Khôi phục các thị trường tài sản

Một phần của tài liệu Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013 (Trang 45 - 47)

II. Dự báo kinh tế Việt Nam

6. Khôi phục các thị trường tài sản

Nghiên cứu các biện pháp để khôi phục sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, cụ thể:

- Đối với thị trường chứng khoán, thực hiện các biện pháp như đã đề cập ở phần trên. - Đối với thị trường bất động sản, cần có giải pháp để khai thông việc tiêu thụ hàng hóa: khuyến khích việc mua nhà để ở tại nhiều phân khúc thị trường bằng cách tăng cường cho vay hoặc cho vay ưu đãi (nhà ở thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, nhân viên…); không hạn chế tín dụng đối với những công trình, dự án cấp thiết, có ý nghĩa xã hội; tuy nhiên, đi kèm là tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính cấp thiết, khả năng thanh toán, sự tuân thủ quy hoạch xây dựng… để tránh hiện tượng đầu cơ, làm giá vốn chứa đựng nhiều rủi ro như thời gian vừa qua.

7. Nghiên cứu phương án kích thích kinh tế trong trường hợp kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng vào khủng hoảng

Trong trường hợp kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng (tương tự như năm 2008), có thể xem xét thực hiện CSTT và CSTK nới lỏng hơn so với kế hoạch (có thể chấp nhận mức

bội chi khoảng 5% GDP). Trên cơ sở tính toán chi tiết quy mô hợp lý của gói kích thích kinh tế, có thể áp dụng một số phương thức kích cầu như: có biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất từ 6-8 điểm% so với hiện nay; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để doanh nghiệp tích lũy vốn, kích thích đầu tư; cho vay ưu đãi (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu…); tăng chi an sinh xã hội (y tế, giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, trợ cấp thất nghiệp)…

Phụ lục 1: Nghiên cứu về chỉ số lan tỏa55

Sử dụng bảng cân đối liên ngành (I/O) năm 2007 do Tổng cục Thống kê công bố, tác giả tính toán chỉ số lan tỏa về kinh tế và chỉ số kích thích nhập khẩu cho các nhóm ngành (Bảng 1 chỉ ra chỉ số lan toả và chỉ số kích thích nhập khẩu cho 16 ngành gộp). Kết quả chỉ ra chỉ có 2 nhóm ngành có chỉ số lan toả về kinh tế cao hơn 1 và chỉ số kích thích nhập khẩu lớn hơn 1 là nhóm ngành nông nghiệp và nhóm ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp đáp ứng yêu cầu này. Hầu hết các ngành chế biến chế tạo có chỉ số kích thích nhập khẩu rất cao. Điều này cho thấy các ngành này càng phát triển càng kích thích nhập khẩu mạnh mẽ. Nhóm ngành dịch vụ có chỉ số kích thích nhập khẩu thấp và chỉ số lan toả về kinh tế cũng thấp. Một nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia Hà nội chứng minh rằng nếu tăng cường hiệu quả sản xuất và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 20% từ khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ, thì chỉ số lan toả về kinh tế sẽ cao hơn mức bình quân chung (>1) và cơ cấu dịch vụ lúc đó sẽ đạt khoảng 50% GDP. Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng cơ cấu kinh tế với ưu tiên thứ tự công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp là một cơ cấu kinh tế sai lầm?

Bảng 1. Chỉ số lan toả về kinh tế và chỉ số kích thích nhập khẩu Chỉ số lan toả về kinh tế Chỉ số kích thích nhập khẩu Nông nghiệp 1.0293 0.9643 Thuỷ sản 1.3505 1.0276 Lâm nghiệp 0.8934 0.9959

Khai khoáng khai thác 0.7774 1.0039

Công nghiệp chế biến thực phẩm 1.4492 0.9564 Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng 1.2093 1.3754

Công nghiệp chế biến nguyên vật liệu 1.2644 1.3595

Máy móc thiết bị 1.2475 1.3279

Điện 0.7220 0.9011

Xây dựng 1.1949 1.2884

Thuương nghiệp 0.7303 0.9406

Vận tải 1.0476 1.1619

Bưu điện và thông tin liên lạc 0.7748 0.9090 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 0.7577 0.8853

Một phần của tài liệu Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w