Diễn biến tỷ giá trong thời gian tới sẽ chịu tác động của các nhân tố sau:
- Những nhân tố thuận lợi: (i) Nhập siêu trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt do: tiếp tục thực hiện CSTT và CSTK chặt chẽ để giảm tổng cầu, kéo theo đó làm giảm nhập khẩu; giá thế giới có xu hướng giảm (đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết bị và kim loại, trong khi giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm không nhiều do trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, nhiều mặt hàng xuất khẩu là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu) sẽ là nhân tố tích cực trong việc kiểm soát nhập siêu. Dự báo cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, theo đó sẽ giảm sức ép lên tỷ giá; (ii) Do phải tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, dự báo tỷ giá trong thời gian tới sẽ không có bước điều chỉnh quá mạnh vì theo đánh giá của UBGSTCQG, ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam là rất lớn (xem thêm mục II. Lạm phát trong Phần I. Tổng quan kinh tế Việt Nam); (iii) Với đặc thù cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, có không ít mặt hàng không nhạy cảm với tỷ giá (ví dụ dầu thô) hoặc mức độ nhạy cảm không lớn do xuất khẩu các mặt hàng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu (ví dụ hàng gia công may mặc, da giày…) hoặc khó mở rộng quy mô, tăng công suất sản xuất, việc phá giá đồng Việt Nam chỉ có tác động ở mức độ hạn chế tới việc khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu; (iv) Tỷ giá thực đa phương của VND so với 19 đồng tiền của các quốc gia đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam hiện đang khá cân bằng so với thời điểm năm 2000.
- Những nhân tố không thuận: (i) Tuy mục tiêu của Chính phủ trong năm 2012 là kéo lạm phát xuống 1 con số, nhưng nếu so sánh tương quan với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức rất cao. Điều này gây áp lực làm mất giá đồng nội tệ; (ii) Vấn đề khủng hoảng nợ công của châu Âu cùng những hậu quả của nó khiến đồng USD có khả năng tăng giá tương đối so với các đồng tiền mạnh khác. Điều này đồng nghĩa với việc VND bị lên giá so với các đồng tiền khác do VND gắn chặt với USD; (iii) Sự cải thiện của cán cân thanh toán quốc tế được đánh giá là chưa bền vững khi còn phụ thuộc không ít vào nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài. Một điểm đáng lưu ý là vốn đầu tư gián tiếp (FII) sẽ đảo chiều rất nhanh một khi chênh lệch lãi suất (USD và VND) giảm xuống.
Với những nhận định như trên, UBGSTCQG dự báo tỷ giá trong năm 2012 tiếp tục thực hiện theo hướng linh hoạt có kiểm soát. Tuy nhiên, trong trung hạn, tỷ giá hối đoái
nhiều khả năng sẽ chịu nhiều sức ép, theo đó cần có những chính sách hợp lý, kịp thời nhằm giảm bớt tác động của sức ép lên tỷ giá.
II. Đánh giá dựa trên phương pháp định lượng (Sản lượng tiềm năng)
Sản lượng tiềm năng là sản lượng giả thuyết mà nền kinh tế sẽ tạo ra nếu tất cả nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng, do đó khi tổng sản phẩm trong nước lớn hơn so với mức sản lượng tiềm năng thì sẽ xuất hiện áp lực gia tăng lạm phát bởi khi đó các doanh nghiệp đã hoạt động vượt quá giới hạn năng lực sản xuất hay nói cách khác nền kinh tế tăng trưởng quá nóng. Trong báo cáo phân tích về lạm phát41, UBGSTCQG đã chỉ ra một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao cho Việt Nam là do tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã bị đẩy lên quá cao so với năng lực vốn có, kéo theo các nguồn lực bao gồm: đầu tư công, tín dụng, cung tiền … bị huy động quá mức để tạo ra phần tăng trưởng vượt trên khả năng đó. Hệ quả là trong thời gian qua, lạm phát Việt Nam thường xuyên ở mức cao và rất dễ tổn thương trước biến động của nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, với mục tiêu đưa mức lạm phát 2012 giảm mạnh xuống dưới 10% so với mức 18,13% trong năm 2011, các chỉ tiêu tăng trưởng trong kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ được UBGSTCQG xây dựng xoay quanh mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Hiện tại có rất nhiều phương pháp tiếp cận để ước lượng sản lượng tiềm năng như phương pháp dựa vào mô hình tự hồi quy véc tơ có cấu trúc (VAR cấu trúc), phương pháp dựa vào hàm sản xuất, ... Dựa vào đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và số liệu kinh tế hiện có, UBGSTCQG đã sử dụng 04 phương pháp ước lượng sản lượng tiềm năng là: phương pháp lọc dữ liệu (HP filter), phương pháp hàm sản xuất (Cobb-Dousglas), phương pháp SUT và phương pháp sử dụng hệ số ICOR.
2.1. Phương pháp lọc dữ liệu (HP filter):
Theo phương pháp này, GDP gồm 2 thành phần: 1 thành phần mang tính xu hướng (trend component), 1 thành phần mang tính chu kỳ (cyclical component) và phương pháp