNN Việt Nam chấp thuận bằng văn bản; đồng thời mở rộng đối tượng cung cấp dịch vụ.
Về nội dung, phạm vi hoạt động, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được phép:
* Nhận tiền gửi, cho vay điều hòa vốn đối với QTDND thành viên theo Quy chế điều hòa vốn được Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thông qua và được công khai đến tất cả các QTDND thành viên;
* Xây dựng, phát triển và ứng dụng tất cả các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của QTDND thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên QTDND và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Đối với khách hàng không phải là QTDND thành viên, Ngân hàng Hợp tác được:
* Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác của các tổ chức và cá nhân;
* Cho vay đối với khách hàng không phải là QTDND thành viên khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của QTDND thành viên, duy trì tỷ lệ nợ
cho vay khách hàng không phải là QTDND thành viên theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, Ngân hàng Hợp tác được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; vay vốn trên thị trường tiền tệ trong nước và vay vốn của tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức khác và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật; Ủy thác và nhận ủy thác theo quy định của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn và các hình thức vay vốn khác theo quy định; thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng theo quy định...
Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hai Bà Trưng (trước ngày 04/06/2013 có tên là Quỹ tín dụng Trung ương Chi nhánh Hai Bà Trưng) được thành lập theo quyết định số 40/2010/QD-QTDTW ngày 19/04/2010 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương.
Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hai Bà Trưng trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng dịch vụ theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Hợp tác.
Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hai Bà Trưng. Tên viết tắt: Co-opBank Hai Bà Trưng
Trụ sở: Số 57 Võ Văn Dũng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng là đơn vị độc lập, có con dấu riêng, hạch toán kế toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng để thu chi, có trách nhiệm báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết định kỳ và đột xuất các hoạt động của mình theo yêu cầu của Hội sở NHHT.
Chi nhánh có 2 phòng giao dịch trực thuộc, đó là:
+ PGD số 1: Số 386 Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. + PGD số 5: Số 79 Nguyễn Hữu Huân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2.1.2 Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: Gồm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc điều hành mọi hoạt động công việc của Chi nhánh.
Trong đó, Giám đốc Chi nhánh là người tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, quan hệ hợp tác, đầu tư... theo sự ủy nhiệm của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc; là người kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước, các quy định của Co-opBank. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về những quyết định của mình.
Phó Giám đốc Chi nhánh là người quản lý một số mặt hoạt động của Chi nhánh do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình.
Ban Giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên Tổng Giám đốc hay các cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm về các nghiệp vụ và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Ban Giám đốc là đại diện pháp nhân của Chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng Giám đốc.
- Phòng Kinh doanh:
Đây là phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. Đây là nơi mang lại nguồn thu nhập chính cho Chi nhánh. Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức, tùy theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời xem xét các hồ sơ vượt quá quyền phán quyết của Phòng Giao dịch đề xuất tham mưu cho Giám đốc đưa ra các quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng.
Ngoài chức năng cho vay nêu trên, Phòng Kinh doanh còn đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ như một Phòng kế hoạch, nguồn vốn của một Ngân hàng như: Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn, khai thác và cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và phát triển mạng lưới của Chi nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, lập các báo cáo thống kê về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Lưu trữ bảo quản hồ sơ theo chế độ quy định.
- Phòng kế toán và ngân quỹ:
Thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại Chi nhánh. Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán. Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ. Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của toàn Chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
Quản lý nghiệp vụ Chi nhánh cân đối thu chi tiền mặt ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đơn vị trực thuộc. Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. Thực hiện báo cáo theo quy định hiện hành.
- Phòng Kiểm tra nội bộ:
Thực hiện kiểm tra, giám sát nội bộ tại trụ sở Chi nhánh và tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh. Tư vấn cho Giám đốc các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh. Kiểm tra thực hiện các quy chế, chế độ giúp cho Chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao. Tiếp nhận, thẩm tra nhằm xác minh các vụ khiếu nại, đơn thư tố cáo có liên quan đến cán bộ nhân viên Chi nhánh và đề xuất các biện pháp xử lý trình Giám đốc. Lập báo cáo và tổng hợp nhiệm vụ theo quy định của NHNN và NHHT.
- Phòng Hành chính - Nhân sự:
Quản lý nhân sự, đào tạo nhân viên, chi trả lương, tổ chức sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu hoạt động của Chi nhánh, xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập và giải thể các đơn vị trực thuộc Chi nhánh; tổ chức thực hiện kế hoach được duyệt công tác văn thư, hành chính, quản trị, lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động tiền lương. Ngoài ra, còn làm công tác hậu cần cho chi nhánh: lễ tân, vận tải, bảo vệ an ninh cơ quan, bảo vệ tài sản.. .và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Phòng Giao dịch:
Có chức năng, nhiệm vụ gần giống như Phòng Kinh doanh. Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng thuộc địa bàn giao dịch được giao dưới nhiều hình thức, tùy theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng với hạn mức cho vay nhất định.
2.1.3 Kết quả một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng đã rất quan tâm đến việc huy động vốn. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay có một số lượng lớn các TCTD thuộc các loại hình khác nhau cùng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và cạnh tranh quyết liệt, điều đó đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực phấn đấu nhằm thu hút một khối lượng vốn lớn để đảm bảo chi nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn.
Đồng thời, tạo ra một nền tảng vững chắc cho Chi nhánh có thể ổn định và phát triển. Có thể nói nguồn vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn vừa là đối tượng kinh doanh, vừa là phương tiện kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2014-2016
1. Kỳ hạn dưới 12
tháng 7514.3 2,08% 5516.7 2,34% 5617.1 2,31% 2.380 116,56% 401 102,39%
2. Kỳ hạn từ 12
tháng trở lên 7.100 1,03% 8.001 1,12% 0211.4 1,54% 901 112,69% 3.401 142,51%
II. Tien gửi điều hòa vốn từ các QTDND. 576.84 7 83,67% 587.640 82.22% 593.967 80,02% 10.793 101,87% 6.327 101,08% 1. Kỳ hạn dưới 12 tháng 348.16 8 50,50% 354.194 49,56% 358.246 48,26% 6.026 101,73% 4.052 101,14% 2. Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 228.67 9 33,17 % 233.44 6 32,66 % 235.72 1 31,76 % 4.767 102,08 % 2.27 5 100,97%
III. Von nhận điều hòa từ Trụ sờ chính 91.1 25 13,22% 102.308 14,32% 119.737 16,13% 11.183 112,27% 17.429 117,04% TỔNG CỘNG 689.44 7 100% 714.704 100% 742.262 100% 25.257 103,66% 27.558 103,86%
sở chính. Số vốn huy động tăng dần qua các năm cho thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả tốt. Tốc độ tăng trưởng vốn: năm 2015 tăng tăng 3,66% (tương đương 25.257 triệu đồng) so với năm 2014, năm 2016 tăng
3,72% (tương đương 27.558 triệu đồng) so với năm 2015. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh luôn được giữ vững và tăng trưởng, mặc dù trong giai đoạn đã có thời điểm khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động của Ngân hàng.
Bieu đồ 2.1 Huy động vốn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014-2016
700000 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 2014 2015 2016 ■ Dân cư ■ Quỹ tín dụng nhân dân ■ Trụ sở chính
Đối với tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: năm 2015 tăng 15,28% (tương đương 3.281 triệu đồng) so với năm 2014, năm 2016 tăng 15,36% (tương đương 3.802 triệu đồng) so với năm 2015. Điều đó chứng tỏ, chi nhánh không chỉ củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống mà đã thu hút được nhiều khách hàng mới nhờ việc đưa ra chế độ lãi suất hấp dẫn, các công cụ huy động linh hoạt và cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại.
Đối với tiền gửi điều hòa vốn từ các Quỹ tín dụng nhân dân: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh (đạt khoảng trên 80% tổng nguồn vốn huy động) và luôn tăng trưởng ổn định. Năm 2015 tăng 1,87% (tương đương 10.793 triệu đồng) so với năm 2014, năm 2016 tăng 1,08% (tương đương 6.327 triệu đồng) so với năm 2015.
Đối với vốn nhận điều hòa từ trụ sở chính: bao gồm các nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế như vốn ADB, JICA, AFD... Đây là nguồn vốn tăng trưởng khá đồng đều qua các năm, với lãi suất ưu đãi, năm 2015 tăng 12,27% (tương đương 11.183 triệu đồng) so với năm 2014, năm 2016 tăng 17,04% (tương đương 17.429 triệu đồng) so với năm 2015.
trịCó thể thấy, tiền gửi của khách hàng chủ yếu là kỳ hạn ngắn dưới 12trọng trị trọng trị trọng
tháng. Một phần nguyên nhân do các năm 2014 - 2016 nền kinh tế tăng trưởng khá chậm, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu ấm lại, giá vàng diễn biến thất thường, dự trữ ngoại hối cũng không được đánh giá là kênh đầu tư hiệu quả nên khách hàng thường lựa chọn các gói tiết kiệm với kỳ hạn ngắn để linh hoạt trong chi tiêu.
Để giữ được nguồn vốn ổn định trong thời gian tới, Chi nhánh cần luôn bám sát tình hình biến động của thị trường và luôn chủ động, sáng tạo để quảng bá nâng cao thương hiệu Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên diện rộng, tích cực tìm kiếm các khách hàng tiềm năng để huy động các nguồn vốn lớn của các tổ chức, sử dụng hợp lý các đòn bẩy lãi suất và hình thức khuyến mại, tiếp tục tăng cường tỷ trọng huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định, tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động vốn và cho vay.
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nói chung, NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng luôn đặt mục tiêu hiệu quả, an toàn vốn lên hàng đầu. Vì vậy, mọi khoản vay đều phải tuân thủ đúng nguyên tắc cho vay và tiền vay phát ra phải đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng. Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng luôn kiểm tra giám sát khoản vay, đôn đốc khách hàng trả nợ để khoản vay được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi vay. Bên cạnh đó, trên quan điểm tín dụng là khâu then chốt, có vai trò quyết định đến mục tiêu mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh và vị thế, uy tín của chi nhánh trên địa bàn, đồng thời là cơ sở để phát triển các dịch vụ ngân hàng khác, NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng đã đặc biệt nỗ lực trong việc phát triển khách hàng và tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Với mục tiêu kinh doanh như trên nên NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các cá nhân, tổ