Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆPTẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀDỊCH VỤ NAM PHƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10550265 (Trang 40 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH

TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Phương

2.2.1. Mức thuế suất được áp dụng.

* Mức thuế suất 20%:

Đây là mức thuế suất thuế TNDN theo khoản 1 điều 11 của Thông tư 78/2014/TT-BTC thì kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%. Vậy là bắt đầu từ năm 2016 mức thuế suất thuế TNDN chỉ còn 20%.

2.2.2. Phương pháp tính thuế

Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Nam Phương áp dụng tính thuế theo phương pháp chung trong luật thuế TNDN được Nhà nước ban hành.

*Số thuế TNDN phải nộp được tính theo công thức:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Các khoản lỗ được Thu nhập Thu nhập Thu nhập được ,

, = , - _ , + kết chuyển theo quy tính thuế chịu thuế miên thuế

định Thu nhập chịu thuế trong kỳ được xác định:

Thu nhập Doanh Chi phí được Các khoản thu nhập

, = — +

chịu thuế thu trừ khác

*Các chứng từ liên quan việc kê khai thuế TNDN:

- Hoal đơn GTGT bán hàng (ghi nhận doanhl thu, Ithu nhập)

- Hoal đơn GTGT đầu vào phát sinn chi phí (chi phí bán hàng, chi phí Quản lý doannnghiệp...)

+ Sổ cái các TK 511,515,632,641,642,711,811,8211,3334 + Báo cáo KQKD

29 + Tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý + Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

2.2.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.3.1. Kế toán thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế (Iim còn gọi là tổng LN trước thuế) là thu nhập được hình thành từ việc lấy tổng doanh thu trong kỵ trừ đi tổng chi phí được trừ định được trong ty và được phản ánh trên TK 4212.

Trong năm 2019, Thu nhập được miễn thuế, Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định của công ty không phát sinh.

Vào cuối niên độ kế toán, việc xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN căn cứ vào số phát sinh tập hợp được trên các TK 632, 5111,515,711 và các TK 642, 635, 811 kết chuyển sang TK 911 để xác định thu nhập chịu thuế. Tổng hợp các số liệu của Công ty TNHH Thương Mại & dịch vụ Nam Phương tính được tổng LN kế toán trước thuế (thu nhập chịu thuế) trong năm tại công ty là: 305.837.843 đồng

(Được thể hiện tại các Phụ lục 3,4,5,6,7 Trích sổ cái các tài khoản 632, 642, 635, 821, 511,năm 2019)

Tổng phát sinh Nợ TK 911 là: 32.051.681.468 + 710.435.259 = 32.762.116.727

Tổng phát sinh Có TK911 là: 33.067.954.570

Kế toán vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 911, sổ cái TK 4212 theo định khoản:

Nợ TK911 305.837.843

Có TK 4212 305.837.843

2.2.3.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Công ty TNHH Thương Mại & dịch vụ Nam Phương không chú trọng VAS 17 phần “thuế thu nhập hoãn lại”.

30

Như trong phần hạch toán đã trình bày khi bắt đầu một niên độ kế toán mới kế toán tự kê khai, tự lập tờ khai thuế TNDN thông qua việc lập tờ khai thuế TNDN (Phụ lục 8) sau đó tạm nộp thuế TNDN vào ngân sách nhà nước theo số liệu đã kê khai.

Căn cứ vào số liệu đã kê khai và nộp thuế, kế toán phản ánh số thuế thu nhập tạm nộp vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 3334 theo định khoản:

+ Nợ TK8211: 61.167.569 Có TK3334: 61.167.569

Căn cứ vào giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt kế toán định khoản:

Nợ TK 3334 61.167.569

Có TK 1111 61.167.569

2.2.4. Kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.4.1. Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy trình lập tờ khai thuế TNDN:

- Để thuận lợi cho việc lập tờ khai thuế nhanh và chính xác hiện nay Công ty TNHH Thương Mại & dịch vụ Nam Phương đang sử dụng

phần mềm

“Hỗ trợ kê khai thuế” do Tổng c^ thuế xây dựng và cung cấp miễn phí cho

các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế.

- Phần mềm “Hỗ trợ kê khai thuế” cung cấp cho Công ty các chức năng sau:

• Lập tờ khai thuế và điền thông tin trên các tờ khai thuế và các phụ lục kê khai theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật thuế.

• Các nội dung hưỡng dẫn việc tính thuế, kê khai thuế đối với từng sắc thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kê khai thuế một cách

31

vạch đã mã hóa để doanh nghiệp gửi tờ khai đó cho cơ quan thuế. Thông qua các mã vạch đã mã hóa thông tin trên tờ khai, cơ quan thuế đảm bảo sẽ ghi nhận, xử lý thông tin kê khai của tổ chức cá nhân nộp thuế đầy đủ, chính xác và

nhanh chóng.

Sau khi kê khai cơ sở kinh doanh cần phải in tờ khai có mã vạch 2 chiều, ký và nộp điện tử cho cơ quan thuế và in một bản lưu tại công ty.

*Quy trình lập quyết toán thuế TNDN năm

Khi vào phần mềm kê khai thuế mà công ty đang áp dụng, kế toán chọn phần thuế TNDN sau đó kích chọn “Quyết toán TNDN năm (03/TNDN)” sẽ hiện lên giao diện (Phụ lục 10).

2.2.4.2. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Cuối năm tài chính Công ty thực hiện quyết toán thuế TNDN, tính ra số thuế TNDN phải nộp cho Nhà Nước trong năm tài chính phát sinh. Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, để tính ra số thuế TNDN còn phải nộp cho Nhà Nước.

2.3. Đánh giá chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Phương

2.3.1. Kết quả đạt được.

- về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô

hình tập trung, có sự phân phối chặt chẽ, được chỉ đạo tò trên xuống dưới,

công việc được thực hiện thường xuyên, liên tục, các báo cáo được lập nhanh

chóng đảm bảo cho việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác,

phục vụ

cho công tác quản lý.

32

chính xác vào sổ sách kế toán. Các chứng từ đều có xác nhận của bên liên quan, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thực tế phát sinh với số liệu trên sổ sách kế toán sau này.

- về hình thức kế toán và tài khoản kế toán.

Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tương đối nhanh và gọn nhẹ, áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo CĐKT ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- về việc kê khai thuế TNDN:

Để thuận lợi cho việc lập tờ khai thuế nhanh, chính xác và kịp thời hiện nay Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Nam Phương đang sử dụng phần mềm “Hỗ trợ và kê khai thuế” do Tổng cục thuế xây dựng.

Việc công ty sử dụng phần mềm HTKK thuế đã giảm thiểu tối đa việc sai sót trong quá trình kê khai và lập tờ khai hàng tháng, hàng quý. cho các loại thuế doanh nghiệp cần nộp đảm bảo chính xác, trung thực, tiết kiệm được nhân lực và chi phí, thuận lợi cho công tác kiểm tra theo theo dõi kiểm tra của công ty và cơ quan thuế.

+ “Công ty đã tổ chức thực hiện đầy đủ hệ thống chứng từ về kế toán thuế TNDN như: chứng từ kế toán doanh thu, thu nhập (hóa đơn GTGT bán hàng, giấy báo có, phiếu thu tiền mặt.); chứng từ kế toán các khoản chi phí trong kỳ (hóa đơn GTGT đầu vào, giấy báo nợ, phiếu nhập kho, phiếu chi.); sổ chi tiết theo dõi thuế TNDN được phản ánh hàng quý căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh mỗi quý và cả năm.

- Thực hiện theo dõi và hạch toán doanh thu, chi phí đầy đủ hàng tháng, hàng quý để kịp thời tính và lập tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý theo

quy định của cơ quan thuế.

33

định về cách thức tiến hành cũng như thời gian.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, việc tổ chức công tác kế toán thuế TNDN của công ty vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế sau:

- về ghi chép bảo quản và lưu trữ chứng từ: Công ty chưa thực hiện

chu đáo, một số chứng từ chua đảm bảo căn cứ pháp lý như (thiếu chữ ký

người có trách nhiệm...). Trong quá trình ghi sổ chi tiết, lập chứng từ nhân

viến kế toán vẫn chưa đánh số đầy đủ cho các chứng từ gốc gây khó

khăn cho

việc phân biệt khi cần kiểm tra và tìm kiếm.

- Kế toán thuế: là một mảng rất quan trọng trong công tác kế toán của

bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhưng do Công ty TNHH Thương mại & Dịch

vụ Nam Phương là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bộ mày kế toán của

công ty tương đối gọn. Công ty vẫn chưa có một kế toán độc lập phụ trách

mảng thuế vì vậy mà việc theo dõi và kê khai thuế TNDN cũng như các loại

thuế cần nộp trong công ty hết sức khó khăn và không khách quan.

- Về phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải

trả: Theo quy định tại VAS 17 thì doanh nghiệp phải nhận biết và theo dõi

riêng các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế làm phát sinh thuế thu nhập

34

10%) bằng chuyển khoản. (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - Công ty TNHH TM&DVNam Phương)

Kế toán căn cứ vào biên bản của hội đồng thanh lý tài sản, vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản theo định khoản:

Nợ TK 214 400.000.000 Nợ TK 811 400.000.000

Có TK 211 800.000.000

Số tiền thanh lý thu được kế toán định khoản như sau: Nợ TK 111 440.000.000

Có TK 131 440.000.000

Khi xuất hoá đơn trả cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán định khoản:

Nợ TK 131 440.000.000

Có TK 711 400.000.000 Có TK 3331 40.000.000

Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả theo định khoản:

Nợ TK 711 400.000.000

Có TK 911 400.000.000

Theo đó, cơ sở để tính thuế TNDN là toàn bộ giá trị tài sản thanh lý và bằng 400.000.000 đồng.

Tuy nhiên thời gian khấu hao theo quy định của cơ quan thuế là 6 năm. - Giá trị hao mòn luỹ kế theo thuế: 533.333.333

- Giá trị còn lại : 266.666.667

Như vậy, theo quy định hiện hành của cơ quan thuế giá trị hao mòn đã phải đưa vào chi phí để tính trừ thu nhập chịu thuế đến thời điểm năm 2019 (thời điểm thanh lý) là 533.333.333 đồng, giá trị còn lại thu hồi được là

35

266.666.667 đồng. Do thời gian khấu hao dài hơn quy định hiện hành nên đến thời điểm thanh lý tài sản, kế toán mới chỉ trích được 400.000.000 đồng khấu hao để đưa vào chi phí. Khi bán tài sản kế toán đã thu hồi giá trị còn lại là: 400.000.000 đồng.

Vậy chênh lệch giá trị còn lại giữa kế toán tại Công ty với quy định hiện hành của cơ quan thuế là: 400.000.000 - 266.666.667 = 133.333.333 đồng.

Đây chính là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, nó làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải nộp (tức là cơ sở tính thuế TNDN trong năm 2019 của việc thanh lý TSCĐ trên theo cơ quan thuế chỉ là 133.333.333 đồng chứ không phải 400.000.000 đồng như kế toán tại Công ty xác định). Kế toán công ty phải theo dõi riêng khoản chênh lệch này và phải hạch toán riêng khoản thuế thu nhập hoãn lại phải nộp. Nhưng kế toán công ty đã phản ánh toàn bộ số tiền thu từ thanh lý TSCĐ trên vào thu nhập khác (cơ sở tính thuế TNDN phải nộp) mà không phản ánh chênh lệch tạm thời chịu thuế.

- về phương pháp kế toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:

Trong năm 2019 Công ty TNHH TM&DV Nam Phương có cho Công ty TNHH Trịnh Gia Hưng thuê toàn bộ tầng 3 tại văn phòng công ty để làm văn phòng làm việc trong vòng 3 năm, trả trước bằng chuyển khoản. Giá thuê theo hợp đồng: 15.000.000 đồng/ tháng (chưa bao gồm thuế GTGT). Tổng giá trị thuê tính cho một năm chưa bao gồm thuế GTGT là 180.000.000 đồng

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán - Công ty TNHH TM&DVNam Phương).

Cuối năm khoản thu về cho thuê văn phòng này được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả trong kỳ.

Như vậy theo cách hạch toán nay toàn bộ doanh thu cho thuê văn phòng được ghi nhận ngay trong năm đầu tiên và phải chịu thuế TNDN là 20% (sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ) cho toàn bộ khoản thu tiền này Hgav trong năm 2019 là:180.000.000 x 3 x 20% = 108.000.000 đồng.

36

Theo cơ quan thuế, doanh thu chịu thuế năm 2019 chỉ là 180.000.000 đồn. Vậy chênh lệch doanh thu chịu thuế giữa kế toán tại Công ty với quy định hiện hành của cơ quan thuế là: 540.000.000-180.000.000 = 360.000.000 đồng. Đây chính là khoản chênh lệch tạm thời được khẩu trừ, nó làm phát sinh tài sản thuế TNDN hoãn lại.

Tuy nhiên, kế toán tại công ty đã không theo dõi chênh lệch này, và không hạch toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại mà hạch toán cả vào thuế thu nhập phải nộp trong năm 2019.

Nhìn chung, tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Phương là tương đối khoa học, hợp lý. Do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà công tác kế toán nói chung, kế toán thuế TNDN nói riêng còn những tồn tại và hạn chế. Mặc dù những hạn chế này

là không lớn, không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu được khắc phục sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và công tác kế thuế TNDN nói riêng, nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Đối việc ban hành CMKT số 17 “Thuế TNDN”: CMKT thuế TNDN đã có từ lâu ở các nước phát triển trên thế giới, tuy nhiên nó mới chỉ được ban hành ở Việt Nam từ tháng 2/2005 và được hướng dẫn thông qua Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006. Mặc dù vậy, việc thực hiện theo Chuẩn mực và Thông tư này tương đối khó khăn. VAS 17 chủ yếu được dịch từ CMKT quốc tế số 12 (IAS 12), vì vậy do yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đã làm cho ngôn từ trong chuẩn mực chưa “Việt hoá” như chênh lệch tạm thời, chênh lệch vĩnh viễn, tài sản thuế TNDN hoãn lại, chi phí thuế TNDN hoãn lại. Các khái niệm đó thường gây nhầm lẫn cho kế toán viên, vì vậy, để thực hiện chuẩn mực và hướng dẫn chuẩn mực số 17 là rất khó khăn.

37

phương pháp tiếp cận nợ phải trả dựa trên Bảng cân đối kế toán trong kế toán thuế TNDN nhưng hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC lại trình bày cách tiếp cận theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc không thống nhất này dẫn đến sự khó hiểu khi vận dụng các quy định của VAS 17 vào thực tiễn. Khi không có sự thay đổi thuế suất thuế TNDN thì kết quả tính toán thuế TNDN hoãn lại theo phương pháp tiếp cận Báo cáo KQKD và phương pháp tiếp cận Bảng cân đối kế toán không có sự khác biệt. Tuy nhiên nếu thuế suất thuế TNDN không ổn định thì kết quả tính toán giữa hai phương pháp này sẽ có sự khác biệt do thuế suất thuế TNDN được sử dụng để tính tài sản và nợ phải trả thuế TNDN hoãn lại. Do vậy, cần thống nhất sử dụng phương pháp tiếp cận nợ phải trả theo Bảng cân đối kế toán trong cả CMKT và các hướng dẫn trong thông tư hay CĐKT.

Thực tế cho thấy, Công ty TNHH TM& DV Nam Phương có quy mô vừa và nhỏ chưa chú trọng đến việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Mặt khác, nhân viên kế toán còn kiêm nhiều mảng nghiệp vụ, chưa nắm vững chuyên sâu về CMKT, thông tư liên quan đến kế toán thuế TNDN.

38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 luận văn đã giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức nói chung và bộ máy kế toán nói riêng của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Phương. Với các phương pháp nghiên cứu, chương 2 cũng đã trình bày, phân tích và nghiên cứu thực trạng về kế toán thuế thu

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆPTẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀDỊCH VỤ NAM PHƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10550265 (Trang 40 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w