Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam. Trung tâm phải thường xuyên cung cấp thông tin cho chi nhánh về các khách hàng, và những đánh giá phân tích của mình từ các thông tin thu nhập được về khách hàng đó cho các chi nhánh.
Bên cạnh đó trung tâm thông tin này cũng cần cung cấp thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng như các thông tin về giá cả máy móc, thiết bị đầu tư trên thị trường, mức đầu tư thích hợp cho một dự án cụ thể, tình hình biến động của thị trường, xu hướng đầu tư hiện tại.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định dự án, phân tích và xử lý thông tin và pháp luật để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng.
Xây dựng chính sách tiền lương đối với CBTD phù hợp hơn với thực tế. Hiện nay, NHNo&PTNT tuy đã xây dựng chính sách tiền lương đối với CBTD, nhưng bên cạnh những điểm tích cực, chính sách này vẫn có điểm hạn chế sau: không có chế độ thưởng đối với cán bộ thực hiện tốt nghiệp vụ thể hiện ở việc tỷ lệ gia hạn nợ thấp, tỷ lệ NQH thấp, cung cấp các khoản tín dụng có chất lượng... do vậy cán bộ tín dụng thường né tránh trách nhiệm, chỉ nhận những khách hàng được đánh giá tốt về mình, không nhận những khách hàng yếu kém, hay không đưa ra những nhận xét xác thực về các khoản nợ.
Triển khai nhanh hệ thống hiện đại hóa: Triển khai nhanh các dự án đầu tư hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động của cả hệ thống, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin về khách hàng thuận tiện hơn.
Hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn, phuơng thức tiến hành hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cũng nhu các quy trình; ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ phù hợp với thực tế, giảm thiểu việc chỉnh sửa thay đổi thường xuyên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và của Agribank Nho Quan nói riêng sẽ tiếp tục đối mắt với nhiều thành thức mà nợ xấu là một vấn đề cấp bách nhất. Các giải pháp đã được đưa ra để phòng ngừa và kiểm soát nợ xấu tại Chi nhánh Nho Quan là phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh. Trước hết đối với các giải pháp phòng ngừa nợ xấu có thể áp dụng như: hoàn thiện tiêu chí nhận dạng và quy trình cảnh báo sớm nợ xấu và rủi ro tín dụng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng thẩm định, giám sát hoạt động tín dụng cùng với việc xây dựng hệ thống thông tin nợ xấu. Để phòng ngừa nợ xấu thì cần thiết phải có một cơ cấu tín dụng hợp lý kết hợp với việc phân tán rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro là không thể không xuất hiện trong bất kỳ hoàn cảnh và hoạt động kinh doanh nào, do vậy cần phải có các giải pháp để xử lý rủi ro khi đã phát sinh thành nợ xấu cần có bộ phần giám sát và kiểm tra hoạt động tín dụng của Chi nhánh dựa trên việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát nội bộ để phát hiện kịp thời nợ xấu, chủ động xử lý. Để thu hồi tối đa nợ xấu cần phải đa dạng hóa các phương thức xử lý nợ xấu vừa cương vừa nhu phù hợp với thái độ và ý chí trả nợ của khách hàng. Ngoài ra có thể áp dụng một giải pháp mới là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có tiềm lực, bán nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản (VAMC). Bên cạnh đó để các giải pháp này được thực hiện có hiệu quả, cần thiết phải có sự hợp tác, hỗ trợ từ phía Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
KẾT LUẬN CHUNG
Nợ xấu và kiểm soát nợ xấu trong ngân hàng có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong bảo đảm sức mạnh tài chính, khả năng hoạt động an toàn và hiệu quả của mỗi ngân hàng, cũng nhu trong sự ổn định chung của hệ thống và đời sống KT-XH quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Trên thực tiễn, nợ xấu chịu ảnh huởng bởi một loạt yếu tố khách quan và chủ quan, đồng thời là một nội dung quản lý đặc biệt phức tạp trong công tác quản trị ngân hàng. Mọi NHTM luôn có nguy cơ đối mặt với rủi ro trong kiểm soát nợ xấu. Khi nợ xấu vuợt khỏi tầm kiểm soát sẽ là một thảm họa không chỉ với ngân hàng đó, mà nó có thể lan rộng ra và đe dọa sự ổn định chung của toàn hệ thống ngân hàng. Việc hạn chế mức thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng và mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng truởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đất nuớc, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tốt công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nuớc.
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là nhiệm vụ truớc mắt, cũng nhu lâu dài của các NHTM. Đồng thời, đòi hỏi các NHTM phải coi trọng và thực hiện những giải pháp cần thiết mang tính đồng bộ, không ngừng kiện toàn tổ chức, quy trình quản lý và nâng cao năng lực tài chính, nghiệp vụ, cũng nhu chất luợng nguồn nhân lực để thích ứng với các động thái thị truờng và các yêu cầu của quản lý nhà nuớc nói chung, quản trị doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng sâu rộng.
Về thực chất, tăng cuờng kiểm soát nợ xấu của ngân hàng thuơng mại là việc thực hiện một cách có hiệu quả hơn công tác quản lý nợ xấu, từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng cần đuợc tiến hành một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn từ khâu xây dựng các chỉ tiêu quy trình kiểm soát, đánh giá thẩm định và thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật về các dự án vay và nguời vay; đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan đến quản lý nợ xấu của NHNN và các cơ quan hữu quan; tiếp cận ngày càng sát, đầy đủ và cập nhật hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế, cũng nhu phòng chống rủi ro về đạo đức trong hoạt động ngân hàng...
Kiểm soát nợ xấu của Agribank - CN huyện Nho Quan đã đuợc coi trọng, ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cũng nhu nhiều ngân hàng thuơng mại khác, Agribank - CN huyện Nho Quan cùng với các chi nhánh trong toàn hệ thống NHNo&PTNT ngày càng coi trọng vai trò của việc kiểm soát nợ xấu, nghiêm túc bám sát chỉ đạo chung của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, cũng nhu chủ động hơn trong ngày càng hiện đại hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời, cần đuợc triển khai đồng bộ với các giải pháp khác về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, về hoàn thiện phuơng pháp, chiến luợc, quy trình, bộ máy và đội ngũ cán bộ triển khai phù hợp với điều kiện và tình hình hoạt động của Agribank...Ngoài ra, cần đuợc hỗ trợ bởi những giải pháp vĩ mô chung về ổn định kinh tế và quản lý tiền tệ-ngân hàng từ phía Chính phủ và NHNN...
Trên cơ sở kiến thức của bản thân và thời gian làm công tác nghiên cứu tại Agribank Nho Quan cùng với sự huớng dẫn tận tình của TS. Võ Trí Thành, bài nghiên cứu đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra:
1. Nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận cơ bản về kiểm soát nợ xấu, các tiêu chí xác định nợ xấu, biện pháp xử lý nợ xấu và hệ thống các nhân tố ảnh huớng tới kiểm soát nợ xấu
2. Từ việc đánh giá thực tế hoạt động và thực trạng quản lý nợ xấu của Agribank Nho Quan một trong giai đoạn 2012 - 2014, tác giả đi sâu phân tích đánh giá những kết quả đạt đuợc, chỉ ra hạn chế trong quản lý nợ xấu và những nguyên nhân chủ quan cũng nhu khách quan ảnh hướng đến công tác kiểm soát nợ xấu.
3. Trên cơ sở định hướng, mục tiêu của Agribank Nho Quan, luận văn đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như thực trạng kiểm soát nợ xấu của Chi nhánh. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị có tính khả thi đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nhằm tạo hành lang pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác giúp tăng cường quản lý nợ xấu.
Do trình độ và khả năng phân tích còn hạn chế nên những vấn đề trình bày trong bản Luận văn này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Vì vậy em kính mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn thêm của các thầy cô trong trường và giáo viên hướng dẫn trực tiếp, các cô các chú tại Agribank - CN huyện Nho Quan để luận văn được hoàn thiện hơn.../.
1. TS. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội. 2. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB
Thống kê, Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2007), Quyết định sổ 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2005), Quyết định sổ 493/2005/QĐ- NHNN ngày 20/04/2005, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2010), Thông tư sổ 13/2010/TT-NHNN
ngày 20/5/2010 của Thổng đổc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2010), Thông tư sổ 19/2010/TT-NHNN
ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một sổ điều của thông tư 13/2010/TT- NHNN, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011 - 2014),
Báo cáo phân tích tài chính Agribank - CN Nho Quan các năm 2011, 2012, 2013, 2014, Ninh Bình.
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011 - 2014)
Báo cáo thường niên Agribank - CN Nho Quan các năm 2011, 2012, 2013, 2014, Ninh Bình.
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011 - 2014),
Thuyết minh báo cáo tài chính đã được kiểm toán Agribank - CNNho Quan các năm 2011, 2012, 2013, 2014, Ninh Bình.
10. PGS.TS. Tô Ngọc Hung (2010), Ngân hàng thương mại,NXB Thống kê,
Hà Nội.
11. Quốc hội CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các TCTD sổ 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội.
doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
13. TS.Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Fredric S.Mishkin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,
NXB.Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
15. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.