vừa
1.3.2.1. Đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vốn vay ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các DNNVV.
Trong cơ chế nề n kinh tế đang chuyển đổi đòi hỏ i các DNNVV phải mở rộng sản xuất và thay đổi trang thiết bị, nâng cấp công nghệ mới cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nước ngoài. Với qui mô nguồn vốn và khả năng huy động vốn của mình thì các DNNVV không đủ khả năng về vốn để mở rộng sản xuất. Với việc phát triển hoạt động cho vay của các NHTM sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay, nâng cao qui mô vốn của mình để phục vụ vào những nhu cầu trong điều kiện sản xuất mới, từ đó nâng cao được năng suất lao động, và năng lực cạnh tranh của mình.
Hình thành cơ cấu tối ưu cho các doanh nghiệp
Ngoài vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn từ các nguồn khác như: vốn vay từ ngân hàng, vốn từ tín dụng hàng hóa, phát hành trái phiếu... Trong khi đó việc huy động vốn từ thị trường tài chính đối với các DNNVV là khó khăn, cộng với việc huy động từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng có chi phí rất cao.Nguồn vốn vay là nguồn vốn thích hợp cho các doanh nghiệp, bởi vì nó tốn ít chi phí hơn so với việc sử d ng vốn tự có, không ảnh hưởng đến quy n sở hữu của doanh nghiệp, ngoài ra nó còn được hưởng khoản tiết kiệm t thuế. hính vì thể phát triển nguồn vốn vay sẽ thiết
lập cho các DNNVV một cơ cấu vốn tối ưu, tối đa hóa được giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Nâng cao khả n ăng cạnh tranh, mở rộng cá c quan h ệ kinh doanh cho các DNNVV
C ó thể nói trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển như hiện nay thì khả năng cạnh tranh sẽ quyết định sự sống còn của các DNNVV. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải có ưu thế về sản phẩm, có thị trường, khả năng đáp ứng những thay đổi của nhu c ầu thị trường, các dịch vụ,... để làm đi ề u đó thì phải có vốn. Mặt khác các sản phẩm dịch vụ của các NHTM không chỉ dừng lại ở nguồn vốn mà họ còn cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ như tư vấn , cung cấp thông tin về thị trường, khách hàng, tìm đối tác trong và ngoài nước.
Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động
1.3.2.2. Đối với các Ngân hàng Thương mại
Phát triển cho vay DNNVV giúp các ngân hàng tăng doanh thu và lợi nhuận từ lãi cho vay và phí phục vụ.
Nâng cao uy tín , hình ảnh của ngân hàng Giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng
1.3.2.3. Đối với nền kinh tế
Giải quyết việc làm , tăng thu nhập cho người lao động
Chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế. Khi doanh nghiệp giải quyết được khó khăn về vốn thì sẽ phát triển rộng lớn cả về qui mô lẫn chất lượng. Từ đó trở thành một khu vực thu hút một lượng lao động giải quyết nạn thất nghiệp cho nề n kinh tế, đặc biệt đối với nề n kinh tế Việt Nam. Với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đất canh tác nông nghiệp giảm sút, số nông dân nhàn rỗi không ngừng tăng lên, và các DNNVV là những doanh nghiệp có qui mô nhỏ, sản xuất giản đơn,
không yêu c ầu tay nghề quá phức tạp sẽ là nơi thu hút số lao động dư thừa này. Mặt khác khi đã được đầu tư, năng lực sản xuất tăng, đời sống của người lao động cũng được quan tâm hơn, từ đó cải thiện mức sống của người dân.
Thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế
Vốn vay của các ngân hàng giúp cho các DNNVV phát triển từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp cân b ằng giữa các vùng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, nâng cao mức sống,...Bên cạnh đó nó còn thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, quan hệ thương mại quốc tế, đẩy nh anh quá trình hội nhập với kinh tế thế giới.
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỞ RỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.4.1. Nhân tố từ ph ía ngân hàng
Thứ nhất, chính sách tín dụng của ngân hàng: Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này phải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, đồng bộ và đầy đủ sẽ xây dựng phương hướng cho cán bộ tín dụng khi thực hiện nhiệm v của mình, hạn chế rủi ro. Ngược lại, một chính sách tín dụng không thống nhất và đồng bộ sẽ gây các quyết định sai lệch cho cán bộ tín dụng, rủi ro lớn vì không cấp đúng đối tượng. Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau và thay đổi theo từng thời kỳ. Chính sách tín dụng bao gồm:
Chính sách khách hàng: Khách hàng của ngân hàng thì rất đa dạng và phong phú, không phân biệt loại hình kinh doanh, đối tượng. Phân loại khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng có thể phân loại khách hàng truy ề n thống, khách hàng quan trọng và khách hàng khác. Đối
loại khách hàng quan trọng và truyền thống, ngân hàng thường cho hưởng ưu đãi hơn so với các khách hàng khác như: lãi suất thấp, dịch vụ kèm theo... Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thường xuyên chấm điểm tín dụng đối với khách hàng nhằm xác định doanh nghiệp tốt hay không tốt, từ đó có kế hoạch quan hệ tín dụng lâu dài hay không.
Tài sản đảm bảo (TSĐB): Ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp bằng uy tín của mình đối với các khách hàng quan trọng và truyền thống. C òn đối với khách hàng khác, ngân hàng thường yêu c ầu có TSĐB khi họ có nhu c ầu vay vốn ngân hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trả được nợ. Chính sách đảm bảo bao gồm các loại TSĐB cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ % cho vay trên TSĐB, định giá và quản lý TSĐB... Chính sách TSĐB ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là cho các DNVVN - hầu hết các TSĐB có giấ trị nhỏ , không đáp ứng được yêu c ầu của ngân hàng.
Ch ính s ách lãi su ất: Lãi suất là chi phí của việc sử dụng vốn. Ngân hàng cần linh hoạt trong việc xác định lãi suất tuỳ thuộc vào từng khách hàng, thời hạn vay, loại ti n, qui mô tín d ng. hính sách lãi suất là nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng, bởi lẽ, nếu lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng và ngược lại.
Thứ hai, qui trình phân tích tín dụng: Mỗi ngân hàng thì đưa ra qui trình phân tích tín d ng riêng. Đây là bước quan trọng trong việc xác định cấp hay không cấp tín dụng cho khách hàng. Qui trình tín dụng là trình tự các bước xử lý trong quá trình cấp tín d ng đối với khách hàng. Một qui trình phân tích tín d ng phải trải qua nhi u bước rườm rà, không c n thiết vô tình là rào cản tới việc xin cấp tín d ng của khách hàng. o đó, một quá trình tín dụng tốt, gọn nhẹ là lợi thế trong vệc mở rộng tín dụng đối với khách hàng
nói chung và DNVVN nói riêng.
Thứ ba, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: Con người là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của các NHTM. Bởi lẽ, cán bộ công nhân viên ngân hàng là c ầu nối các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng tới khách hàng, là người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ nên họ sẽ đưa ra những đề xuất, sáng kiến mới, là hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng v thái độ ph c v trong tâm trí khách hàng. Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhi ề u rủi ro. Do đó, nguồn nhân lực ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng luôn phải được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghịêp. Đề cập tới nguồn nhân lực, chúng ta không thể không nói tới chính sách cho người lao động như: chính sách đãi ngộ, chính sách ti ền lương ti ề n thưởng.... hợp lý nhằm phát huy năng suất lao động, tinh th n trách nhiệm đối với người lao động, giữ chân nhân tài.
Thứ tư, mạng lưới phân phối của ngân hàng cũng rất quan trọng. Hệ thống kênh phân phối thể hiện ở số lượng chi nhánh và các đơn vị trực thuộc như ngân hàng cũng như sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ đại lý. Ngân hàng nào có mạng lưới hoạt động rộng khắp thì sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, được biết đến nhi u hơn, phát triển được các sản phẩm và dịch v của mình, tăng thị ph n trong hệ thống ngân hàng. o hoạt động tín d ng trong ngân hàng là cơ bản và quan trọng nên mạng lưới ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín d ng của các doanh nghiệp.
Thứ năm, nguồn vốn ngân hàng
Nguồn vốn ngân hàng gồm: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và phải kể đến nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, muốn mở rộng tín dụng thì ngân hàng c ần phải có nguồn vốn huy động dồi dào về khối lượng và kỳ hạn
nhằm đáp ứng nhu c ầu chi trả và nhu c ầu vốn của các thành phần kinh tế. Đi ề u đó được thể hiện qua tính đa dạng hoá các kênh huy động vốn, mức độ tiếp cận đến các nguồn vốn và qui mô vốn có khả năng huy động qua các kênh và được biểu hiện: Mức tiết kiệm trong dân cư phản ánh tổng quan về lượng cung vốn trong nền kinh tế, khả năng huy động các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài như ODA, FDI.. Một ngân hàng có nguồn vốn nhỏ bé thì việc mở rộng tín dụng là rất khó khăn do DNVVN có nhu c ầu vốn trung và dài hạn là chủ yếu.
Cuối cùng là công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin: Đây là thành phần quan trọng nhất trong yếu tố về cơ sở hạ tầng c ần thiết trong lĩnh vực ngân hàng. C ông nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm công nghệ mang tính tác nghiệp như: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút ti ền tự động ATM... mà còn là hệ thống báo cáo rủi ro, hệ thống thông tin MIS... C ông nghệ ngân hàng hiện đại tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong đi u kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, ngân hàng điện tử (e-bank, homebank.). Đặc biệt, công nghệ có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm tìm kiếm thông tin đối với khách hàng là các TCKT vì hầu hết doanh nghiệp nào cũng có website riêng, hay định lượng rủi ro các dự án một cách tương đối chính xác.. Từ đó, qui trình phân tích tín dụng có thể diễn ra trong thời gian ngắn và các cán bộ tín dụng đưa quyết định cho vay nhanh nhất có thể. Muốn vậy, bên cạnh việc đổi mới công nghệ, nhân viên công nghệ thông tin ngân hàng c n bắt kịp và tiếp cận sự phát triển công nghệ ngân hàng.
1.4.2. Nhân tố từ Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chiến lược kinh doanh của DNVVN: C hiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai, kế hoạch sử dụng vốn cũng như phương án chi trả nợ cho ngân hàng. Đây được coi là nhân tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay hay không. Một tình hình kinh doanh hiệu quả, chiến lược sử dụng vốn rõ ràng cùng với việc trả nợ đúng hạn là yếu tố để ngân hàng tiếp tục và mở rộng tín dụng với doanh nghiệp.
Hệ thống b áo cáo tài chính: Đây là nguồn thông tin để cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cho biết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai.
Báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng, trung thực với kết quả làm ăn hiệu quả là
đi ều kiện để quan hệ tín dụng giữa DNVVN và ngân hàng được mở rộng.
Năng lực tài ch ính: C ho biết số vốn tự có của doanh nghiệp. Đây cũng
là yếu tố để ngân hàng xem xét và xác định hạn mức cho vay nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn tín dụng. Ngoài ra, năng lực tài chính còn biểu hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Đi u này ph thuộc tính thanh khoản của tài sản.
Trình độ quản lý: Trình độ quản lý vẫn luôn được ngân hàng quan tâm. Nhiều phương án kinh doanh khả thi nhưng do khả năng quản lý doanh nghiệp yếu kém nên ngân hàng đã quyết định không cho vay.
1.4.3. Nhân tố khác
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát...Những nhân tố này ảnh hưởng nhiều tới chiến lược mở rộng hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và b ền vững, nhu c ầu đầu tư tăng và khi đó tín dụng ngân hàng có cơ hội mở rộng. C òn khi nền kinh tế suy thoái, các ngân hàng sẽ có xu hướng thu hẹp tín dụng.
đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng trong thu nhập của ngân hàng, góp phần làm cho xã hội văn minh. Khi xã hội bất ổn, có nhiều biến động thì ngân hàng hạn chế cho vay nhằm bảo đảm an toàn tín dụng.
Môi trường pháp lý: Ngày nay, pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nề n kinh tế thị trường có sự đi ề u tiết của Nhà nước. Đặc biệt, trong đi ề u kiện hội nhập, một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất sẽ là cơ sở để ngân hàng, doanh nghiệp, và các tổ chức, các nhân khác phát triển theo hướng an toàn.
KET LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu những nét nổi bật, cũng như những tồn tại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời cho chúng ta thấy những vai trò, đóng góp của DNNVV trong nền kinh tế xã hội hiện nay. Ngoài ra, trong chương một cũng đề cập các lý luận chung về tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với DNNVV. Những vấn đề được đề cập trong chương này sẽ làm tiền đề cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG T ÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀN KIẾ M
2.1. KHÁI QUÁT VÈ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN
ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀN KIẾ M
2.1.1. Qu á trình hình thành và ph át triển
Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập vào năm 1994 theo Quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban nhân dân TP Hà nội. Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH- GP của NHNN Việt Nam với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ, thời gian hoạt động là 50 năm. Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu c ầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế đất nước, với đường lối chớnh sách đúng đắn, Ngân hàng TMCP Quân đội đó gặt hái được nhiều thành công,