Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1366 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện thanh sơn phú thọ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 106)

Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới thuận lợi hơn cho các Ngân hàng Thương mại, tháo gỡ phần nào những khó khăn vướng mắc cho các Ngân hàng Thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Nhờ đó mà hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng nói riêng của các Ngân hàng Thương mại hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên một số quy định trong các băn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ và tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại được an toàn và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài cơ chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước còn có nhiều công văn, quyết định, thông tư, chỉ thị của các cấp ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề. Mỗi ngành nghề được thêm bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu

nhiều loại văn bản. Do đó cần thiết phải có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng được thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn.

Tăng cường công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng Thương mại. Xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát hệ thống Ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất. Tạo điều kiện nâng cao trình độ quản trị kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại, đảm bảo cho toàn ngành hoạt động tốt và theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên tiến hành kiểm tra và giám sát các Ngân hàng để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao tính ổn định và phát triển trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.

Thực thi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong đó có việc kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính - tiền tệ có hiệu quả. Thực thi chính sách lãi suất và tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu, phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng cũng như nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình.

Một phần của tài liệu 1366 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện thanh sơn phú thọ luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w