Chất lượng tín dụng theo Basel II

Một phần của tài liệu 1160 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 28 - 42)

1.2.3.1. Nguyên tắc hoạt động tín dụng theo Basel II

Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp

- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược RRTD theo định kỳ, xem xét những vấn đề như mức rủi ro có thể chấp nhận được;

- Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách tín dụng, quy trình thủ tục cho vay riêng và toàn bộ danh

mục tín

tính bằng công thức: TCRA = ɪ Wĩ. Ai

- Nguyên tắc 4:Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấy tín dụng, nguồn thanh toán;

- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và

ngoài bảng cân đối kế toán;

- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có; - Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch

thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các DN

và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp

- Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng;

- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến

từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự

phòng rủi

ro tín dụng;

- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng; - Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp ban quản

lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán,

cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao

gồm cả

giá danh mục tín dụng.

Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao;

- Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiểu chuẩn thận trọng,

thiết lập

và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về chính sách, thủ tục và hạn

mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời;

1.2.3.2. Các yêu cầu trong công tác quản lý tín dụng theo Basel II

Thứ nhất, xác định chuẩn xác trị số rủi ro đối với từng loại tài sản có

Theo yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel II, để đo lường mức độ rủi ro tương ứng của mỗi tài sản có, mỗi danh mục tài sản có của NHTM được gắn một trọng số RRTD nhất định để tính tài sản có theo RRTD (risk - weighted asset). Việc áp dụng trọng số rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn sẽ công bằng hơn trong so sánh tỷ lệ an toàn tối thiểu của các hệ thống NHTM tại các nước khác nhau; đồng thời khích lệ ngân hàng giữ tiền mặt hoặc các loại tài sản có tính thanh khoản cao.

Basel II chia tài sản có của ngân hàng thành 5 nhóm với quy định một cách tương đối về trọng số rủi ro. Tổng tài sản có theo RRTD của NHTM

Tên nhóm Loại hình tài sản có

Nhóm A1 TSRR: 0%

Tiền mặt, chứng khoán phát hành bởi Kho bạc NN, chính phủ các nước thuộc OECD, Khoản phài đòi đối với TC vay được XHTD AA - trở lên

Nhóm A2 TSRR: 20%

Khoản tiền mặt đang trong quá trình thu; khoản đặt cọc, bảo lãnh liên ngân hàng các nước OECD và Mỹ. Một số chứng khoán có tài sản thế chấp; trái phiếu bắt buộc trong nước. Khoản phải đòi đối với TC vay được XHTD từ A+ đến A -

Nhóm A3 TSRR: 50%

Một số loại trái phiếu trong nước khác

Các khoản phải đòi đối với tổ chức vay được xếp hạng tín dụng từ BBB+ đến BBB -

Nhóm A4 TSRR: 100%

Khoản phải đòi đối với tổ chức vay được xếp hạng tín dụng từ BB+ đến B -

Các tài sản nội bảng khác không thuộc các nhóm trên, gồm các khoản phải đòi đối với các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, BĐS và khoản vay đầu tư vào các chi nhánh và công ty con Nhóm A5

TSRR: 150%

Khoản phải đòi đối với các tổ chức vay, các ngân hàng khác, các công ty chứng Khoản bị xếp hạng tín dụng dưới B -

(TCRA: Tổng tài sản có theo rủi ro tín dụng; Wi: Trọng số rủi ro tín dụng, Ai: loại tài sản có)

Theo Basel II, trọng số RRTD của tài sản “Có” quy định như sau:

20

Đối tượng khách hàng AAA tới AA - A+ tới A - BBB+ tới BBB - BB+ tới B - Dưới B - Không xác định CP và NHTW các nước 0 % 20 % 50% 100% 150% 100% Ngân hàng khác - tuỳ chọn 1 20% 50% 100% 100% 150% 100% Ngân hàng khác - tuỳ chọn 2 20% 50% 50% 100% 150% 50% Ngân hàng khác - tuỳ chọn 2 20% 20% 20% 50% 150% 20% Doanh nghiệp (gồm cả Công ty bảo hiểm) 20% 50% 100% (tới BB- ) 150% (từ BB- )

Vay đâu tư vào chi

nhánh 75%

Bảo đảm bởi TS dân

cư 35%

Bảo đảm bởi BĐS TM

100% (cã thể thâp hơn khi đáp ứng các điêu kiện khăt khe)

Nợ quá hạn trả 100% hoặc 150% Tât cả các tài sản

khác Ít nhât 100%

(Nguồn Basel Committee (2005) Basel - Credit risk Explosures)

1.2.3.3. Thứ hai, yêu cầu về phương pháp tiếp cận

Ngân hàng có thể lựa chọn một trong các cách tiếp cận sau: a. Phương pháp Standardized

Phương pháp này để tính toán vốn tín dụng tối thiểu sử dụng kết quả đánh giá hệ số tín nhiệm (credit ratings) của một công ty đánh giá tín nhiệm độc lập (S&P, Moody’s...) để xác định trọng số rủi ro gắn với mỗi đối tượng

21

khách hàng của NHTM. Trọng số RRTD theo phương pháp tiêu chuẩn được quy định như trong bảng sau:

(Nguồn Bank for International Settlements (2004), The new Basel capital accord)

b. Phương pháp Đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based - IRB)

Theo phương pháp này, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàn tối thiểu. Phương pháp IRB quy định các thành phần rủi ro gồm: xác suất vỡ nợ (Probability of Default - PD), mất vốn do vì nợ (Loss given Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD) và kỳ hạn hiệu lực (Effective Maturity - EM). Để thực hiện phương pháp này, trước hết các NHTM cần phân loại giá trị rủi ro thành 5 nhóm: (1) doanh nghiệp, (2) nước ngoài, (3) ngân hàng, (4) bán lẻ, (5) cổ phiếu và ứng với mỗi nhóm này NHTM sẽ xác định Tổn thất dự kiến (Expected Loss - EL) và không dự kiến (Unexpected Loss - UL)

Đối với EL, NHTM cần trích lập dự phòng để bù đắp từ nguồn chênh lệch kinh doanh tạo ra. Đối với UL, Hiệp ước quy định một mức tính toán vốn an toàn tín dụng căn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD, EAD của từng nhóm rủi ro phân loại ở trên.

Phương pháp đánh giá nội bộ là một quy trình phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ thống công nghệ quản lý mạnh và hệ thống dữ liệu lịch sử đầy đủ trong mét giai đoạn cũng như phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ, trình độ quản trị ngân hàng và các quy định về công khai thông tin.

1.2.3.4. Thứ ba, yêu cầu về xây dựng các hệ thống

Hệ thống xếp hạng tín dụng: Trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín

dụng cần phải xác định được những đối tượng nào sẽ phải được xếp hạng. Mô hình chung, hệ thống xếp hạng tín dụng bao gồm: Xếp hạng khoản vay, xếp hạn đánh giá khoản vay xấu, xếp hạng sản phẩm, xếp hạng tiêu chuẩn và thực trạng cán bộ tín dụng, lãnh đạo liên quan đến phê duyệt tín dụng, xếp hạng khách hàng, xếp hạng đối tác, và xếp hạng mức độ rủi ro Quốc gia.

23

Hệ thống xếp hạng cũng có thể thoả mãn cho một mục đích cụ thể nào đó của ngân hàng. Lý luận phân loại cần phải được hỗ trợ đầy đủ để có được sự phân loại đúng nhất trong sự đa dạng của kết quả phân loại và từ đó quyết định xác suất vỡ nợ (PD) phù hợp nhất.

Trong các hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống xếp hạng khách hàng là căn cứ để xác định xác suất vỡ nợ cho từng khoản vay hay sản phẩm. Theo thông lệ quốc tế, xếp loại khách hàng thông thường được chia làm 10 hạng, gồm: AAA, AA,A; BBB,BB,B; CCC, CC, C và D. Với mỗi hạng sẽ có một giá trị xác suất vỡ nợ tương ứng. Với cách chia như vậy, việc xác định xác suất vỡ nợ sẽ có độ chính xác cao hơn.

Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm: Hệ thống này nhằm đảm bảo khả

năng kiểm soát toàn bộ tài sản bảo đảm. Theo đó, phải đảm bảo rằng sẽ không xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ. Hệ thống cũng sẽ đảm bảo khả năng linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời. Hệ thống này sẽ là căn cứ để xác định xác suất mất vốn do vì nợ (LGD) đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảo đảm (Haircut).

Hệ thống giới hạn tín dụng: Hệ thống này cần phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản, đó là về khoa học tính toán và vấn đề kiểm soát việc thực hiện. Hệ thống giới hạn cũng phải kiểm soát được cả các chỉ tiêu giới hạn thuộc quy định của ngân hàng nhà nước. Hệ thống giới hạn có thể được gán theo hạng sản phẩm, theo mức độ hay loại tài sản đảm bảo, theo khách hàng, theo người phê duyệt tín dụng, theo cấp độ Chi nhánh, theo ngành kinh tế hay một vùng kinh tế.

Mô hình tính toán: Mô hình phương pháp tính toán sẽ xác định các kết

quả cuối cùng trong việc tính toán các chỉ tiêu định lượng cụ thể, ước tính tổn thất. Từ đây, những biện pháp đối phó, yêu cầu về phân bổ vốn phải được

thực hiện theo mức độ rủi ro đã được xác định trong các báo cáo nói trên. Ngoài ra, cần thiết phải có quy trình kiểm tra tính hữu hiệu của mô hình bao gồm cả giám sát hoạt động và tính ổn định của mô hình.

1.2.3.5. Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng

a. Các chỉ tiêu định tính

Uy tín của ngân hàng: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự

tồn tại và phát triển của một ngân hàng vì về bản chất là ngân hàng hoạt động trên uy tín. Ngân hàng càng uy tín thì số lượng khách hàng gửi tiền càng nhiều và từ đó quy mô cấp tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn. Uy tín của ngân hàng thể hiện qua: quy mô tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, mạng lưới hệ thống ngân hàng;

Quy trình cấp tín dụng theo ISO: quy trình cấp tín dụng càng chuẩn thì

rút ngắn được thời gian cấp tín dụng cho một khách hàng cũng như không rườm rà trong việc yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ. Ngân hàng cần làm rõ bằng văn bản cách chính sách về tính thời gian quá hạn, đặc biệt về khía cạnh đánh giá lại thời gian tài trợ, gia hạn nợ, chậm trả, đảo nợ và chuyển khoản vay đó thành một dạng khác. Tối thiểu chính sách đánh giá lại thời gian quá hạn cần có: (a) cấp phê duyệt và các yêu cầu báo cáo; (b) thời kỳ tối thiểu của khoản tài trợ trước khi được đánh giá lại; (c) mức độ sụt giảm của khoản tài trợ cần phải đánh giá lại; (d) số lần đánh giá lại tối đa cho một khoản tài trợ; và (e) việc đánh giá lại năng lực trả nợ của người vay. Các chính sách này cần được áp dụng thống nhất qua thời gian và cần hỗ trợ cho các kiểm tra thực tế.

Sự đa dạng hóa và tiện ích của sản phẩm tín dụng: Chất lượng tín

dụng thể hiện khả năng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng nên đòi hỏi các sản phẩm tín dụng được đa dạng hóa để đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm càng tiện ích sẽ đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của

25

khách hàng khi sử dụng một sản phẩm.

Giá của sản phẩm tín dụng: Giá của sản phẩm cho vay là lãi suất, giá

của bảo lãnh, L/C chính là phí, giá của sản phẩm tín dụng càng thấp thì càng chứng tỏ hiệu quả trong chính sách tín dụng của ngân hàng vì khi xác định giá ngân hàng cần đảm bảo giá này đủ để chi trả các chi phí liên quan, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra. Ngày nay cạnh tranh các ngân hàng càng cao do đó biên lợi nhuận giữa giá đầu vào và giá đầu ra giữa các ngân hàng chênh lệch nhau không lới vì vậy giá đầu ra thấp tức là chi phí đầu vào của ngân hàng thấp so với các TCTD khác.

Đóng góp vào phúc lợi xã hội và tăng trưởng kinh tế: Khi ngân hàng

có thu nhập cao sẽ đóng góp cho phúc lợi xã hội và tăng trưởng kinh tế cao. Vì thông qua phương thức này, ngân hàng sẽ tăng cường được khả năng quảng cáo thương hiệu. Chỉ khi ngân hàng hoạt động hiệu quả thì mới sẵn sàng một chi phí tương đối lớn cho quảng cáo thương hiệu qua hình thức này.

b. Chỉ tiêu định lượng

Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tín dụng được cấp cho

khách hàng, là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động tín dụng trong một thời gian dài, thấy được khả năng tăng trưởng tín dụng qua của ngân hàng.

Dư nợ và kết cấu dư nợ: Dư nợ là tổng số dư nợ qua các hình thức cấp

tín dụng mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm. Kết cấu dư nợ là tổng số nợ được phân chia theo tỷ lệ các hình thức cấp tín dụng, theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế... Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng kiểm soát được mức độ tập trung tín dụng của mình theo từng loại, từ đó có chính sách phù hợp cũng như tăng cường đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng. Tài sản có của ngân hàng cần được phân loại chính cho các

nhóm: (a) cho vay công ty, (b) cho vay các cơ quan nhà nước, (c) cho vay ngân hàng; (d) cho vay bán lẻ (e) vốn chủ sở hữu.

Đối với các giao dịch có thế chấp, dư nợ tín dụng sau khi đã hiệu chỉnh rủi ro được tính như sau:

E* = max {0, [E x (1 + He) - C x (1 - Hc - Hfx) ]}

Trong đó:

E*: dư nợ tín dụng sau hiệu chỉnh rủi ro E: mức dư nợ hiện tại

He: hệ số hiệu chỉnh dư nợ (khấu trừ dư nợ) C: giá trị tài sản thế chấp hiện thời

Hc: hệ số hiệu chỉnh tài sản thế chấp

Hfx: hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa dư nợ và tài sản thế chấp.

Nhân (x) dư nợ tín dụng sau hiệu chỉnh rủi ro với hệ số rủi ro của bên đối tác để tính giá trị tài sản hiệu chỉnh rủi ro trong giao dịch có tài sản thế chấp.

Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng được tính bằng doanh

số thu nợ trong năm/dư nợ bình quân trong năm. Chỉ tiêu này phản ánh đồng vốn của ngân hàng đã được cho vay bao nhiêu lần trong một năm. Giá trị này càng lớn thì càng chứng tỏ vốn của ngân hàng càng luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ngân hàng có một

Một phần của tài liệu 1160 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w