- Kết quả nghiên cứu ở Biểu đồ 3.1 cho thấy TM-TJMP hai bên do CTNK có thể gặp ở mọi lứa tuổi (8 – 86), trong đó tỷ lệ gặp ở nhóm tuổi từ 20 – 60 tuổi rất cao (74,0%), với độ tuổi trung bình là 37,6 tuổi. Đây là tuổi lao động chính, nên nếu chẩn đoán và điều trị không tốt, sẽ gây nhiều hậu quả
xấu về mặt xã hội. Phân bố tuổi trong nghiên cứu này cũng phù hợp với mặt bằng nghiên cứu về CTNK ở trong nước những năm gần đây, ví dụ theo Nguyễn Hữu Ước nghiên cứu năm 2004 đến năm 2006 [45] thì tuổi trung bình là 34,9 ± 15,3; còn theo Nguyễn Huy Sơn nghiên cứu năm 1999 đến năm 2000 [29], thì tuổi trung bình trong nhóm tiến cứu tại bệnh viện Việt Đức là 34,8 ± 13,2; theo Lưu Sỹ Hùng nghiên cứu hình thái của CTN trên nạn nhõn tử vong từ năm 2004 - 2007 thì tuổi trung bình là 34,6 [18].
- Tương tự như các nghiên cứu về CTNK chung, nam giới luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ giới ở các BN bị TM-TKMP hai bên. Tỷ lệ Nam/ Nữ trong nghiên cứu này xấp xỉ 4/1 (Biểu đồ 3.2), còn theo tác giả Ngô Gia Khánh [19] là 5,5/1 và Nguyễn Hữu Ước [45] là 6,4/1. Theo các tác giả, yếu tố chính gây sự chênh lệch giới tính này là nguyên nhân gây tai nạn – chủ yếu là TNGT, với thành phần nam giới tham gia giao thông lớn hơn so với nữ giới. Theo nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân chấn thương do TNGT chiếm 62,0% (Biểu đồ 3.4). Còn theo Vi Hồng Đức là 78,0% [9], và Ngô Gia Khánh là 71,15% [19]. Như vậy, TNGT vẫn là yếu tố chính gây nên CTNK nói chung và TM-TKMP hai bên nói riêng. Tuy nhiên, tỷ lệ nguyên nhân do TNSH cũng chiếm tới 20,0% trong nghiên cứu này, với các tai nạn như ngã cao (từ, nhà cao tầng, cầu thang, cây cao), hoặc cột điện, vật nặng đổ vào người. Kết quả này cũng phù hợp với tốc độ phát triển nhanh chóng của đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay.