Từ số liệu trên bảng 2.8, cán bộ phân tích tài chính của Công ty đã tổng hợp và biểu diễn qua biểu đồ 2.5 thể hiện khả năng sinh lời của LNST của Công ty năm 2012 - 2014.
■ LNST trên DTT
■ LNST trên TTS
■ LNST trên Vốn
Biểu đồ 2.5: Tỷ suất khả năng sinh lời năm 2012, 2013, 2014
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính của Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh năm 2013, 2014)
Từ số liệu bảng 2.8, cán bộ phân tích đã đưa ra nhận xét:
- Tỷ suất LNST trên DTT năm 2014 giảm 0,63% so với năm 2013. Tức là trong năm 2014 thì cứ 100 đồng DTT thì có 0,59 đồng LNST, thấp hơn so với năm 2013 đạt 0,8 đồng, và năm 2012 là 1,43 đồng. Từ tỷ suất trên có thể nhận thấy được LNST trên DT của Công ty đang giảm dần qua các năm.
- TSNH / TTS __________________________________ _________ 80,18 _________ 85,83
Công ty cần có biện pháp cải thiện, giảm bớt chi phí trong HĐKD và có các chiến lược cạnh tranh về chi phí để thu được LN cao hơn trong những năm tiếp theo.
- Tỷ suất LNST trên TTS của Công ty giảm mạnh từ năm 2012 qua năm 2013 và tăng chậm qua năm 2014. Năm 2012 cứ 100 đồng tài sản hiện có trong Công ty mang lại 0,74 đồng LNST, năm 2013 là 0,27 đồng LNST. Đến năm 2014 cứ sử dụng 100 đồng tài sản bình quân trong kỳ thì tạo ra được
0,39 đồng LNST. Chứng tỏ chất lượng kinh doanh tính bằng LN của Công ty
giảm, khả năng sinh lời trên tài sản đã có xu hướng giảm.
- Về tỷ suất LNST trên vốn CSH cũng tương tự như các tỷ suất trên, trong năm 2012 là 3,15%, có nghĩa khi huy động 100 đồng vốn CSH bình quân trong kỳ vào kinh doanh thì thu được 3,15 đồng LNST, năm 2013 tỷ suất này giảm còn 1,04%, tăng chậm ở năm 2014 với tỷ suất 1,48%. Tuy năm
2014 tỷ suất LNST trên vốn CSH đã tăng hơn năm 2013 nhưng vẫn còn thấp,
Công ty cần cố gắng nâng cao tỷ suất này trong những năm tiếp theo.
2.2.2.5. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính tại Công ty cổ phần chế biến
Lâm sản Quảng Ninh
Tổng hợp tình hình tài chính là một nội dung được thực hiện trong công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh. Cán bộ phân tích của Công ty đã thực hiện phân tích tổng hợp tình hình tài chính của Công ty dựa trên các số liệu đã thu thập được. Các số liệu đó được tổng hợp lại trong bảng 2.9.
Sau khi thực hiện phân tích tài chính của Công ty, thì tình hình tài hạn tăng, khoản nợ ngắn hạn được dùng để đầu tư ngắn hạn cho HĐKD của
Công ty. Điều này không làm lo ngại cho HĐKD của Công ty trong năm tới.
Bảng 2.9: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh năm 2013, 2014
__________________________________- Vốn CSH / Tổng nguồn vốn 71,67 75,31 __________________________________ ________ 28,33 ________ 24,69
3. Năng lực hoạt động của tài sản
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ __________________________________ __________ 1,63 _________ 3,98 - Hiệu suất sử dụng TTS __________________________________ __________ 0,36 _________ 0,69
4. Khả năng thanh toán (lần)________
- Khả năng thanh toán ngắn hạn __________________________________
_________ 1,119
1,1 4 - Khả năng thanh toán ngắn nhanh _________
0,146
________ 0,159 - Khả năng thanh toán ngắn ngay _________
0,007
________ 0,002
5. Khả năng sinh lời (%)____________
- Tỷ suất LNST trên DTT __________________________________ ___________ 0,8 _________ 0,59 - Tỷ suất LNST trên TTS __________________________________ __________ 0,27 _________ 0,39 - Tỷ suất LNST trên vốn CSH 1,0 4 1,4 8
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu suất sử dụng TTS của Công ty năm 2014 đều tăng hơn năm 2013. Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng mạnh là do TSCĐ bình quân năm 2014 giảm đồng thời DTT tăng gần gấp đôi so với năm trước. Tuy hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng nhưng đây không thực sự là dấu hiệu tốt cho tài chính của Công ty. Hiệu suất sử dụng TTS tăng là do đồng thời cả hai nhân tố DT và thu nhập khác và TTS tăng. Nhưng độ tăng của TTS không
bằng DT tăng. Hiệu suất này tăng chứng tỏ Công ty đã sử dụng tốt TTS để tạo nên DT cao cho mình. Đây là một dấu hiệu khả quan cho HĐKD của Công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của Công ty đều tăng hơn so với năm 2013. Tuy các hệ số này còn khá thấp nhung
đó cũng là một dấu hiệu tốt, thể hiện hoạt động thanh toán của Công ty đã tốt
hơn, tạo điều kiện cho các nhà cho vay xem xét việc cho vay đối với Công ty.
Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán ngay lại giảm đi và khá là thấp. Đối với
hệ số này, nếu lớn hơn hoặc bằng 0,5 thể hiện Công ty có khả năng thanh toán
ngay là tốt nhung ở truờng hợp Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh
thì hệ số này thấp, thấp hơn rất nhiều so với 0,5. Công ty cần có biện pháp gia
tăng hệ số này để có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tu, cho vay hơn.
- Tỷ suất LNST trên DTT của Công ty năm 2014 giảm hơn so với năm 2013, đó là vì LNST tăng nhung không tăng nhiều nhu DTT. DTT tăng trên 90% trong khi LNST tăng có trên 44%, nên tỷ số này giảm. Tỷ suất LNST trên TTS và tỷ suất LNST trên vốn CSH thì tăng lên. Tuy tăng không đáng kể
nhung đó cũng là một dấu hiệu khả quan hơn đối với tình hình tài chính của Công ty.
Qua phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh, cán bộ phân tích của Công ty đã tổng hợp đuợc tình hình tài chính của Công ty là có thể chấp nhận đuợc. DT, LN hằng năm
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN LÂM SẢN QUẢNG NINH 2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh, có thể đánh giá những kết quả đạt được của Công ty như sau:
Thứ nhất, về thông tin được sử dụng để phân tích, các thông tin trong phân tích đều được lấy từ nguồn thông tin cập nhật, đáng tin cậy từ các BCTC qua các năm, các chính sách kế toán, các số liệu thống kê về các số liệu liên quan được cung cấp bởi các phòng ban chức năng khác và từ chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ.
Thứ hai, về phương pháp phân tích, Công ty đã kết hợp sử dụng hai phương pháp: Phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ, nhưng chủ yếu là sử dụng phương pháp so sánh. Trong phương pháp so sánh đã sử dụng kết hợp cả so sánh số tuyệt đối và số tương đối, tạo tính linh hoạt, các số liệu, chỉ tiêu được so sánh trong ba năm liên tiếp (2012, 2013, 2014) tạo cho người đọc và nghiên cứu hoạt động của Công ty có cái nhìn rõ ràng và xuyên suốt về tình hình tài chính của Công ty.
Thứ ba, về nội dung phân tích, Công ty đã phân tích cơ bản được 2 bảng BCTC là bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐKD, phân tích được cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, một phần năng lực hoạt động của tài sản, tình hình khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Đây là chỉ tiêu mà hầu hết các đối tượng sử dụng thông tin cần quan tâm đầu tiên. Đó là nguồn vốn được hình thành từ đâu, được sử dụng như thế nào, có mang lại LN hay không. Dù việc sử dụng các chỉ tiêu chưa thực sự triệt để nhưng về cơ bản, nó vẫn mang tính hữu dụng đối với Công ty và các đối tượng liên quan tới Công ty.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Mặc dù công tác phân tích tài chính của Công ty đã đạt được những kết quả nêu trên, tuy nhiên trong quá trình phân tích tài chính của Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, về thông tin sử dụng trong phân tích tài chính của Công ty, các thông tin được đưa vào phân tích tài chính của Công ty chỉ mới dừng lại ở nguồn thông tin lấy từ các BCTC của Công ty mà chưa có sự kết hợp với thông tin bên ngoài (của ngành, của các DN khác trong ngành). Vì vậy, việc đánh giá về tình hình tài chính của Công ty chỉ đơn thuần qua so sánh số liệu, các chỉ tiêu qua các năm mà chưa kết hợp, đối chiếu với số liệu ngành để có cái nhìn chính xác nhất về tình hình tài chính của Công ty.
Thứ hai, về nội dung phân tích, nhiều nội dung chưa được phân tích hoặc phân tích còn sơ sài như: Phân tích KQKD, phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, phân tích dòng tiền.
Thứ ba, về chỉ tiêu phân tích, Công ty chưa sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu phân tích, còn nhiều chỉ tiêu Công ty chưa đưa vào phân tích như: Các chỉ tiêu VLĐ ròng, nhu cầu VLĐ trong phân tích, các chỉ tiêu phân tích tài sản ngắn hạn của Công ty như vòng quay các KPT, vòng quay HTK; chỉ tiêu khả năng trả lãi tiền vay... Từ đó dẫn đến những hạn chế trong tầm nhìn tổng thể về tình hình tài chính của Công ty.
Thứ tư, về phương pháp phân tích, Công ty mới sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ và phương pháp số tỷ lệ mà chưa có sự kết hợp và sử dụng các phương pháp mang lại hiệu quả cao hơn như, phương pháp Dupont, phương pháp loại trừ (hay phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế) ...
2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế
Những hạn chế trong công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh là do những nguyên nhân sau:
- Công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính nên chưa có quy định bắt buộc phải thực hiện công tác phân tích định kỳ và đầy đủ, vì vậy việc thực hiện phân tích tài chính chưa thường xuyên, chưa thực sự gắn vào hoạt động quản trị của Công ty.
- Trình độ cán bộ phân tích tài chính của Công ty còn hạn chế. Vì chưa có cán bộ chuyên trách phân tích tài chính, nên hầu hết công tác phân tích do
Kế toán trưởng thực hiện, chỉ dựa trên những kiến thức cơ bản mà chưa có sự
trau dồi kỹ càng, chuyên biệt về phân tích nên phương pháp phân tích chưa toàn diện, các chỉ tiêu phân tích chưa cụ thể, dẫn đến kết quả phân tích còn nhiều hạn chế.
- Ngành nghề hoạt động của Công ty khá đa dạng và phong phú nên việc lấy số liệu trung bình ngành gặp nhiều khó khăn, việc so sánh với các DN khác để đưa ra định hướng kinh doanh trong tương lai của Công ty là không dễ thực hiện, do đó cũng làm ảnh hưởng đến công tác phân tích và hiệu
quả của phân tích tài chính của Công ty.
- Công nghệ và kỹ thuật phân tích của Công ty mới dừng lại ở mức thủ công, việc phân tích chủ yếu là lập bảng biểu, so sánh số liệu trực tiếp chứ chưa sử dụng đến hỗ trợ của phần mềm phân tích chuyên dụng. Vì vậy, việc phân tích còn khó khăn, mất nhiều thời gian, dễ sai sót và kết quả đem lại không cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh cũng như về kết quả hoạt động tại Công ty, luận văn đã đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty theo nội dung và nhóm các hệ số. Từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế của công tác phân tích tài chính tại Công ty. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để luận văn đưa ra những giải pháp và kiến nghị
0
- Doanh thu xuất khẩu Triệu đông 27.00
0
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN LÂM SẢN QUẢNG NINH
3.1. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN LÂM SẢN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015- 2020 3.1.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh
- Trong giai đoạn 2015 - 2020, Công ty sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển và giữ vững tình hình kinh doanh, là một DN mạnh, đa ngành nghề, lấy hiệu
quả kinh tế làm thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững sau này. Tiếp
tục duy trì và phát triển ngành nghề chủ đạo là sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác làm định hướng phát triển chính.
- Đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, duy trì và khẳng định chất lượng sản phẩm, đầu tư vào máy móc trang thiết bị hiện đại để sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu thị trường mở rộng thêm các mặt hàng, loại hình kinh doanh mới để tăng LN cho Công ty. Từ đó giúp Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh với các Công ty cùng ngành nói riêng và các công ty khác trong cả nước nói chung.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty, xây dựng bộ máy điều hành và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có chuyên môn, có trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới cũng như lâu dài.
- Chăm lo thỏa đáng tới đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, sử dụng các phần mềm chuyên dụng - Phối hợp các tổ chức chính quyền và các đoàn thể trong Công ty để phát động các phong trào thi đua chung nhằm tạo khí thế sôi nổi thi đua lao động sản xuất trong toàn Công ty.
- Phối hợp khăng khít với chính quyền địa phương, để được tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần, đảm bảo môi trường an ninh, lành
mạnh, giúp Công ty chủ động phát huy năng lực của mình.
Công ty cổ phần chế biến Lâm sản Quảng Ninh đã và đang từng bước hoàn thiện để trở thành Công ty có vị trí vững mạnh trong ngành chế biến gỗ của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và trong cả nước nói chung. Công ty cần có chiến lược kinh doanh để sản phẩm của Công ty không chỉ có mặt ở thị trường địa phương mà còn được đưa tới khắp các tỉnh trong cả nước và mở rộng xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.* Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 - 2020:
3. Tổng số lao động Người 500 4. Thu nhập bình quân/lao động Đông/lao động/tháng 6.000.000
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần chế biến
Lâm sản Quảng Ninh
tài chính nên các thông tin trước đây về kinh tế tài chính không đủ đáp ứng yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế. Vì vậy, việc hoàn thiện phân tích tài chính là điều cần thiết, phải lấy việc cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin cho các đối tượng quan tâm làm mục tiêu phấn đấu. Muốn đáp ứng được những đòi hỏi này, Công ty phải có hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thoả mãn những yêu cầu sau:
- Phân tích tài chính DN phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin chính xác, đảm bảo độ tin cậy. Nếu các số liệu phân tích thiếu chính xác thì công tác phân tích tài chính không đem lại hiệu quả mà còn trở thành nguyên nhân