Thực trạng công tác ban hành và áp dụng các quy định, quy chế, chính sách liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " potx (Trang 25 - 27)

chính sách liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị.

Nhà nước quản lý đất đai bằng các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các văn bản đó phải được các cơ quan quản lý đất đai từ trung ương tới cơ sở tổ

chức thi hành. Từ hệ thống văn bản đó áp dụng vào thực tế và từ thực tế rút ra

những mặt đúng và mặt thiếu sót của pháp luật để bổ sung cho hợp lý.

Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực

thi hành từ ngày 01/07/2004, đến ngày 29/10/2004 chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Trên cơ sở các văn bản

chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Uỷ ban nhân dân quận Thanh Khê đã tổ chức triển khai và chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường, Uỷ ban nhân dân các phường căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình để thực hiện tốt các

chủ trương chính sách đất đai, các văn bản về công tác thanh tra, kiểm tra đối với

việc quản lý sử dụng đất, hoạt động chuyển quyền sử dụng đất.

Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về đất đai cũng như liên quan đến hoạt động chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị cơ bản được áp dụng thuộc quận bao gồm:

- Luật đất đai 2003

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong đó có quy định kể từ ngày 01/01/2008, giấy trắng văn tự mua bán,

thừa kế…không được giao dịch, thế chấp, muốn giao dịch phải có sổ đỏ.

- Nghị định 188/2004/NĐ-CP của chính phủ về phương pháp xác định gía đất và khung giá các loại đất.

- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất

Nhìn chung công tác triển khai, áp dụng, tuyên truyền các quy định pháp

luật về đất đai trong dân tương đối tốt, các quy định, quy chế luôn được công khai, hướng dẫn, niêm yết trên các bảng ghi đặt tại văn phòng đăng ký quyền sử

dụng đất. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các văn bản của nhà nước, quận đã tổ chức cho cán bộ học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, phổ biến luật đất đai và

các văn bản hướng dẫn thi hành luật cho cán bộ, nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định trên có nảy sinh một số vướng mắc:

+ Theo nghị định 84/2007/NĐ-CP kể từ ngày 01/01/2008 các loại giấy tờ

không phải sổ đỏ thì không được chuyển quyền sử dụng đất, nhưng do điều kiện

lịch sử nên từ trước đến nay người dân sử dụng đất hợp pháp được cấp nhiều loại

giấy chứng nhận, người dân thì chưa hiểu rõ gây khó khăn trong quá trình giải

quyết, chẳng hạn như khi có nhu cầu giao dịch người dân mới đi chuyển đổi giấy

tờ nhà đất; trong khi đó, nhà nước lại muốn thống nhất một loại giấy tờ nhà đất

cho dễ quản lý. Về lâu dài, nếu chưa giải quyết ổn thỏa, những hộ đang sở hữu

giấy trắng sẽ chịu thiệt mà ngay cả đến ngân hàng cũng gặp rắc rối vì tồn đọng số

hồ sơ giấy trắng đã giao dịch trước đây.

+ Đất có giấy tờ nhưng đã chuyển nhượng cho người khác một phần nên còn lại không đủ diện tích so với hạn mức đất ở, có lấn thêm để hình thành thửa đất hiện nay có nhà ở sau ngày 18/12/1980, nhưng trước ngày 15/10/1993. Nay giải quyết công nhận phần đất có giấy tờ còn lại công nhận là đất ở, cộng phần đất lấn được công nhận theo hạn mức (diện tích có giấy tờ là đất ở + diện tích

hạn mức đất ở) hoặc gộp phần đất có giấy tờ với phần đất lấn để công nhận đủ

theo hạn mức đất ở theo khoản 4 hoặc 5 Điều 87 Luật Đất đai.

+ Khó khăn trong việc xác định tình trạng pháp lý của thửa đất do đất đã qua nhiều chủ, hiện trạng đất đai có nhiều biến động so với hồ sơ lưu.

+ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm và có một số vướng mắc chưa được tháo gỡ cũng làm cho một bộ phận người sử dụng đất ít

thiết tha với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến khi cần chuyển nhượng thì lại không đủ thủ tục để thông qua cơ quan Nhà nước.

+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng, người mua sẽ được cấp giấy chứng nhận mới chứ không cập nhật trên giấy hồng (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

và QSDĐ) hoặc giấy đỏ. Trường hợp nhà có thay đổi cấu trúc, kiến trúc sẽ được

ghi chú ở trang 3 của giấy chứng nhận. Trường hợp ông A đứng tên giấy tờ về đất và cho ông B thuê dài hạn (10, 20 năm), khi ông B xây nhà thì ông B sẽ đứng tên chủ quyền sở hữu nhà. Trường hợp nhà có giấy tờ hợp pháp khi thay đổi kiến trúc, cấu trúc (nhà một trệt xây lên bốn lầu), chủ nhà phải làm thủ tục

làm lại giấy chứng nhận QSDĐ, lập biên bản hoàn công và làm tiếp thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo qui định trong NĐ mới thay

Nếu thực hiện như trên, hình dung người dân sẽ rất vất vả và cơ quan quản

lý nhà nước sẽ gặp không ít khó khăn. Cấp quận, huyện vốn đang rất thiếu và yếu

về nhân sự sẽ phải đảm đương luôn việc quản lý cả hai lĩnh vực hết sức phức tạp.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " potx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)