Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị RRTD

Một phần của tài liệu 1159 nâng cao chất lượng tín dụng tại NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên shinhan VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 97)

Hiện nay, việc tính toán các số liệu để thực hiện phân tích tín dụng cả khách hàng thể nhân và pháp nhân của SHBV-HN nói riêng và Shinhan Việt Nam nói chung đều do các nhân viên tự tính bằng Excel. Trong khi tại Hàn Quốc (nơi của ngân hàng mẹ) và tại nhiều ngân hàng nước ngoài hay các ngân hàng lớn ở Việt Nam hiện nay công tác này đã và đang được phần mềm hỗ trợ rất tốt. Điều này đã giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ sai sót tính toán và thiên vị cá nhân. Ví dụ, hiện

nay ở Hà Nội, ngân hàng ANZ đã tự động hóa xếp hạng tín dụng đối với cho vay thể

nhân, khách hàng sẽ cung cấp thông tin theo một mẫu định sẵn cho nhân viên tín dụng, các tiêu chí đánh giá được chọn lọc từ thông tin dữ liệu về khách hàng trong quá khứ và hiện tại, sau đó chương trình phần mềm sẽ tự động phân loại khách hàng

vào nhóm tín dụng phù hợp nhất. Kết quả xếp hạng được trả lại trực tiếp cho khách

hàng, thông thường đi kèm với kết quả này là thông báo của ngân hàng về việc chấp

nhận hay từ chối yêu cầu của khách hàng (có lý do rõ ràng) kèm theo các điều kiện

về hạn mức và lãi suất. Áp dụng công nghệ như thế ngoài việc ngân hàng rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy tín dụng, nó còn giúp khách hàng tin tưởng và thấy thỏa mãn với dịch vụ của ngân hàng. Do đó, Shinhan Việt Nam phải nhanh chóng nâng cấp và đầu tư mới công nghệ để giải phóng sức lao động và công tác tín dụng,

Việt Nam còn khá phổ biến (lấy ví dụ đơn giản là việc tìm hiểu xem một khách hàng có vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau hay không cũng rất khó khăn) thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu còn nhiều hạn chế, thông tin tín dụng còn đơn điệu và thiếu tính cập nhật. Do đó, khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về các ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, dựa vào thông tin được cung cấp bởi NHNN và từ ngân hàng mẹ ở Hàn Quốc, bộ phận thông tin tín dụng Shinhan Việt Nam cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

- Hội sở cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông

tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông

tin từ các chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh

doanh của các công ty mẹ hoặc các đối tác ở nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời, với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng tốc độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn. Shinhan Việt Nam cần thiết lập các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin về khách hàng (doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, tình trạng nợ), phân loại nợ tự động để đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý thông tin được nhanh nhạy, chính xác.

3.2.8 Giải pháp về nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng

Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn

thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Khả năng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro từ thiên tai, địch họa, những rủi ro hệ thống

thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là rất hạn chế,

vì vậy, chỉ có thể nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản trị rủi ro tín dụng. Một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó,

các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:

- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghiệp vụ đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của

- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải

cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên

cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

- Tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường

xuyên để nâng cao trình độ kiến thức, cập nhật những thông tin quy định pháp luật

mới cũng như khả năng vận dụng nhũng kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định

tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định

hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp

hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây

dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.

- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Một điều khá tế nhị trong công tác nhân sự, đặc biệt là trong bố trí, bổ nhiệm cán bộ trong nghiệp vụ tín dụng là những cán bộ không thể hiện rõ chính kiến của mình trong thẩm định tín dụng mà vẫn được đề bạt vào những vị trí lãnh đạo dù trên thực tế những khoản vay đó đã bị quá hạn, mất vốn rất cao. Do đó, không thể tạo lập được sự phân định rõ ràng và có trách nhiệm tách bạch giữa thẩm định và quyết định cho vay, không có khả năng đưa ra các kết quả thẩm định khách quan và trung thực. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.

không tuân thủ chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động

phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi

ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu

Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó vẫn luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Trên cơ sở tổ xử lý nợ xấu đã được thành lập, cần tăng cường tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Là nơi tập trung lãnh đạo các phòng có liên quan như Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro tín dụng, Kiểm tra nội bộ, ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận một cách thích hợp, tham mưu kịp thời cho Ban Giám đốc cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau.

Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với các khách hàng truyền thống, cụ thể:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo.

- Lựa chọn phương pháp xử lý: Phương pháp kiện ra tòa án thanh lý tài sản đảm bảo, phương pháp thu nợ có chiết khấu hay bán nợ cho các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp... Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của chi nhánh, đảm bảo

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với NHNN

+ Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu

trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp

các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó,

NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

+ Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

+ Hướng dẫn triển khai các công cụ tín dụng phái sinh như hóan đổi tín dụng (Credit swap)... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.

+ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN quy định về phân

(hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu)

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC NHNN: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

3.3.2 Kiến nghị đổi với Chính phủ

+ Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo (có những BCTC đã được kiểm toán nhưng thậm chí sai ở tiêu chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).

+ Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. “Đánh giá tình hình quản trị doanh nghiệp” do OECD tiến hành năm 2010 đã nhận định rằng quyền pháp định của chủ nợ ở Việt Nam yếu hơn so với trung bình các nước trong khu vực và các nước OECD dựa trên một loạt các thước đo chuẩn mực do Ngân hàng thế giới xây dựng cho 130 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản đảm bảo, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

+ Hoàn chỉnh các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh... vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

Tóm tắt chương 3, nâng cao chất lượng tín dụng là việc làm rất quan trọng

Một phần của tài liệu 1159 nâng cao chất lượng tín dụng tại NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên shinhan VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w