tiết TK 911.
21
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.2.4.Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện ứng dụng kế toán máy
1.2.4.1. Sự cần thiết phải ứng dụng kế toán máy vào công tác kế toán
Chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về tình hình kinh kế, tài chính trong doanh nghiệp cho các nhà quản lý. Việc thực hiện chức năng này có tốt hay không, trước hết phụ thuộc vào tính thường xuyên, kịp thời và chính xác của thông tin.
Ngày nay theo đà phát triển của công nghệ thông tin, việc ứng dụng kế toán máy vào công tác kế toán đã tương đối phổ biến. Tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó
Chỉ tiêu so sánh VAS IAS
còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán.
1.2.4.2. Tổ chức khai báo ban đầu
Hoạt động đầu tiên khi áp dụng kế toán máy là phải tổ chức khai báo ban đầu. Các khai báo ban đầu bao gồm:
+ Thông tin doanh nghiệp: Tên, địa chỉ, mã số thuế doanh nghiệp + Loại hình kinh doanh: sản xuất, thuơng mại hay dịch vụ
+ Thông tin giám đốc + Thông tin kế toán truởng
+ Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung, Chứng từ - ghi sổ...
+ Phuơng pháp tính khấu hao TSCĐ: phuơng pháp đuờng thẳng, phuơng pháp số du giảm dần.
+ Phuơng pháp tính giá xuất kho: phuơng pháp bình quân gia quyền, phuơng pháp nhập truớc - xuất truớc.
1.2.4.3. Tổ chức mã hóa các đối tượng
Các đối tuợng phải thực hiện mã hóa: + Danh mục cơ cấu tổ chức
+ Danh mục nhân viên + Danh mục khách hàng + Danh mục nhà cung cấp + Danh mục kho
+ Danh mục hàng tồn kho nhu nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp.
+ Danh mục tài khoản kế toán
1.2.4.4. Xử lý dữ liệu
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, nhân viên kế toán tiến hành phân loại, kiểm tra và mã hóa các thông tin kế toán bao gồm: mã hóa chứng từ, mã hóa tài khoản và mã hóa các đối tuợng kế toán.
Các chứng từ đã đuợc mã hóa sẽ đuợc nhập vào cơ sở dữ liệu dựa theo chuơng trình nhập liệu của máy tính. Khi nhập liệu, phải nhập đầy đủ các yếu tố ghi trên chứng từ vào cơ sở dữ liệu.
Nhờ hình thức kế toán máy, mỗi chứng từ gốc nhân viên kế toán chỉ cần nhập liệu vào phần mềm kế toán một lần, sau đó phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển số liệu lên các chứng từ khác liên quan.
1.2.4.5. Tổ chức khai thác dữ liệu theo các sổ kế toán và các báo cáo
Khi nhân viên kế toán đã nhập liệu các chứng từ gốc vào phần mềm kế toán, phần mềm có thể tự động truy xuất số liệu theo chuông trình kế toán cài đặt để vào sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ kế toán chi tiết theo từng đối tuợng đuợc mã hóa và số liệu trên các báo cáo đến thời điểm nhập liệu.
Cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng cân đối thử và các bút toán phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh, khóa sổ kế toán. Sau đó, in bảng biểu, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết và các báo cáo.
1.3. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo chuẩn mực
kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán
Về thu nhập khác Theo VAS 14 “doanh thu và thu nhập khác” thì có quy định về thu nhập khác với từng khoản mục cụ thể.
Theo IAS 18 “doanh thu” không đề cập đến nội dung thu nhập khác
Chi phí phải trả Theo VAS là các khoản chi phí phải trả tiền luông nghỉ phép, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đã đuợc dự tính và phê duyệt, chi phí phải trả cho các hoạt động xảy ra trong tuông lai đã đuợc dự tính và quy định trong kỳ hiện tại, chi phí bảo hành khi đuợc dự tính chính xác.
Theo IAS là toàn bộ những chi phí không đuợc kết chuyển vào cuối kỳ
Chi phí đi vay Theo VAS 16 quy định hạch toán chi phí này vào chi phí
Theo IAS 21 bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá phát
tài chính, cụ thể theo VAS thì hạch toán chi phí mua trả chậm tài sản cố định, thì khoản chênh lệch giữa giá trả chậm và giá trả ngay có thể đua vào chi phí tài chính hoặc tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay
sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ trong truờng hợp những chênh lệch này coi nhu điều chỉnh chi phí lãi vay. Phần thặng du giữa giá trị ghi sổ của tài sản dở dang và giá trị có thể thu hồi đuợc khi giá trị hoặc chi phí uớc tính cùng tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi của giá trị thuần có thể thực hiện, giá trị còn lại đuợc ghi giảm theo yêu cầu ISA khác. Ke toán và trình các khoản tài trợ và trợ cấp chính phủ Không đề cập đến vấn đề này ở bất cứ chuẩn mực nào.
Theo IAS 20 là chi phí phát sinh cho tài sản dở dang đuợc giảm trừ khi bất kỳ khoản thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã nhận và các khoản trợ cấp liên quan đến tài sản. Chi phí nghiên cứu
phát triển, chi phí quảng cáo, chi phí chuẩn bị, chi phí tái phân bổ
Theo VAS 04 thì những chi phí này là các chi phí phát sinh mang lại lợi ích kinh te, vì vậy đuợc hạch toán nhu tài sản cố định vô hình nên khấu hao đuợc thực hiện trên cơ sở thời gian hữu ích của chi phí.
Theo IAS 38 đuợc ghi nhận trong năm phát sinh chi phí, trong một số truờng hợp thì chi phí này đuợc luu giữ và phân bổ cho kỳ sau.
Ket quả kinh doanh
VAS 29 thì đuợc quy định rõ ràng và chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là kết quả từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, KQHĐKD, kết quả hoạt động khác.
IAS 8 mang nội dung huớng dẫn nghiệp vụ và mang tính chất tổng quát
1.3.2. Kinh nghiệm kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh của
Kế toán Mỹ
Mỹ có nền kinh tế phát triển, tiềm lực kinh tế và quản lý theo thị trường mở. Các trung tâm tài chính, các cơ sở giao dịch thị trường tài chính phát triển mạnh. Mô hình kế toán của Mỹ hiện nay chủ yếu về tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của thị trường tài chính và cơ bản là phù hợp với thông lệ quốc tế
Việc ghi nhận doanh thu chi phí trong chuẩn mực kế toán Mỹ đều quy định những điều kiện giống chuẩn mực quốc tế. Trong chuẩn mực kế toán của Mỹ, việc ghi nhận doanh thu sẽ được ghi nhận vào 1 trong 3 thời điểm: ghi nhận doanh thu trước thời điểm giao hàng, tại thời điểm giao hàng và sau thời điểm giao hàng. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại không phải là khoản giảm trừ doanh thu.
Theo hệ thống kế toán Mỹ, có nhiều cách phân loại chi phí nhưng có 2 cách phổ biến nhất là phân loại theo giá phí (chi phí cố định, chi phí biến đổi) và phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên BCTC (chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ)
Hệ thống tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh là loại tài khoản loại 4, 5, 6. Để XĐKQKD thì cũng thực hiện khóa sổ các tài khoản như ở Việt Nam.
BCTC của hệ thống kế toán Mỹ luôn tuân theo nhưng nguyên tắc và quy định riêng của Mỹ. Trong việc trình bày doanh thu, chi phí trên báo cáo KQHĐKD, chuẩn mực kế toán Mỹ bắt buộc các doanh nghiệp phải lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chi phí.
1.3.3. Kinh nghiệm kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh của
Kế toán Pháp
Với mô hình kế toán thuế nên kế toán được xem như là một trong các công cụ để Nhà nước kiểm soát thuế nên kế toán Pháp quy định chi tiết cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
về nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
- Giá bán hàng hoá dùng hạch toán là giá thực tế tức là số tiền không gồm các khoản giảm giá, hồi khấu chấp nhận cho người mua.
- Khi có các khoản chiết khấu chấp thuận cho nguời mua đã trừ trên tổng giá trị hoá đơn, cũng phải kê vào giá bán hàng. Khoản chiết khấu này đuợc hạch toán
vào chi
phí tài chính.
về thời điểm ghi nhận doanh thu: Đối với thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán Pháp chỉ đề cập là thời điểm khi việc bán hàng đã thực sự xảy ra và kế toán đã có kết quả của nghiệp vụ để ghi nhận vào sổ kế toán.
- Khi bán hàng đã xong, doanh nghiệp đã thực hiện hầu hết các công việc cần thiết trong việc bán hàng và mọi công việc còn lại là không đáng kể.
- Giá bán đã đuợc nguời bán và nguời mua thoả thuận tại thời điểm bán hàng. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Theo kế toán Pháp, các khoản giảm trừ gồm giảm giá, bớt giá, hồi khấu và chiết khấu thanh toán.
- Khi các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu đuợc ghi trên hoá đơn bán hàng nó sẽ đuợc trừ vào tổng số tiền ghi trên hoá đơn. Kế toán ghi nhận doanh thu theo giá
thực thu.
- Khi các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu đuợc chấp thuận ngoài hoá đơn bán hàng, nguời bán phải lập hoá đơn báo có gửi khách hàng, khoản giảm trừ doanh thu
này sẽ đuợc ghi giảm doanh thu bán hàng vào cuối kỳ.
Qua nghiên cứu quan điểm của kế toán tài chính Mỹ và kế toán tổng hợp Pháp về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, có thể thấy cơ bản chế độ kế toán Việt Nam về doanh thu phù hợp với hệ thống kế toán của các nuớc. Nhung cũng có thể rút ra những kinh nghiệm cho kế toán doanh thu Việt Nam: Phuơng pháp xác định và ghi nhận doanh thu phải phù hợp với các nguyên tắc kế toán đuợc thừa nhận, đáp ứng tốt các yêu cầu của chuẩn mực kế toán về doanh thu đồng thời có sự hài hoà với kế toán của các nuớc có nền kinh tế thị truờng phát triển; Phuơng pháp kế toán doanh thu và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình bán hàng phải phản ánh đúng bản chất của các nghiệp vụ, việc hạch toán phải dựa trên những chứng cứ pháp lý chắc chắn; Những đối tuợng khác nhau về bản chất phải đuợc kế toán phản ánh trên các tài khoản riêng biệt, có nhu vậy thông tin của kế toán mới chi tiết đáp ứng các yêu cầu quản lý.
1.4. Hình thức sổ kế toán
Sổ kế toán là phuơng tiện vật chất để thực hiện các công việc kế toán,việc lựa
định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, có các hình thức sổ kế toán sau: Hình thức Nhật ký chung, Hình thức Nhật ký Sổ cái, Hình thức Chứng từ ghi sổ, Hình thức Nhật ký Chứng từ.
- Hình thức Nhật ký chung
Hình 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày ---> Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra <--->
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận vào sổ Nhật ký chung dựa trên các chứng từ kế toán, từ số liệu trên Nhật ký chung, kế toán vào sổ cái cho từng đối tượng kế toán theo trình tự thời gian.
Hình 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký sổ cái
Ghi chú:
Ghi hàng ngày ---> Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra <---■>
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Theo hình thức này, các nghiệp vụ phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký Sổ cái. Căn cứ để ghi Nhật ký Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
- Hình thức chứng từ ghi sổ
Hình 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Theo hình thức này, căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
- Hình thức Nhật ký chứng từ
Hình 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày ---> Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra <---■>
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính.
Qua việc tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản của công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp, luận văn đã nêu rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Trong chương 1, kết hợp với những lý luận cơ bản và kinh nghiệm kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của một số nước trên thế giới, luận văn đã đối chiếu, đánh giá những quy định pháp lý về công tác kế toán doanh thu, chi