MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0894 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương VN chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87)

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Chính sách của nhà nước tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy chính phủ và các bộ ngành

cần xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện, ổn định, thống nhất các văn bản hiện hành về cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay, cơ chế xử lý nợ xấu...

Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 “Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp liên kết” chưa phù hợp cho các đối tượng doanh nghiệp trực thuộc các tổng công ty, tập đoàn lớn của việt nam. Vì vậy chính phủ cần nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp.

Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ ngày 8/8/2016. Tại điều 11 có quy định: “Việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai phải gắn với thửa đất nơi có tài sản”. Tuy nhiên theo Luật nhà ở 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014 lại quy định: “Trường hợp có thế chấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó; trường hợp không có thế chấp dự án hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ

đầu tư phải ghi rõ cam kết chịu trách nhiệm trong văn bản gửi Sở Xây dựng”. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và ngân hàng trong việc nhận tài sản thế chấp là đất và tài sản trên đất của các dự án chung cư.

Cho phép ngân hàng được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ ngay khi khoản nợ xấu phát sinh mà không cần phải thực hiện các thủ tục khởi kiện ra toà, trừ trường hợp có tranh chấp.

Trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc bị đình chỉ hoạt động, việc thanh toán nợ cho Ngân hàng phải được ưu tiên hàng đầu, tránh cho cục máu đông nợ xấu ngày càng phình to, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Hiện nay quy định bảo lãnh dự thầu theo mẫu của Bộ tài chính được coi là vô thời hạn đã gây khó khăn cho các NH trong việc đóng các bảo lãnh bị trượt thầu. Đề nghị NHNN cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

3.3.2. Kiến nghị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Một là, Vietinbank cần có chính sách linh hoạt hơn, cho phép chi nhánh tính toán và cân đối tổng hòa lợi ích khách hàng để quyết định áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi hơn quy định đối với một số khách hàng doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lâu dài

Hiện nay, NHCT đã có một số chính sách riêng cho khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn có cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Sàn lãi suất cho vay giảm nhưng giá bán vốn lại tăng, dẫn đến khó khăn cho các chi nhánh khi thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng VIP mà các ngân hàng đối thủ đang lôi kéo. Do đó, cần tăng thêm mức ủy quyền quyết định về lãi suất cho các Giám đốc thuộc hai khu vực này.

Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, do hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho phân khúc

này còn ít, chưa có các sản phẩm ngách và chưa linh hoạt cạnh tranh với nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân. Các sản phầm về cơ bản vẫn giống và còn đi sau một số ngân hàng khác. Vì vậy, phòng phát triển sản phẩm - Khối KHDN cần nghiên cứu đưa ra các sản phẩm có sự khác biệt, có tính cạnh tranh cao với các NHTM khác. Hiện nay yêu cầu của các KHDN tương đối cao nên sản phẩm dịch vụ tạo ra cần phải tiện ích, hoàn hảo, chất lượng tốt hơn nhưng giá cả lại phải cạnh tranh.

Ba là, trong số khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank có các doanh nghiệp FDI, Vietinbank cần đẩy mạnh mô hình cho vay đồng tài trợ các dự án trong khu công nghiệp, có cơ chế cho vay đặc thù đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Bởi, đặc thù của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam là vào ngành công nghiệp, và thường tập trung thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, thiên về các ngành công nghệ cao và sản xuất, lắp ráp. Với các ngành này, nhu cầu về các khoản vay lớn rất cao, nên đồng tài trợ với các ngân hàng khác để giảm thiểu rủi ro tín dụng

Bốn là, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện về mặt nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên.

Năm là, Cần giao thẩm quyền tín dụng cho chi nhánh cao hơn, đơn giản hoá thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian thẩm định để doanh nghiệp kịp thời tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Do hiện nay thẩm quyền giao cho chi nhánh tương đối thấp. Tuy nhiên mỗi khoản vay trình lên trụ sở chính mất nhiều thời gian, qua quá nhiều cấp phê duyệt, dẫn đến mất cơ hội để cạnh tranh lôi kéo khách hàng.

Sáu là, Hệ thống văn bản cần thường xuyên cập nhật văn bản mới, các biểu mẫu phục vụ hoạt động cấp tín dụng cần được chuẩn hóa đăng lên hệ thống văn bản chung để các chi nhánh tiện theo dõi cập nhật và dễ dàng tra cứu khi cần.

Bảy là, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu của chi nhánh thông qua các kênh truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng Internet... Việc nhận diện thương hiệu cần được làm đồng bộ tại tất cả các chi nhánh, các phòng giao dịch trên cả nước, tạo hình ảnh chuyên nghiệp và dễ nhận biết.

Tám là, Cần có nhiều hơn các chương trình thi đua tạo động lực phát triển cho các cán bộ và lãnh đạo trực tiếp kinh doanh, nâng cao sự hài lòng khách hàng nội bộ.

Chín là, cần hoàn thiện hơn về công nghệ ngân hàng, hệ thống thông tin giữa các chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận nhanh hơn những đổi mới của toàn hệ thống. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ công tác chiết suất dữ liệu, thông tin khách hàng phục vụ công tác thẩm định cho vay được nhanh hơn, chính xác hơn.

3.3.3. Kiến nghị với bản thân các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến hệ thống tài chính kế toán, thực hiện lập và kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc lập báo cáo tài chính tương đối yếu, vì vậy cần có cự đầu tư và đào tạo bài bản đối với lãnh đạo và cán bộ chuyên môn kế toán. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê

Cần lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh rõ ràng cho ngắn, trung và dài hạn để có biện pháp ứng phó kịp thời với biến động của nền kinh tế. Kế hoạch đầu tư và sử dụng vốn ngân hàng cần liên tục và có kế hoạch ngay từ đầu kỳ kế hoạch, đảm bảo giảm thiểu các ảnh hưởng từ việc cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm của các ngân hàng tờ phía Ngân hàng Nhà nước hoặc tập trung nguồn vốn vào các dự án trọng điểm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng đối với phân khúc doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương Việt nam Chi nhánh Hai Bà Trưng và dựa trên dự báo nhu cầu tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới, chương III đã đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp tại Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Hi vọng rằng các giải pháp mang tính thực tiễn được tác giả đề xuất với mong muốn, thời gian tới, sẽ góp phần giúp Chi nhánh có thể mở rộng và phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình hơn nữa.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đua ra các giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Vietinbank Hai Bà Trung trong quá trình phát triển, luận văn đã thực hiện đuợc những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò cho vay KHDN đối với các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt đi sâu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay KHDN của NHTM.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay KHDN ở Vietinbank Hai Bà Trung cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển cho vay KHDN ở Vietinbank Hai Bà Trung. Qua đó, luận văn rút ra những thành công trong công tác phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh thời gian qua. Đồng thời, cũng nêu lên những tồn tại cần khắc phục và những nguyên nhân của những tồn tại đối với công tác mở rộng cho vay KHDN tại Vietinbank Hai Bà Trung.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân tồn tại và những định huớng phát triển của Vietinbank Hai Bà Trung, luận văn đua ra các nhóm giải pháp để mở rộng cho vay KHDN ở Vietinbank Hai Bà Trung.

Giải pháp cụ thể bao gồm: Tăng cuờng phát triển khách hàng mới và nâng cao hiệu quả cho vay; Nâng cao chất luợng nguồn nhân lực và chất luợng thẩm định tín dụng; Chính sách khách hàng linh hoạt; Tăng cuờng kiểm tra giám sát khoản vay; Chú trọng công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Đồng thời qua đây tác giả cũng xin đua ra một số kiến nghị với NHCT Việt Nam, kiến nghị với nhà nuớc và doanh nghiệp.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng nhu trình độ của nghiên cứu sinh còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Huân & Đào Duy Tùng (2011), Tái cấu trúc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay, Tạp chí phát triển và hội nhập

2. Cổng thông tin doanh nghiệp, business.gov.vn

3. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN

ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 và thông tư số 19/2017/TT-NHNN sửa đổi một số điều khoản Thông tư số 36

5. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN của NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

6. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Lao động, Hà Nội

7. Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt nam - Chi nhánh Hai Bà Trung,

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (2019), Quyết định số

003/2019/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 01/01/2019 về việc Ban hành Quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng.

9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (2017), quyết định số

552/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 về việc Ban hành Quy định cụ thể hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính phi tổ chức tín dụng.

10.Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Khối KHDN năm 2018

11.Nguyễn Thanh Hoà (2019), https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-

tuc/611/4933/chinh-phu-ban-hanh-nhieu-chinh-sach-uu-dai--ho-tro-

cho-doanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe.aspx, truy cập ngày

3/8/2019

12.Phan Thức Huân (2006), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê 13.Quốc hội (2010, tr. 323), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011

14.Tô Ngọc Hưng (2001), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

15.Thư viện pháp luật (2016), Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-

BTNMT ngày 23/6/2016 hướng dân về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ ngày 8/8/2016

16.Thư viện pháp luật (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH3 ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.

Một phần của tài liệu 0894 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương VN chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w