Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG HJC (Trang 27)

1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmxây lắp xây lắp

1.3.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất có thể hiểu là phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất và phát sinh trong một kỳ kế toán của đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Các doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu để tập hợp chi phí sản xuất như sau:

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:

Có thể hiểu rằng, đây là phương pháp sử dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp riêng biệt. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp yêu cầu kế toán phải tổ chức việc ghi chép chứng từ gốc theo từng đối tượng cụ thể và dựa trên đó, kế toán tâp hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng gốc theo các đối tượng liên quan. Sau đó ghi chép trực tiếp vào các tài khoản các cấp chi tiết theo đúng đối tượng. Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức khâu hạch toán vô cùng chi tiết, cụ thể và tỉ mỉ. Chính vì vậy, phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp đảm bảo được việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng chi phí với độ chính xác cao.

Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan tới nhiều đối tượng chi phí sản xuất mà kế toán không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu cụ thể cho từng đối tượng. Phương pháp này đòi hỏi việc ghi chép ngay từ ban đầu các chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng, nhiều nghiệp vụ chi phí, trên cơ sở tập hợp các chứng từ kế toán theo từng bộ phận phát sinh, kế toán sẽ lựa chọn theo tiêu chuẩn phân bổ để phân bổ chi phí sản xuất phù hợp cho các đối tượng liên quan. Việc phân bổ chi phí được kế toán tiến hành như sau: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức

H = C T Trong đó: H: Là hệ số phân bổ chi phí C : Là tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ T : Là tổng tiêu thức dùng phân bổ

Bước 2: Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể

Cn = Tn * H

Trong đó:

Cn: Là chi phí phân bổ cho đối tượng n Tn : Là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n

Trên thực tế, do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có tính chất đơn chiếc và cách xa nhau về mặt không gian nên kế toán chủ yếu sẽ sử dụng phương thức tập hợp chi phí trực tiếp

1.3.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp tính giá thành giản đơn: Phương pháp tính giá thành giản đơn là phương pháp thích hợp cho đối tượng tính giá thành là khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp của từng hạng mục công trình hoàn thành. Phương pháp tính giá thành trực tiếp căn cứ vào chi phí sản xuất được tập hợp trong kỳ theo từng công trình, hạng mục công trình và căn cứ vào kế quả đánh giá giá trị khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ trước và kỳ này để tính được giá thành các giai đoạn xây lắp. Cụ thể theo phương pháp này giá thành được tính theo công thức như sau:

Z= Ddk + C - Dck

Trong đó:

Z: Là tổng giá thành khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành C: Tổng chi phí sản xuất tập hợp theo từng đối tượng

Dck, Ddk: Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, đầu kỳ

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo định mức: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo định mức. Phương pháp này được thực hiện cụ thể như sau:

+ Kế toán căn cứ trên định mức kinh kế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được phê duyệt để xác định giá thành định mức của sản phẩm

+ Việc hạch toán sẽ được tổ chức riêng biệt đối với chi phí sản xuất xây lắp thực tế sao cho phù hợp với định mức và chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch so với định mức. Kế toán cần thường xuyên thực hiện phân tích các chênh lệch hay sai biệt để tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm xây lắp.

+ Bất kỳ thay đổi định mức, kinh tế, kỹ thuật nào đều phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức, xác định chênh lệch chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp.

+ Khi đã xác định được giá thành định mức, số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch so với định mức đã được tập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thiện trong kỳ theo công thức:

Ztt = Zdm +(-) C/L do thay đổi định mức +(-) C/L thoát ly định mức

Trong đó:

Ztt: Là giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp Zđm: Là giá thành định mức của sản phẩm xây lắp

1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất

1.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ các chi phí, giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc bộ phận tác rời, vật liệu luân chuyển

tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp, giúp cho hoàn thiện được khối lượng thi công xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm các vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung.

Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm những nguyên vật liệu mua ngoài cấu thành thực thể chính của sản phẩm (xi măng, bê tông, thép, sắt, cát, gạch ). Kế toán trong doanh nghiệp thường xác định định mức chi phí nguyên vật liệu chính và tiến hành quản lý chi phí này theo định mức. Chi phí nguyên vật liệu chính sẽ liên quan trực tiếp đến các đối tượng cụ thể trong từng hạng mục thi công công trình. Việc tập hợp chi phí này được kế toán tập hợp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp nếu không liên quan đến từng đối tượng khác nhau và không thể tập hợp riêng.

Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi trạng thái, màu sắc, hình dáng của sản phẩm, góp phần tăng thêm chất lượng hay thẩm mỹ của sản phẩm (bột màu, vôi, sơn,...)

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là tài khoản được mở chi tiết theo từng hạng mục công trình, khối lượng xây lắp và không có số dư cuối kỳ. Đối với công trình xây lắp, thiết bị được chủ đầu tư bàn giao lắp đặt sẽ không được phản ánh trên tài khoản này.

Quy định và phương pháp hạch toán tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo thông tư 200/2014/TT-BTC (Phụ lục 1)

1.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhân công trực tiếp tham gia thi công, các khoản phí này bao gồm tiền lương, tiền công trả cho số ngày lao động thực tế của công nhân trực tiếp thực hiện công tác lây xắp. Khoản chi phí này bao gồm cả tiền lương, tiền công trả của công nhân vận chuyển bốc dỡ vật liệu thuộc phạm vi thi công và nhân công chuẩn bị, thu dọn công trình. Riêng đối với các doanh nghiệp xây lắp, khoản mục này không bao gồm các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) tính trên lương của nhân công trực tiếp xây dựng.

Nguyên tắc ghi nhận tiền công, tiền lương của nhân công liên quan đến công trình hay hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán ghi nhận trực tiếp vào chi phí sản xuất công trình hay hạng mục công trình đó, việc hạch toán sẽ được kế toán dựa trên cơ sở chứng từ gốc. Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan tới nhiều đối lượng thì kế toán có thể tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo các phương thức phân bổ phù hợp với doanh nghiệp. Các khoản chi phí trích theo lương của nhân công trực tiếp xây lắp sẽ được tính vào chi phí hoạt động chung của hoạt động xây lắp, không tính vào khoản mục chi phí này.

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này được mở chi tiết cho từng hạng mục công trình, khối lượng xây lắp, công trình và không có số dư cuối kỳ.

Quy định và phương pháp hạch toán tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp theo thông tư 200/2014/TT-BTC (Phụ lục 2)

1.3.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm toàn bộ các chi phí cho các máy thi công hoạt động, thực hiện khối lượng của công tác xây lắp bằng máy. Máy thi công được hiểu là các loại máy móc (máy móc chuyển động bằng dầu diezen, xăng dầu, điện, cơ nước,....) trực tiếp tham gia phục vụ xây lắp công trình do doanh nghiệp trang bị hoặc doanh nghiệp thuê ngoài.

Khi hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, căn cứ vào từng hạng mục công trình, kế toán phải hạch toán chi tiết cho từng loại máy thi công hoặc nhóm máy thi công. Đối với trường hợp một máy thi công được sử dụng cho nhiều công trình, hạng mục công trình trong cùng một kỳ kế toán thì chi phí sử dụng máy sẽ được tập hợp chung và phân bổ theo từng tiêu thức phù hợp đối với từng đối tượng theo yêu cầu của doanh việc. Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với phương thức quản lý máy và sử dụng máy thi công cho từng doanh nghiệp.

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo phương thức hỗn hợp, vừa thủ công, vừa kết hợp máy. Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện thi công hoàn toàn theo

phương thức sử dụng máy thi công thì không sử dụng tài khoản 623 mà hạch toán toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công vào các tài khoản 621, 622, 627 theo từng đối tượng chi phí phù hợp với các tài khoản. Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ và được mở thành tài khoản cấp 2 theo từng loại yếu tố chi phí:

TK 6231: Chi phí nhân công TK 6232: Chi phí vật liệu

TK6233: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238: Chi phí bằng tiền khác

Quy định và phương pháp hạch toán tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công theo thông tư 200/2014/TT-BTC (Phụ lục 3)

1.3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm các chi phí sản xuất của tổ đội, chi phí tại công trường xây dựng như: Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội thi công xây dựng, các khoản trích theo lương cơ bản trên tỷ lệ quy định phải trả cho nhân công trực tiếp thi công, nhân viên sử dụng nhà máy thi công và nhân viên quản lý của tổ đội, phân xưởng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ), các chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và tổ đội và toàn bộ các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội.

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 để phản ánh riêng từng nội dung:

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác

Quy định và phương pháp hạch toán tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung theo thông tư 200/2014/TT-BTC (Phụ lục 4)

1.3.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Ke toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp và được tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi thi công công trình đã hoàn thiện. Việc tổng hợp kế toán chi phí sản xuất được dựa trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí tương ứng đã được xác định cụ thể theo từng đối tượng. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sẽ được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục đã quy định.

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp ở những doanh nghiệp xây lắp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Tài khoản này được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 để phán ánh từng nội dung:

TK 1541 - Xây lắp

TK 1542 - Sản phẩm khác TK 1543 - Dịch vụ

TK 1544 - Chi phí bảo hành xây lắp

Quy định và phương pháp hạch toán tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo thông tư 200/2014/TT-BTC (Phụ lục 5)

1.3.4. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp là hai hiểu biện của quá trình thi công lắp đặt và có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất và tính giá thành tương đồng về mặt bản chất, đều là những biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hóa và lao động sống mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ. Mối quan hệ này có thể phản ánh quá công thức:

Tổng giá Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất

= + -

Từ công thức trên, ta có thể thấy chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí. Trong khi đó giá thành sản phẩm đồng thời liên quan đến tất cả các chi phí khác phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang của kỳ kế toán trước đó. Giá thánh sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành trong kỳ và không tính đến chi phí đó thuộc kỳ nào.

1.3.5. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang

Sản phẩm xây lắp dở dang trong doanh nghiệp xây lắp được hiểu là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hoặc chủ đầu tư chưa thực hiện nghiệm thu, bàn giao và thanh toán. Để đánh giá được sản phẩm xây lắp dở dang, kế toán cần xác định, tính toán phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Đây là yếu tố quyết định đến tính trung thực và hợp lý của giá thành sản phẩm xây lắp trong kỳ, căn cứ để xác định lãi lỗ của doanh nghiệp cuối kỳ.

Việc tính giá sản phẩm xây lắp dở dang trong sản xuất phụ thuộc vào phương thức

thanh toán khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư

* Trường hợp sản phẩm xây lắp dở dang là các khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành [5]

Doanh nghiệp có thể đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang theo giá thành hoặc giá trị dự toán, chi phí sản xuất để tính giá thành cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ được thực hiện theo công thức:

Giá trị CPSX dở dang ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ Giá trị khối

khối lượng Giá trị khôi lượng lượng xây lắp

r = r Giá trị khôi lượng xây lắp x

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG HJC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w