Xây dựng chi phí sản xuất kinh doanh và lậpdự toán chi phí sản xuất và tính

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG HJC (Trang 35 - 91)

toán quản trị

1.4.1. Xây dựng chi phí sản xuất kinh doanh và lập dự toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm xây lắp tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.4.1.1. Xây dựng định mức chi phí sản xuất

Xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh là sự kết hợp các khoản phí tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm thông qua việc sản xuất thử nghiệm và là cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất cho từng đơn vị dự toán. Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh sẽ phụ thuộc vào định mức chi phí sản xuất kế toán xây dựng. Việc xây dựng định mức chi phí sản xuất dựa theo hai hình thức định mức chính là định mức lý tưởng và định mức thực tế. Theo đó, định mức lý tưởng có thể hiểu là những định mức đạt được trong điều kiện hoàn hảo, không có sự gián đoạn bởi yếu tố bên ngoài và bên trong (hỏng hóc máy móc, gián đoạn sản xuất do môi trường, thiên nhiên hoặc con người). Còn định mức thực tế được xây dựng dựa trên những lý luận thực tiễn chặt chẽ có khả năng đạt được cho dù bị tác động bởi yếu tố khác. Xây dựng định mức tiêu chuẩn sẽ cầu thành nên dự toán chi phí sản xuất phù hợp cho doanh nghiệp và có thể cho rằng định mức được lập cho từng đơn vị sản phẩm còn dự toán được lập cho toàn bộ các đơn vị sản phẩm. Như vậy, giữa định mức và dự toán luôn có mối liên kết chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau.

Việc xây dựng định mức chi phí tiêu chuẩn phải được xây dựng trên căn cứ định mức chi phí của kỳ kế toán trước. Thực hiện theo nguyên tắc xem xét, đánh giá một cách khách quan các chi phí sản xuất kinh doanh đối với từng đơn vị sản phẩm của kỳ kế toán, đánh giá chất lượng sản phẩm và các vấn đề khác có liên quan đến hiệu quả, năng suất lao động cấu thành nên sản phẩm. Trên cơ sở đó điều chỉnh điều kiện kinh tế, kỹ thuật, phạm vi sản xuất sản phẩm để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, giữa mối quan hệ cung và cầu.

Đối với các doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng định mức chi phí đã được Bộ xây dựng ban hành chung và định mức này áp dụng trong cho cả nước. Từ định mức chung đã được Bộ xây dựng ban hành, để hoạt động có hiệu quả và thực tế phù

hợp hơn thì từng doanh nghiệp có thể xây dựng ra định mức chi phí riêng. Các loại chi phí doanh nghiệp xây dựng định mức bao gồm:

Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa trên định mức về mặt lượng nguyên vật liệu và về mặt giá nguyên vật liệu. Trong đó lượng nguyên vật liệu là toàn bộ số lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất ra một sản phẩm, bao gồm cả những hao hụt cho phép hoặc sản phẩm hỏng, Về mặt giá nguyên vật liệu phản ánh giá trị hay chi phí thu mua cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp, không bao gồm các khoản khấu trừ, giảm giá.

Định mức chi phí Định mức về lượng Định mức về giá

NVLTT = NVLTT x NVLTT

Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp: Định mức chi phí nhân công trực tiếp tính trên một đơn vị lao động. Chi phí này bao gồm toàn bộ mức lương cơ bản, các khoản phụ cấp và trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của lao động trực tiếp. Để xác định được định mức thời gian cho phép hoàn thành một đơn vị sản phẩm, kế toán có thể xác định bằng hai phương pháp chính: Phương pháp bấm giờ hoặc phương pháp kỹ thuật, có nghĩa là chia giờ công làm việc theo từng công đoạn sản xuất và kết hợp với thời gian tiêu chuẩn của từng công đoạn làm việc, từ đó xác định thời gian chuẩn cho từng công đoạn. Việc xác định thời gian thực tế sản xuất một đơn vị sản phẩm, kế toán cần xác định được thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm, thời gian nghỉ của công nhân và thời gian khi máy móc hỏng hóc, không hoạt động được.

Định mức chi phí nhân Định mức về lượng thời Định mức về giá giờ

công trực tiếp gian hao phí công lao động

Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung: Định mức chi phí sản xuất chung là loại chi phí bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và thường bao gồm định phí và biến phí. Để xây dựng được định mức chi phí sản xuất chung chính xác cần phải gắn với từng yếu tố chi phí cụ thể.

+ Định mức chi phí sản xuất chung biến phí (biến đổi): phát sinh tỷ lệ với các chi phí trực tiếp, được xác định dựa trên các định mức chi phí trực tiếp như định mức tiêu hao nguyên vật liệu hoặc định mức nhân công lao động trực tiếp.

Định mức biến phí sản Định mức chi phí trực

r r r Tỷ lệ phân bổ biến phí

xuất chung cho một = tiếp sản xuất cho một x

chi phí sản xuất chung

đơn vị sản phẩm đơn vị sản phẩm

+ Định mức chi phí sản xuất chung định phí (cố định): là mức chi phí sản xuất chung không thay đổi trong toàn bộ khoản thời gian sản xuất. Định mức chi phí sản xuất chung cố định xác định được tổng chi phí trong cả kỳ. Từ định mức này có thể phân bổ đều cho các kỳ dự toán khác nhỏ hơn.

Tỷ lệ phân bổ định phí Tổng định phí sản xuất chung ước tính

chi phí sản suất chung Tổng tiêu thức phân bổ

Định mức định phí chi

, Tiêu thức phân bổ cho Tỷ lệ phân bổ định phí

phí sản xuất chung cho = x

một đơn vị sản phẩm chi phí sản xuất chung một đơn vị SP

1.4.1.2. Lập dự toán chi phí sản xuất

Từ những định mức chi phí sản xuất doanh nghiệp đã xây dựng phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình, kế toán lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh chính xác. Đây là bước vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp xây lắp, có ý nghĩa quyết định tới nhà quản trị khi quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. Lập dự toán chi phí sản xuất có thể xác định được toàn bộ chi phí để sản xuất ra khối lượng sản phẩm đã được định trước. Quá trình lập dự toán chi phí sản xuất dựa trên từng định mức chi phí sản xuất doanh nghiệp đã lập.

Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Xác định dự toán nguyên vật liệu trực tiếp căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp và đơn giá dự toán nguyên vật liệu trực tiếp. Việc lập dự toán này giúp doanh nghiệp xác định được số lượng và giá trị nguyên vật liệu trực tiếp dự kiến cần thiết sử dụng trong kỳ.

Dự toán chi phí Dự toán lượng Định mức tiêu Định mức giá của

Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Xác định dự toán nhân công trực tiếp nhằm duy trì nguồn nhân lực lao động phù hợp đáp ứng với yêu cầu sản xuất thi công của doanh nghiệp. Việc lập dự toán này được xác định trên sản lượng sản xuất dự toán, định mức lao động trực tiếp và đơn giá tiền lương doanh nghiệp chi trả cho lao động tính trên giờ công lao động thực tế.

Số lượng SP Định mức thời Đơn giá tiền

Dự toán chi phí

, = sản xuất theo x giao lao động x lương tính trên nhân công trực tiếp

kế hoạch trên một SP giờ công lao động

Lập dự toán chi phí sản xuất chung: Dự toán chi phí sản xuất chung là dự kiến của doanh nghiệp về toàn bộ các chi phí liên quan đến các hoạt động sản xuất phát sinh tại tổ đội, phân xưởng, đội thi công. Đây là khoản chi phí gián tiếp đối với từng công trình, hạng mục công trình nên kế toán doanh nghiệp sẽ dự toán dựa trên định mức chi phí sản xuất chung cho toàn công trình, sau đó phân bổ chi tiết cho từng hạng mục theo tỷ lệ phù hợp. Chi phí này bao gồm cả dự toán biến phí sản xuất chung và dự toán định phí sản xuất chung, được xây dựng dựa trên cách ứng xử của chi phí.

Dự toán biến phí sản Dự toán lượng sản Dự toán biến phí đơn

= x

xuất chung phẩm sản xuất vị sản xuất chung

Dự toán định phí Định phí sản xuất chung Tỷ lệ tăng giảm định phí sản

= x

sản xuất chung thực tế của kỳ kế toán trước xuất chung theo dự toán

Căn cứ vào dự toán biến phí và dự toán định phí, dự toán chi phí sản xuất chung sẽ được tổng hợp cụ thể.

Dự toán chi phí sản xuất Dự toán định phí sản Dự toán biến phí sản

= x

chung xuất chung xuất chung

1.4.1.3. Lập dự toán tính giá thành sản phẩm xây lắp

Giá thành sản phẩm xây lắp là một phần của giá trị dự toán xây lắp công trình và là các chi phí doanh nghiệp chi trả để thực hiện trong quá trình thi công xây lắp. Doanh nghiệp có thể thực hiện hai phương pháp để lập dự toán giá thành, đó là

- Lập dự toán tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp toàn bộ: Theo phương pháp này, Chi phí giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm đầy đủ các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (chi phí biến đổi và chi phí cố định). Khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp xác định chi phí toàn bộ, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhờ việc chỉ cần đầu tư vào một hệ thống kế toán nhất định, nhà quản trị dễ dàng đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hơn.

Dự toán giá Dự toán chi phí sản

Dự toán chi Dự toán chi phí

thành sản xuất chung (bao

, = phí nguyên vật + nhân công trực +

phẩm hoàn r r gồm chi phí định phí

liệu trực tiếp tiếp

thành và chi phí biến đổi)

- Lập dự toán tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm hoàn thành bao gồm dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung (biến phí sản xuất chung liên quan đến sản xuất sản phẩm tại phân xưởng). Đối với định phí sản xuất chung sẽ không được tính vào dự toán giá thành sản phẩm. Khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để lập dự toán giá thành sản phẩm, nhà quản trị dễ dàng nắm được bản chất của giá thành, dễ ước tính lợi nhuận cho các sản phẩm và bộ phận, lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của hàng tồn kho hay chi phí cố định.

Dự toán giá thành Dự toán chi Dự toán chi phí

Dự toán chi

sản phẩm hoàn = + phí nhân công + sản xuất chung

phí NVLTT ' " ' ^

thành trực tiếp (chi phí biến đổi)

1.4.2. Phân tích thông tin kiểm soát sự chênh lệch chi phí phục vụ việc đưa ra quyết định của nhà quản trị

Việc dự toán chi phí sản xuất là rất quan trọng với nhà quản trị để kiểm soát được chi phí dự kiến sẽ sử dụng trong khâu sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp đôi khi không tránh được chi phí phát sinh thực tế chênh lệch so với chi phí dự toán ban

đầu. Sự chênh lệch này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với dự toán, nhưng nhìn chung sẽ đều mang đến bất lợi cho doanh nghiệp trong khâu kiểm soát chi phí. Chính vì vậy, kế toán doanh nghiệp phải dự đoán và kiểm soát trước được những biến động chênh lệch này. Phân tích biến động các khoản mục chi phí giúp kế toán và nhà quản trị đánh giá được mức chi phí chênh lệch giữa dự toán và thực tế, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra được mức tiết kiệm hoặc chi phí dự trù của từng khoản chi phí dự kiến sẽ phát sinh.

Khi phân tích sự chênh lệch các khoản mục chi phí sản xuất, nhà quản trị sẽ quan tâm đến các yếu tố: độ lớn của biến động, tần xuất suất hiện của biến động, xu hướng của biến động, khả năng kiểm soát được biến động và những biến động có xu hướng tích cực. Nhìn chung, vấn đề phân tích biến động chênh lệch sẽ dựa trên sự chênh lệch về lượng và chênh lệch về giá của từng khoản mục chi phí tương ứng, cụ thể:

- Kiểm soát chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Chênh lệch về lượng: sự chênh lệch về lượng của nguyên vật liệu trực tiếp xảy ra khi có sự chênh lệch giữa khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp theo dự toán khác biệt so với thực tế khi thực hiện cùng một khối lượng hạng mục công trình, công trình. Chênh lệch về lượng phản ánh khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Điều này sẽ xảy ra khi có sự chênh lệch dương và chênh lệch âm. Chênh lệch dương xảy ra khi doanh nghiệp thay đổi thiết kế, xây dựng hoặc do công nhân sử dụng dư thừa, lãng phí nguyên vật liệu. Chênh lệch âm thể hiện nguyên vật liệu đang sử dụng quá tiết kiệm so với dự toán. Yếu tố ảnh hưởng chính có thể do chất liệu nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp tham gia xây lắp hay sự thay đổi thiết kế,... Doanh nghiệp có thể xác định biến

động mức tiêu hao nguyên vật liệu dựa trên công thức:

Biến động mức tiêu hao

nguyên vật liệu trực tiếp

Mức tiêu hao Mức tiêu hao

nguyên vật liệu trực tiếp thực tế nguyên vật liệu theo định mức Đơn giá * nguyên vật liệu định mức

+ Chênh lệch về giá: Tương tự với chênh lệch về lượng, chênh lệch về giá cũng xảy ra khi có sự khác biệt giữa giá nguyên vật liệu theo dự toán và giá nguyên vật liệu trực tiếp doanh nghiệp nhập về để thi công. Chênh lệch về giá bao gồm chênh lệch âm và chênh lệch dương. Chênh lệch âm thể hiện giá nguyên vật liệu thực thế đang giảm so với giá nguyên vật liệu dự toán, doanh nghiệp vẫn đảm bảo nhập được nguyên vật liệu chất lượng nhưng giá thành lại rẻ, trong trường hợp này đây có thể coi là một đánh giá tốt. Chênh lệch dương xảy ra khi giá nhập nguyên vật liệu thực tế đang cao hơn giá nguyên vật liệu doanh nghiệp dự toán, khi xảy ra sư chênh lệch dương sẽ làm giá thành sản phẩm xây lắp tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới chênh lệch về giá có thể do sự biến động giá trị nguyên vật liệu trên thị trường, do nhà cung nguyên vật liệu đang đội giá hoặc có sự biến động trong chu trình thu mua và sự thay đổi chất lượng nguyên vật liệu,...

Biến động giá nguyên vật liệu trực tiếp

- Kiểm soát sự chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp:

+ Chênh lệch về lượng: Sự chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp phản ánh số giờ công của nhân công tham gia sản xuất cùng một hạng mục công trình, công trình, cùng một khối lượng công việc có sự khác biệt giữa thực tế thi công và dự toán. Yếu tố dẫn tới sự chênh lệch này có thể do tay nghề thi công của công nhân, công tác thi công chưa tốt xảy ra nhiều sai sót dẫn tới phải làm lại. Tuy nhiên, khi xảy ra chênh lệch âm, chi phí theo dự toán cao hơn chi phí thực hiện thì có thể do công tác tổ chức thi công tốt, đảm bảo đúng tiến độ, tay nghề của công nhân tốt.

Biến động năng suất lao

động

+ Chênh lệch về giá: Chênh lệch về giá chi phí nhân công trực tiếp phản ánh sự thay đổi giá trên giờ công lao động của nhân công. Nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch có thể doanh nghiệp thay đổi chế độ lương và các khoản phụ cấp hoặc

Mức tiêu hao

*

Đơn giá nguyên

Đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp -

vật liệu định mức thực tế

nguyên vật liệu thực tế

Thời gian lao Thời gian lao

động thực tế của - động theo định

NCTT mức của NCTT

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG HJC (Trang 35 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w