Định hướng phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong hệ

Một phần của tài liệu (Trang 94 - 97)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Định hướng phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong hệ

trong hệ thống ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nói riêng trong thời gian tới

- Định hướng phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong hệ thống ngân hàng

Hệ thống thanh toán tương lai sẽ đáp ứng các yêu cầu về khả năng thanh toán điện tử thống nhất ở Việt Nam. Quy mô của hệ thống thanh toán trong tương lai bao gồm các khoản thanh toán liên hàng và nội bộ NH và các giao diện với các tài khoản khách hàng mở tại NH. Vào thời điểm thích hợp, các giao diện sẽ được thiết lập với các hệ thống khác như các hệ thống ATM và POS và các hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán và tất toán.

Hệ thống thanh toán tương lai sẽ chuẩn bị cho việc chuyển tiền từ lúc khởi xuất tại CN của các NH (thanh toán bù trừ) và việc chuẩn giá trị giữa các NH qua các TK thanh toán mở tại NHNN (tất toán)

Hệ thống thanh toán sẽ phát triền đáp ứng cho toàn bộ các hình thức thanh toán điện tử, Các hình thức này không đòi hỏi phải có các chứng từ thực để chuyển tiền. Trước tiên, cần có các hình thức thanh toán điện tử sau:

Thanh toán ghi có chủ yếu để phục vụ nhu cầu của khách hàng công nghiệp thương mại và phục vụ cho hoạt động thanh toán liên hàng liên quan đến giao dịch thương mại trên thị trường tài chính sắp thành lập,

Tạo ra một mạng lưới thanh toán đủ mạnh đê đáp ứng được các đòi hỏi sau của thị trường cũng như của NHNN:

Đẩy mạnh tốc độ chu chuyên tiền tệ (từ 8-12 lần /GDP năm hiện nay lên 20-40 lần /năm) tạo điều kiện rút bớt vốn ra khỏi lưu thông đưa vào sản xuất.

Tinh giản được hệ thống tài khoản liên quan đến thanh toán đặc biệt là tài khoản trong thanh toán chuyên tiền điện tử đê tiết kiệm vốn thanh toán cho NH, tăng lượng vốn cho vay, giải quyết dứt điêm tình trạng vừa thừa vốn vừa thiếu vốn trong nội bộ một NH. Tuy nhiên, quá trình này không làm ảnh hưởng đến việc thực thi các công cụ tài chính của NHNN,

Tạo được các công cụ thanh toán mới có triên vọng trong thị trường VN như các công cụ thanh toán POS, ATM hay Electronic Bank, nhằm đẩy nhanh quá trình thương mại bắt kịp với xu hướng thương mại điện tử.

Hệ thống thanh toán tưong lai phải xây dựng trên nguyên tắc hệ thống mở và được thiết kế theo cơ cấu MODULE đê có thê dễ dàng nâng cấp, ghép nối (với các hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán sau này).

Có được một quy chế khắc phục rủi ro trong hệ thống (rủi ro trong thanh toán liên hàng do các nguyên nhân làm hư hỏng sai sót trong hệ thống mạng) ở mức cao nhất đồng thời có hệ thống bảo mật chặt chẽ, ngăn được các tấn công từ bên ngoài (làm cho chi phí tấn công lớn hơn nhiều lợi ích mà mà kẻ tấn công có thê thu được).

- Định hướng phát triên hệ thống thanh toán điện tử tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong thời gian tới.

Môi trường ngân hàng đã và đang thay đổi. Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải thay đổi phương thức hoạt động theo định hướng dựa trên nền tảng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tin học. Tin học và hiện đại hoá hệ thống thanh toán phải được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lược đổi mới và hiện đại hoá hoạt động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân

hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nói riêng, “Hiện đại hoá công nghệ thanh toán là một trong những tiêu chuẩn để hệ thống Ngân hàng Việt Nam hội nhập với cộng đồng tài chính trong khu vực và trên thế giới”.

Trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng đã định hướng những vấn đề cần đạt được trong vòng từ nay đến năm 2020:

Mở rộng mạng lưới thanh toán chuyển tiền điện tử khắp các tỉnh thành phố trong toàn quốc, mở rộng về các huyện, các ngân hàng ở các vùng xa xôi miền núi. Mạng lưới thanh toán chuyển tiền điện tử phải đi sâu đi sát quần chúng, đến tận nơi khách hàng có nhu cầu, đáp ứng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp chương trình thanh toán chuyển tiền điện tử theo mô hình thanh toán tập trung trong từng hệ thống, kết nối giữa các hệ thống với Trung tâm thanh toán quốc gia, mà ở Việt Nam là do NHTW làm đầu mối.

Tích luỹ và tập trung vốn cho việc xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật về công nghệ thông tin Ngân hàng hiện đại, đủ sức tiếp cận với thực tế và trong tương lai phát triển của khoa học công nghệ mới.

Đào tạo cán bộ có trình độ công nghệ thông tin Ngân hàng vừa có thể ứng phó ngay được với thực tế trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, đảm bảo cho việc phát triển công nghệ trong tương lai, tránh được những hụt hẫng so với thế giới. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, có tính quyết định của thời đại sử dụng công nghệ hiện đại trong trường thương mại điện tử thế giới đang phát triển như vũ bão.

Phát triển hệ thống kho dữ liệu tập trung cũng như hệ thống thanh toán dự phòng trong từng hệ thống thanh toán và trung tâm thanh toán quốc gia.

Kết nối hệ thống thanh toán của các NHTM với các khách hàng, thực hiện từng bước ngân hàng bán lẻ, trao đổi thông tin với khách hàng qua các mạng kết nối, các trang Web...

Các cơ chế mới về thanh toán điện tử và các văn bản có liên quan khác cần được xây dựng và hoàn thiện không chỉ đối với các hoạt động thanh toán ngân hàng mà trong phạm vi toàn nền kinh tế xã hội như: chữ ký điện tử, bảo mật an toàn, xác thực chữ ký điện tử, kiểm soát hệ thống.

Cần hoàn thiện tổ chức quản lý, giám sát hệ thống thanh toán tại NHTW phù hợp với yêu cầu của thanh toán tập trung, hiện đại.

Trong thời gian tới, tăng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán lên trong tổng nguồn thu của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w