xuất và kinh doanh:
Nhà máy đã trang bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị mới, hiện đại và bảo dưỡng nâng cao công suất của máy móc thiết bị cũ để phục vụ cho sản xuất.
- Về chất lượng: Sản phẩm của nhà máy gốm sứ COSEVCO đạt chất lượng cao, được nhiều khách hàng ưa chuộng, đáp ứng được yêu cầu của người
tiêu dùng
- Về giá thành sản phẩm: Phù hợp với người tiêu dùng tuy nhiên cần phải thường xuyên nghiên cứu, hoàn thiện dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thàn sản phẩm một cách hợp lý để
hạ giá bán sản phẩm.
- Về tiến bộ khoa học kỹ thuật; Nhà máy đã có một đội ngũ công nhân
lành nghề, có trình độ tương đối cao và có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp
phần hoàn thiện hơn trong quá trình sản xuất .
Qua những năm sản xuất nhà máy đã áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong qua trình sản xuất. Kết hợp với timd hiểu, học hỏi nên nhà máy đã
tăng một cách rất đáng kể về chất lượng cũng như một số sản phẩm.
- Về tiêu thụ: Phần lớn khách hàng đều nhận hàng tại nhà máy nhưng vẫn
có một số khách hàng ở xa có yêu cầu chuyển hàng đến tận nơi. Nhà máy phụ vụ đến tận tay khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Hiện nay, nhà máy không ngừng hoàn thiện nhằm mở rộng thị trường.
- Về nhân lực: Công ty có đội ngũ cán bộ có năng lực, đội ngũ công nhân
có kinh nghiệm và tay nghề cao. Nhà máy vẫn không ngừng đào tạo cán bộ công
nhân viên ngày càng có trình độ và lành nghề hơn. Ngoài ra, nhà máy luôn tôn
trọng và phát huy những sáng kiến kỹ thuật một cách triệt để. Thưởng phạt một
cách công minh nhằm gắn bó trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà máy. - Về việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: Tại nhà máy công tác kế toán
phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh và nguồn nhân lực thực tế.
Các nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao, thực hiện đúng chế độ sổ sách
kế toán.
Tuy nhiên, nhà máy tiến hành áp dụng hệ thống chế độ kế toán mới đã gặp không ít khó khăn nhưng đã nổ lực cố gắng dần dần khắc phục những sai sót và ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên nhà máy không tránh khỏi những nhược điểm
xảy ra:
- Về máy móc: Tuy đã trang bị, nâng cấp,it máy cũ nhưng do chi phí còn hạn chế nên vẫn còn một số máy móc thiết bị còn bị hỏng trong quá trình sản
- Trên địa bàn thành phố Đà Nẳng, ngoài nhà máy ra còn rất nhiều nhà máy, công ty khác. Vi thế nhà máy đã gặp không ít đối thủ cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để khắc phục nhược điểm trên nhà máy cần phải tang bị lại máy móc bằng
cách sửa chữa hoặc thay thế những máy móc nào bị hỏng hoặc không sử dụng được.
Để cạnh ttranh, chiếm được vị trí trên thị trường nhà máy cần phải phát huy
mặt ưu, hoàn thiện những mặt yếu, sản xuất sản phẩm phải đạt chất lượng cao,
tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
3.1.2. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy:
1. Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp:
Hiện nay, chi phí nguyên vật liệu ở nhà máy tương đối chính xác. Riêng nhà máy tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp gía thực tế bình quân cuối
tháng nên công việc dồn vào cuối tháng.
2. Chi phí phân công trực tiếp:
Hiện nay ở nhà máy đang quy định mức lương chotừng bộ phận, từng loại
sản phẩm cụ thể, nhưng nhà máy vẫn chưa tách được lương cho từng nhóm sản
phẩm mà phải phân bổ.
Ngoài ra, việc trích bảo hiểm xã hội thì nhà máy chỉ trích cho nhân viên biên chế và hợp đồng dài hạn.
3. Chi phí sản xuất chung:
Tại nhà máy khoản mục chi phí sản xuất chung phần tài sản cố định hạch toán như phần II đã trình bày là chưa hợp lý. Vì không phải tài sản cố định nào cũng dùng cho sản xuất mà còn dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp vfa bán
hàng. Với cách hạch toán như vậy đã làm tăng giá thành sản phẩm lên một
khoản mà đúng ra không hạch toán vào giá thành sản phẩm. Ơ tài khoản 627 này chỉ bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị dùng cho bộ phận sản xuất.
Các khoản khấu hao TSCĐ thuộc quản lý và tiêu thụ thì hạch toán vào tài khoản 641 và tài khoản 642. đối với công cụ, dụng cụ và nhiên liệu dùng cho quá trình sản xuất thì nhà máy cần loại trừ những nguyên liệu, công cụ, dụng cụ, xuất
dùng một lần hết cho sản phẩm nào thì nên hạch toán riêng cho nhóm sản phẩm đó. Riêng những công cụ, dụng cụ và nhiên liệu dùng chung cho nhiều nhóm sản
phẩm thì phân bổ cho các nhóm ngành có liên quan và từ đó giá thành của các
4. Đối với công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Hiện nay, tại nhà máy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo nhóm sản phẩm nên giá thành của từng loại sản phẩm chưa phản ảnh đúng
thực chất chi phí sản xuất cho từng nhóm sản phẩm đó. Điều này thể hiện qua
nhóm sản phẩm khác vì đây là nhóm sản phẩm đa dạng về yêu cầu kỹ thuật, mỹ
thuật khác nhau nhưng đều chịu đựng chi phí như nhau. Cụ thể là những sản
phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao nhưng sản lượng trang in ít nên chi phí giá thành thấp, còn những sản phẩm có sản sản lương trang in nhiều nhưng yêu cầu kỹ
thuật lại không cao thì giá ản phẩm lại cao.
5. Vấn đề tổ chức công việc giữa phòng kế hoạch- Kinh doanh và tài chính kế toán:
Mọi công việc liên quan đến việc hình thành hợp đồng, lệnh sản xuất, phiếu đề nghị cấp vật tư, lệnh sử dụng vật tư và xuất phát từ phòng Kế hoạch- Kinh doanh. Phòng tài chính kế toán chỉ có công tác hoạch toán chi phí sản xuất, kinh
doanh và các hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính của xí nghiệp. Vì vậy mà
đôi khi phòng Kế hoạch- Kinh doanh thừa hành lệnh của giám đốc ra quyết định chưa sát với thực tế của nhà máy. Chẳng hạn như: Đối với lệnh sử dụng vật tư
khi không sát với tình hình tồn kho vật tư của xí ngiệp cũng như hợp đồng (Đơn đặt hàng) dược hình thành từ phòng Kế hoạch- Kinh doanh như chi phí thì do phòng Kế toán tập hợp tính giá thành. Chính vì vậy mà giữa phòng Kế hoạch- Kinh doanh và phòng Kế toán có sự thông tin qua lại để ra quyết định kịp thời
chính xác.
Từ tình hình thực tế của nhà máy là tính giá thành sản phẩm theo nhóm sản
phẩm, và một số khoản mục của nhà máy hạch toán chưa hợp lý. Vì vậy, cần
phải hoàn thiện công việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại nhà máy.