ngoại tiết niệu - bvđk tỉnh vĩnh phúc
Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông hồng trung du và miền núi phía bắc, trong những năm gần đây trình độ dân trí phát triển cùng với sự chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được chú trọng và nâng cao. Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh phúc là bệnh viện hạng I với quy mô 44 khoa phòng gồm 9 phòng chức năng,1 trung tâm, 26 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng, 985 giường bệnh cùng gần 900 cán bộ thầy thuốc,trong đó gần 1/2 có trình độ đại học và trên đại học,về cơ sở vật chất đã được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng cao phục vụ tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện nay khoa Ngoại Tiết niệu với 18 cán bộ trong đó có 05 bác sỹ 13 điều dưỡng được giao nhiệm vụ thăm khám điều trị và chăm sóc cho người bệnh. Khoa có 56 giường bệnh và 8 phòng bệnh.Khoa được đầu tư các trang thiết bị hiện đại như hệ thống máyMáy tán sỏi Laser 100W Lisa, Máy tán sỏi Laser 20W Karl Stortz. Bộ dụng cụ PT tiết niệu 01 máy siêu âm sách tay, máy hotter.... .Theo thống kê của khoa Ngoại tiết niệu bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 06 năm 2021 Tổng số lượt đến khám: 998 bệnh nhân trong đó điều trị nội trú: 996 ca,người bệnh mổ lấy sỏi thận điều trị tại khoa là 165 BN.
2.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân 2.1.1.1. Phân bố theo lứa tuổi
Bảng 2.1. Phân bố theo lứa tuổi
Tuổi (năm) Số BN Tỷ lệ % ≤ 30 8 4,8 31 – 40 27 16,4 41 – 50 44 26,7 51 – 60 51 30,9 61 - 70 30 18,2 >70 5 3,0 Tổng số 165 100,0 Nhận xét:
- Độ tuổi trung bình: 46,5 ± 9,6. Tuổi cao nhất là 75, thấp nhất là 21. - Độ tuổi mắc nhiều nhất từ 51-60 chiếm 30,9%.
2.1.1.2. Sự phân bố theo giới tính
Biểu đồ 2.1: Phân bố theo giới tính Nhận xét:
- Có 105 bệnh nhân nam mắc bệnh (63,6%), 60 bệnh nhân nữ mắc bệnh (36,4%).
- Tỷ lệ nam/nữ là 105/60 = 1,75.
2.1.1.3 Chỉ số BMI
Biểu đồ 2.2: Số lượng BN ở các nhóm BMI Nhận xét: - Có 1 bệnh nhân (0,6%): Nhẹ cân. 63.6% 36.4% Nam Nữ 0.6% 47.3% 52.1% Nhẹ cân Bình thường Thừa cân
- Có 77 bệnh nhân (47,3%): Bình thường. - Có 87 bệnh nhân (52,1%): Thừa cân.
2.1.1.4. Thời gian lưu dẫn lưu
Bảng 2.2: Thời gian lưu dẫn lưu
Số ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày p
Số BN 26 110 29
<0,05 Tỉ lệ % 15,8 66,7 17,6
Nhận xét:
Thời gian rút dẫn lưu trung bình: 4,02 ± 0,77 ngày; Ngắn nhất 3 ngày; Dài nhất 5 ngày.
2.1.1.5. Thời gian nằm viện.
Bảng 2.3: Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện (ngày) Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 5 4 2,4 5 - 7 72 43,6 8 - 10 36 21,8 > 10 53 32,1 Tổng số 165 100,0 Nhận xét:
- Thời gian nằm viện trung bình: 6,4 ± 2,6 ngày. - Thời gian nằm viện ngắn nhất: 3 ngày.
Chương 3 BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật lấy sỏi thận tại khoa ngoại tiết niệu, bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ngoại tiết niệu, bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Công tác chăm sóc về tinh thần cho NB:
Sau mổ, NB rất lo lắng vì có vết mổ, đau vết mổ, có ống dẫn lưu, sonde niệu đạo - bàng quang... do đó NB rất cần được động viện, an ủi để bớt lo lắng, yên tâm điều trị; NB cần phải được giải thích, hướng dẫn rõ để phối hợp tốt với người ĐD khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều NB chưa được hướng dẫn, giải thích các nội quy của BV, chưa hiểu biết nhiều về bệnh cũng như phương pháp phẫu thuật, NB chưa hợp tác tốt với ĐD khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc. Đôi khi NB hỏi nhiều hoặc hiểu sại hướng dẫn khiến cho người ĐD khó chịu, cáu gắt với NB.
Tùy theo tình trạng NB, giai đoạn bệnh mà người điều dưỡng phải theo dõi DHST trong ngày đầu 30 phút hay 60 phút/lần và thời gian theo dõi có thể kéo dài từ 12h đến 24h sau phẫu thuật. Tốt nhất theo dõi qua monitor. Những ngày tiếp theo nếu DHST bình thường thì theo dõi 1 ngày 2 lần. Cho NB nằm nghỉ ngơi 15 phút trước khi lấy các chỉ số sinh tồn.
Tuy nhiên, trên thực tế ngày đầu sau phẫu thuật thì DHST được theo dõi 3h - 4h/lần hoặc 1 ngày theo dõi 2 lần. Những ngày sau nếu DHST ổn định thường theo dõi 1 ngày 1 lần và nhiều trường hợp không hướng dẫn giải thích cho NB nằm nghỉ ngơi trước khi lấy DHST. Việc theo dõi qua Monitor thường chỉ áp dụng đối với những NB diễn biến nặng hoặc NB ngay sau phẫu thuật.
3.1.2. Công tác chăm sóc vết mổ cho NB:
Chăm sóc vết mổ phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn, đúng quy trình để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cho NB, giúp NB nhanh hồi phục. Để đảm bảo vô khuẩn bên cạnh các dụng cụ đã được tiệt khuẩn theo quy định thì người ĐD phải rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh, đi găng khi thay băng hoặc kiểm tra vết mổ cho NB.
Tuy nhiên, một số điều dưỡng không đi găng khi kiểm tra vết mổ, không sát khuẩn tay hoặc thay găng mới khi chăm sóc vết mổ cho 2 NB khác nhau.
3.1.3. Công tác chăm sóc ống dẫn lưu (dẫn lưu hố thận, bể thận) cho NB:
Nguyên tắc hệ thống dẫn lưu phải kín 1 chiều, câu nối xuống thấp khoảng 60cm. Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu để báo cáo kịp thời khi có bất thường. Thay băng chân ống dẫn lưu đảm bảo vô khuẩn.
Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi ống dẫn lưu không đảm bảo kín, câu nối còn cao, thay băng chân ống dẫn lưu chưa đảm bảo vô khuẩn. Việc theo sõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu thường giao cho người nhà NB.
3.1.4. Công tác chăm sóc về vận động cho NB:
Cần trăn trở người bệnh trên giường từ ngày thứ 2 sau phẫu thuật và cho NB vận động sớm khi có thể. Trường hợp NB cắt thận do thận không còn chức năng có thể vận động sớm khi đủ điều kiện.
Tuy nhiên, nhiều NB còn chưa được hướng dẫn rõ chế độ vận động. Việc vận động cho NB thường giao phó cho người nhà NB. NB sợ đau, không được hướng dẫn rõ cách vận động nên họ thường ngại vận động, nằm nhiều, ngồi nhiều dẫn đến những biến chứng do nằm lâu như táo bón, loét ép, viêm phổi...
3.1.5. Công tác chăm sóc về dinh dưỡng cho NB:
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho NB sau phẫu thuật. Trong ngày đầu sau phẫu thuật NB được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nhưng mới chỉ cung cấp được một phần năng lượng cho NB, không đảm bảo đủ năng lượng cần thiết nhất là khi NB mới trải qua 1 cuộc phẫu thuật. Những ngày sau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho NB. Động viên NB ăn hết khẩu phần, hướng dẫn người nhà NB chế độ ăn phù hợp. Uống nhiều nước (2 - 2,5 lít/ngày) giúp NB hạn chế nguy cơ tái phát sỏi, tránh táo bón... Hướng dẫn NB và Người nhà NB vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tẩy giun định kỳ.
Hiện nay bệnh viện đã có khoa Dinh dưỡng và phòng tư vấn dinh dưỡng; có cán bộ chuyên khoa I dinh dưỡng, cử nhân dinh dưỡng phụ trách chuyên môn tại khoa. Tuy nhiên do nguồn nhân lực tại khoa còn thiếu trong khi lượng NB đến khám bệnh, điều trị ngoại trú và đặc biệt lượng NB điều trị nội trú là rất lớn (khoảng 2400 NB) khiến cho công tác xây dựng khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho NB vẫn chỉ dừng lại ở một số khoa, một số bệnh và tình trạng bệnh đặc thù chưa triển khai rộng rãi tới tất cả các đối tượng NB. Việc nhiều NB chưa được xây dựng khẩu
phần ăn và tư vấn dinh dưỡng nên chế độ dinh dưỡng chủ yếu do sự hướng dẫn của CBYT tại khoa và dựa vào thói quen, kinh nghiệm, kinh tế của NB và người nhà NB. Vì lẽ đó, đôi khi NB kiêng khem quá mức hoặc ăn uống nhiều thức ăn có thể làm tăng nguy cơ tái phát sỏi, NB không biết phải uống bao nhiêu nước trong ngày.
3.1.6. Công tác chăm sóc sonde niệu đạo - bàng quang cho NB:
Đặt sonde niệu đạo - bàng quang để TD tình trạng chảy máu, TD nước tiểu để đánh giá lượng nước xuất nhập. Giải thích lý do, thời gian đặt sonde. Cần TD sát số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu. Vệ sinh bộ phận sinh dục tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
Tuy nhiên, NB chưa hiểu được lý do và thời gian đặt sonde niệu đạo - bàng quang nên đôi khi NB thấy tự ti, e ngại, khó chịu. Việc chăm sóc sonde đôi khi chưa đảm bảo vô khuẩn, NB không biết giữ gìn vệ sinh cá nhân dẫn đến bị nhiễm khuẩn ngược dòng. Việc theo dõi số lượng, màu sắc,tính chất nước tiểu thường giao phó cho người nhà NB.