3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Trong giai đoạn hiện nay với việc các ngân hàng thương mại mở rộng quy mô, khách hàng quan hệ với ngân hàng khá nhiều, mà các doanh nghiệp khi vay vốn chủ yếu dựa vào uy tín nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
+ về tài sản thế chấp: các khách hàng không có đủ tài sản thế chấp cho món vay. Hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp đem thế chấp là các máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng lạc hậu cũ kĩ. Đây là nguyên nhân hạn chế các món vay của khách hàng là các doanh nghiệp, đặc biệt trong vay vốn, đây cũng là lý do mà Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ chỉ tập trung khai thác khách hàng hộ gia đình, cá nhân và kỳ hạn vay ngắn và trung hạn.
+ Năng lực tài chính của các khách hàng trên địa bàn hoạt động của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ còn rất hạn chế. Tình hình sản xuất kinh doanh thường không ổn định. Do cơ cấu gọn nhẹ linh hoạt nên loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ này dễ dàng thay đổi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó sự hạn chế về năng lực quản lý và năng lực kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng lãng phí và kém hiệu quả vốn vay; công tác quả lý tài chính còn bị xem nhẹ dẫn đến vốn bị thất thoát làm hạn chế năng lực tài chính của doanh nghiệp, đo đó quá trình thẩm định vay vốn của chi nhánh đối với các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn, điều đó làm cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn trong cơ cấu vay vốn của chi nhánh trở nên bị hạn chế. Một nguyên nhân nữa là tài sản thế chấp của doanh nghiệp vay vốn thường bị ngân hàng đánh giá thấp hơn so với thực tế để hạn chế rủi ro, do vậy làm giảm quy mô vốn được cấp của khách hàng.
- Ngoài ra, những hạn chế trong hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ còn chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan như sự biến động của chu kỳ kinh tế, thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước, lạm phát...
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
- Chi nhánh Agribank -huyện Thanh Sơn, Phú Thọ chưa đa dạng hóa các hình thức tín dụng, do đó khách hàng không có nhiều lựa chọn hoặc lựa chọn những sản phẩm tín dụng không phù hợp, điều này làm gia tăng rủi ro tín dụng cho chi nhánh.
- Công tác quản lý các khoản vay của chi nhánh cũng chưa chặt chẽ, hầu hết cán bộ chỉ theo dõi những khoản vay lớn và những khách hàng trung thành bỏ mà
bỏ qua những dự án nhỏ, điều này dẫn đến công tác thu hồi nợ cũng ảnh hưởng và làm gia tăng rủi ro tín dụng.
+ Cán bộ Tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ phải thực hiện khá nhiều phần việc, nhiều nghiệp vụ liên quan đến tín dụng nên sẽ khó tránh khỏi yếu kém, hạn chế ở một số chuyên môn.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều sơ hở, lỏng lẻo, mang nặng tính hình thức trong việc kiểm tra, giám sát khoản vay, đặc biệt là ở khâu thẩm định cũng như sau giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trong trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng sẽ kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp để thu hồi nợ vay, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Tuy nhiên trên thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại chi nhánh chỉ tiến hành một lần sau khi cho vay mà chưa được kiểm tra, giám sát định kỳ. Điều này có thể được lý giải bởi tâm lý sợ gây phiền hà cho khách hàng hoặc do lượng công việc quá lớn trong khi số lượng nhân sự còn hạn chế nên không có thời gian để cán bộ Tín dụng đến kiểm tra khách hàng, đôi khi còn thực hiện lấy lệ, mang tính hình thức.
- Rủi ro tín dụng do cán bộ tín dụng: số lượng nhân viên tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ còn ít, do đó cán bộ Tín dụng phải thực hiện toàn bộ các khâu công việc liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Hơn nữa, tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ công tác đào tạo cán bộ Tín dụng chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên số cán bộ đáp ứng được yêu cầu công việc còn yếu và thiếu.
- Do cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ và hệ thống xử lý thông tin còn chưa thật sự hiện đại, các nguồn thông tin về khách hàng chưa đầy đủ nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác thẩm định của cán bộ Tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ nói riêng về cơ cấu tổ chức, lĩnh vực kinh doanh, kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2016 - 2018. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ thông qua các chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, trích lập quỹ dự phòng rủi ro... Tác giả cũng trình bày nội dung công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. Nhìn chung, qua phân tích cho thấy hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ còn một số hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cần khắc phục. Giải pháp cho vấn đề này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ