Những bài học kinh nghiệm đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 1159 nâng cao chất lượng tín dụng tại NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên shinhan VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 33)

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG QUA KINH NGHIỆM CỦA CITIBANK - MỘT NGÂN HÀNG LỚN CỦA HOA KỲ

Một trong những biện pháp nâng chất lượng tín dụng đó là hạn chế rủi ro quản lý tín dụng. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, Citibank đã có những biện pháp sau:

- Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:

+ Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của ngân hàng. Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn chủ yếu, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có cả hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro chung của ngân hàng, đề ra mục tiêu chiến lược và các quy định chung cho toàn ngân hàng.

+ Ban hoạch định chính sách tín dụng: bao gồm các cán bộ cao cấp, đứng đầu

là trưởng ban. Ban này phải chịu trách nhiệm với ngân hàng trong việc duy trì một hình thức quản lý rủi ro tín dụng hoàn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế

hoạch đầu tư gián tiếp và dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật với quy định chung của ngân hàng.

+ Ban quản lý hạn ngạch tín dụng: những người quản lý hạn ngạch tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh của mình, xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó.

+ Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đưa ra sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự hình thành và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

- Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống “ Tín dụng 5 chữ C”.

+ Uy tín (Character) là ý thức trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người

vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín, cho nên ngân hàng sẽ quyết định một cách chủ quan liệu khách hàng có khả năng trả

khoản vay này hay không. Ngân hàng sẽ kiểm tra những khoản nợ của khách hàng trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng. Các vấn đề khác liên quan đến cá nhân khách hàng và trình độ kinh nghiệm của nhân viên cũng sẽ được xem xét.

+ Năng lực (capacity) nói đến khả năng công ty có tiền để thanh toán các khoản vay hay không. Vì đây là nguồn cơ bản để khách hàng trả các khoản vay, ngân hàng muốn biết chính xác kế hoạch trả nợ của khách hàng trong tương lai. Ngân hàng sẽ xem xét luồng tiền trong kinh doanh, thời gian chi trả, và khả năng chi trả thành công khoản vay.

+ Vốn (capital) là tiền của cá nhân đã đầu tư vào công ty và chỉ tiêu này cho biết khách hàng sẽ thua lỗ bao nhiêu khi công ty phá sản, ngân hàng muốn

khách hàng thế chấp tài sản riêng và chịu trách nhiệm về rủi ro tài chính khi hỏi vay vốn ngân hàng. Ngân hàng xem xét chỉ số nợ của công ty để hiểu được tổng nợ trên tổng đầu tư của công ty.

+ Thế chấp (collateral) hay là sự bảo lãnh của bên thứ 3 là một hình thức khác khách hàng có thể đảm bảo với ngân hàng. Nếu lượng tiền của công ty không

đủ trả nợ, ngân hàng vẫn được đảm bảo bằng khoản tiền thanh toán khác. Nếu công

ty không trả được nợ ngân hàng sẽ thu hồi và thanh lý máy móc thiết bị, nhà xưởng,

các khoản phải thu, hàng tồn kho. Hợp đồng cho vay nên xác định cẩn thận những mục được coi là khoản thế chấp. Chủ doanh nghiệp có thể được yêu cầu thế chấp thêm tài sản cá nhân (nhà, trái phiếu, cổ phiếu) cùng với tài sản của công ty để vay

vốn. trong một số trường hợp, ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ 3 ký giấy

bảo lãnh cam kết để thanh toán khoản vay nếu công ty không thể trả nợ.

+ Điều kiện khác (Conditions): liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, từng quốc gia. Doanh số của công ty ảnh hưởng thế nào đến toàn bộ nền kinh tế? Nếu nền kinh tế bị suy thóai, liệu doanh số của công ty có giảm mạnh hay không, hoặc có thể không bị ảnh hưởng (Ví dụ, giống như một chuỗi cửa hàng buôn bán tạp phẩm). Những công ty có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì thông thường sẽ được các ngân hàng ưu ái hơn.

Để đưa ra một quyết định đúng đắn là chấp nhận hay từ chối cho vay thì phải

đánh giá thận trọng dựa vào các chỉ tiêu đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm quá

trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản vay trước đó,

+ Quyền phê duyệt: Việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ. Những người chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định, tái thẩm định đối với một khoản vay.

Tóm tắt chương 1, tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều mà các nhà quản lý ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về tín dụng cũng như đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

SHINHAN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀNỘI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàngShinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng Shinhan Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập ngân hàng liên doanh ShinhanVina và ngân hàng Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam.

- Ngân hàng ShinhanVina được thành lập ngày 04/01/1993 theo giấy phép số 10/NH-GP của NHNN Việt Nam, có thời hạn hoạt động trong 20 năm, là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Shinhan Hàn Quốc và ngân hàng Ngoại thương của Việt Nam.

Năm 1993 khi mới thành lập tên giao dịch đầu tiên của ngân hàng là First Vina Bank với vốn điều lệ 20 triệu USD; trong đó, 10 triệu USD là phần vốn góp của Vietcombank, 8 triệu USD của Korea First Bank và 2 triệu USD là của Daewoo Securities Co., Ltd. Đến tháng 12/1999, tập đoàn Korean Deposit Insurance Corp (KDIC) mua lại 40% cổ phần của Korea First Bank trở thành cổ đông chính thức của First Vina Bank lúc đó. Tuy nhiên đến năm 2000, Chohung Bank đã mua lại cổ phần của KDIC và sau đó thay đổi tên giao dịch chính thức của ngân hàng thành ChohungVina (năm 2001). Đến tháng 11/2001, Chohung Bank tiếp tục mua lại 10% cổ phần từ Daewoo Securities Co., Ltd để sở hữu 50% vốn điều lệ của Chohung Vina Bank. Năm 2006, ngân hàng Chohung bán lại toàn bộ cổ phần cho tập đoàn tài chính Shinhan của Hàn Quốc và đổi tên ngân hàng

thành ngân hàng liên doanh ShinhanVina.

- Ngân hàng Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam được thành lập năm 1993 dưới hình thức là Văn phòng đại diện. Hai năm sau, Văn phòng đại diện của ngân hàng Shinhan được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Shinhan tại Việt Nam. Đến tháng 12/2008, chi nhánh ngân hàng Shinhan tại Việt Nam được cấp phép chuyển đổi thành ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ngày 28/11/2011, với việc sáp nhập ngân hàng liên doanh ShinhanVina và ngân hàng Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam, pháp nhân mới Ngân hàng Shinhan Việt Nam (SHBV) được thành lập, đánh dấu một chặng đường dài gắn bó của tập đoàn tài chính Shinhan tại Việt Nam.

Sau 19 năm phát triển SHBV đã gặt hái được những kết quả rất ấn tượng. Tổng tài sản của ngân hàng đạt 61.342 nghìn USD năm 2009, 88.139 nghìn USD năm 2010 và 128.382 nghìn USD năm 2011. Thị phần chính của SHBV là hướng tới các khách hàng cá nhân và tổ chức Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ đối tác với Hàn Quốc. Như chúng ta đã biết hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển thì số lượng các cá nhân và tổ chức Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam càng tăng lên, quy mô hoạt động ngày càng lớn mạnh và đa dạng. Hàn Quốc hiện nay là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lớn nhất, vì thế nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng tài chính cũng tăng theo. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của SHBV.

Do ngân hàng Shinhan Việt Nam được kế thừa và phát triển trên nền móng của ngân hàng liên doanh ShinhanVina nên trong luận văn này các dữ liệu được sử dụng là dữ liệu của ngân hàng liên doanh ShinhanVina.

Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (SHBV-HN) được thành lập năm 1994 có trụ sở tại tòa nhà Daeha - 360 Kim Mã - Hà Nội. Tính đến cuối năm 2011, số lượng nhân viên là 40 người; trong đó, có giám đốc và phó

giám đốc chi nhánh là người Hàn Quốc còn lại là người Việt Nam. SHBV-HN thực hiện cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng không chỉ ở Hà Nội mà còn ở cả các tỉnh, thành phố lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc... những nơi có nhiều khu công nghiệp với rất nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp Hàn Quốc; ngoài ra, còn có các tổ chức phi Chính phủ, các đại sứ quán của các nước, các cá nhân Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. sang Việt Nam lao động, học tập, du lịch cũng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của SHBV-HN.

Cơ cấu tổ chức của SHBV-HN gồm có 8 phòng nghiệp vụ, chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của ban giám đốc SHBV-HN (xem Hình 2.1 trang sau).

2.1.2 Các hoạt động cơ bản của SHBV-HN

2.1.2.1 Huy động vốn

- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.

- Tài khoản vốn: dành cho đối tượng là pháp nhân nước ngoài được mở tài khoản chỉ với mục đích giao dịch vốn, dùng để nhận tiền vay trung và dài hạn, tiền

vốn đầu tư từ nước ngoài, chuyển trả lãi vay, nợ gốc, lợi nhuận ra nước ngoài. - Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi tích lũy định kỳ.

2.1.2.2 Cho vay

- Cho vay doanh nghiệp: SHBV-HN cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng đáp ứng nhu cầu đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp như cho vay bổ sung vốn lưu động, xây dựng nhà xưởng, mở rộng nhà xưởng hoặc mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất.

- Cho vay cá nhân: tiêu dùng; mua căn hộ cao cấp; mua xe và mua nhà.

2.1.2.3 Bảo lãnh

Các hình thức bảo lãnh mà SHBV-HN cung cấp bao gồm: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh ứng trước; bảo lãnh bảo hành; bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu; thư tín dụng dự phòng và các loại bảo lãnh khác.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHBV-HN

2.1.2.4 Thanh toán

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, chuyển nhượng, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.

- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. - Chi trả kiều hối...

2.1.2.5 Ngân quỹ

- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap.)

- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu.)

- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... - Giao và thu tiền tận nơi cho khách hàng

2.1.2.6 Thẻ và ngân hàng điện tử

- Bảo lãnh phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD .).

- Dịch vụ thẻ ATM: thẻ ATM của SHBV-HN có thể dùng để rút tiền miễn phí tại các máy của ngân hàng Shinhan Việt Nam, Vietcombank cũng như tại gần 5.000 máy ATM của 27 ngân hàng thành viên SMARTLINK trên toàn quốc.

- Internet Banking: Khách hàng có thể chuyển khoản trong nước, tra vấn số dư tài khoản tiền gửi và tiền vay, tra vấn chi tiết các giao dịch liên quan đến tài khoản vay, giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng thư, kiểm tra thông tin về tỷ giá, lãi suất, các hướng dẫn và thông tin sản phẩm của ngân hàng.

- Dịch vụ SMS

2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHBV-HN

2.2.1 Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của SHBV-HN

doanh của ngân hàng:

2.2.1.1 Đặc điểm về nhân sự

Vấn đề nhân sự được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mọi hoạt động của ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội. Hiện nay, chi nhánh ngân hàng có tổng số cán bộ, nhân viên là 40 người; trong đó, 36 người có trình độ từ đại học trở lên. Hầu hết cán bộ, nhân viên là những người trẻ, năng lực, có trình độ chuyên môn cao. Tất cả các nhân viên trước khi được nhận vào ngân hàng đều phải trải qua cuộc kiểm tra về trình độ nghiệp vụ và khả năng sử dụng tiếng Anh bằng các bài thi nghiệp vụ, cũng như các bài phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đó là yêu cầu tất yếu của công việc, khách hàng của ngân hàng chủ yếu là người nước ngoài. Sau khi được nhận vào, họ được theo học các lớp nghiệp vụ do chính ngân hàng tổ chức, được hướng dẫn bởi những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm. Cán bộ, nhân viên ngân hàng đều là những con người năng động, được rèn luyện với cường độ rất cao do chính tính chất của công việc mang lại.

Do có quan tâm đặc biệt ngay từ khâu tuyển dụng nhân sự mà hiện nay bộ máy tổ chức và chất lượng cán bộ, nhân viên tương đối phù hợp với nhu cầu phát triển kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động của SHBV-HN. Việc bố trí cán bộ, nhân viên của ngân hàng thường dựa vào nhu cầu công tác, trình độ nghiệp vụ, tuổi tác, hình thức...cho phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cán bộ, nhân viên góp phần thúc đẩy sự phát triển của SHBV-HN về mọi mặt. Cùng với việc phân công công việc theo nhu cầu và trình độ, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên có thể luân chuyển giữa các phòng trong nội bộ ngân hàng để mỗi cán bộ, nhân viên có được trình độ nghiệp vụ toàn diện, cũng như có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban khi cần thiết.

2.2.1.2 Đặc điểm về thị trường của SHBV-HN

Thị trường được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự và những người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với các cách

Một phần của tài liệu 1159 nâng cao chất lượng tín dụng tại NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên shinhan VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w