Chỉ tiêu phản ánh phát triển cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 1207 phát triển cho vay tiêu dùng tại NH hợp tác xã VN chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 36)

1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng

a. Doanh sổ CVTD

Doanh số CVTD là tổng số tiền mà ngân hàng đã CVTD trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng Tổng doanh số Tổng doanh số CVTD -

doanh số tuyệt đối CVTD năm (t) năm (t-1)

Khi chỉ tiêu này > 0, tức là số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng để tiêu dùng tăng lên, thể hiện hoạt động CVTD của ngân hàng cũng được mở rộng.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tương đối:

Giá trị tăng trưởng Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối

ɪ 17- = _____ ^> _________ "___________—_____x 100% doanh số tương đối Tổng doanh số CVTD năm (t-1)

Khi chỉ tiêu này tăng lên, thể hiện rằng doanh số CVTD qua các năm của ngân hàng đã tăng lên về số lượng tương đối

Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng:

Tỷ trọng doanh Tổng doanh số CVTD năm (t)

/ = ____,___________,________-________ x 100% số CVTD Tổng doanh số cho vay năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số của hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi tỷ trọng

của CVTD tăng lên qua các năm chứng tỏ tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho 20

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu này tăng lên phản ánh số tiền mà khách hàng nợ ngân hàng đã tăng lên.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ CVTD tương đối:

Giá trị tăng trưởng dư Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối

- 1J ________________________ * 100% nợ CVTD tương đối Tổng dư nợ của hoạt động CVTD năm (t-1)

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD năm (t) so với năm (t-1).

Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng:

Tổng dư nợ CVTD năm (t)

T ổng dư nợ của hoạt động cho vay năm (t-1) Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động CVTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng dư nợ hoạt động tín dụng của ngân hàng.

b. Số lượng khách hàng của hoạt động CVTD.

Số lượng khách hàng: Là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng. Trong hoạt động CVTD, số lượng khách hàng thể hiện số các khoản vay tiêu dùng mà Ngân hàng cấp cho khách hàng.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng KH:

Mức tăng (giảm) số lượng KH = số lượng KH năm (t) - số lượng KH năm (t-1).

Thông qua chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng, đồng thời chứng tỏ hiệu quả của sự mở rộng hoạt động CVTD.

21

b. Sự đa dạng của các sản phẩm CVTD.

Đa dạng hoá về các sản phẩm CVTD tại các NHTM được xem xét các khía cạnh:

- Gia tăng số lượng sản phẩm CVTD.

- Mở rộng các đối tượng khách hàng vay vốn.

c. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng CVTD

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn Nợ xấu, nợ quá hạn trong CVTD *100%

CVTD Tông dư nợ CVTD

Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng CVTD càng giảm, mức độ rủi ro cho Ngân hàng càng tăng.

h. Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của hoạt động CVTD

Lợi nhuận hoạt động CVTD* 100%

Tỷ trQng lợi nhuận CVTD = — ■ Tông lợi nhuận

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động CVTD, lợi nhuận từ hoạt động CVTD chiếm bao nhiêu % trong tông lợi nhuận của ngân hàng.

d. Chỉ tiêu dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tôn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập ròng. Các chỉ số thể hiện dự phòng RRTD:

22

Tỷ lệ dự phòng RRTD Dự phòng RRTD được trích lập* 100%Tông dư nợ cho kỳ báo cáo

Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất

Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ bị xóa

Hệ số bù đắp rủi ro Dự phòng RRTD được trích lập

tín dụng Nợ quá hạn khó đòi

1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính

a. Sự thỏa mãn như cầu của khách hàng về dịch vụ cho vay tiêu dùng

Giữ được khách hàng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển. Chìa khóa của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Có 5 khía cạnh cơ bản để ngân hàng xây dựng cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng thông qua mức độ cảm nhận của khách hàng:

- Mức độ tin tưởng (Reliability): Các tính năng liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ đòi hỏi độ chính xác, ôn định, đáng tin cậy.

- Mức độ bảo đảm (Assurance): Thể hiện ở kiến thức và tác phong của người

cũng cấp dịch vụ, cũng như khả năng gây lòng tin và sự tín nhiệm của họ.

- Yếu tố hữu hình (Tangibles): Thể hiện ở điều kiện vật chất, trang thiết bị hỗ trợ và hình thức bên ngoài của người cung cấp dịch vụ.

23

- Khả năng đáp ứng (Responsiveness): Phản ánh sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ mau chóng.

b. Phát triển giá trị thương hiệu của ngân hàng trên thị trường CVTD

Chỉ tiêu phát triển thương hiệu là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi

đánh giá sự phát triển cho vay tiêu dùng bởi đối tượng của cho vay tiêu dùng là

khách cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nghĩa là thương hiệu của ngân hàng càng được biết đến nhiều thì sản phẩm càng được tiêu dùng nhiều.

Đối với mỗi ngân hàng, thương hiệu chính là tên gọi, logo, biểu tượng... với màu sắc, kiểu dáng thiết kế riêng, cũng như uy tín, chất lượng của sản phẩm dịch vụ, các đặc tính vượt trội của sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giá trị thương hiệu của ngân hàng có thể được thể hiện thông qua một số tiêu chí như: số lượng người ưa thích, hài lòng với hoạt động CVTD của ngân hàng.

c. Năng lực quản trị rủi ro, tính an toàn của dịch vụ ngân hàng:

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt là với hoạt động CVTD thì sản phẩm tín dụng cá nhân luôn mang lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng. Vì thế nên phát triển cho vay tiêu dùng phải đi liền với việc quản trị rủi ro. Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng có thể được đánh giá thông qua: quy trình phân phối sản phẩm, quy trình quản trị rủi ro, cơ cấu tổ chức cũng như những kết quả đạt được của ngân hàng.

d. Sự đa dạng của sản phẩm cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này phản ánh thông qua danh mục các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Mỗi sản phẩm cho vay tiêu dùng sẽ hướng đến những đối tượng khách hàng nhất định với những nhu cầu riêng biệt. Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng sẽ giúp ngân hàng có thể phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động cho vay

24

của ngân hàng có thể phát triển khi danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng phong phú và đa dạng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu khác nhau của khách hàng, trong đó có những sản phẩm đóng vai trò là mũi nhọn được tập trung phát triển.

e. Chất lượng của sản phẩm cho vay tiêu dùng

Sản phẩm cho vay tiêu dùng có chất lượng khi nó đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhu cầu về vốn nhanh chóng, kịp thời và an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với đặc điểm thu nhập trả nợ của khách hàng, đem lại sự hài lòng nhất có thể cho khách hàng. Chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng được đảm bảo góp phần nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1207 phát triển cho vay tiêu dùng tại NH hợp tác xã VN chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w