5 Đối với chính quyền sở tại

Một phần của tài liệu (Trang 109 - 115)

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tiếp tục hỗ trợ Ngân hàng Nhà Nước trong việc tổ chức lại các chợ đổi tiền tư nhân, quản lý tốt thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ khu vực biên giới, xử lý nghiêm các trường hợp đổi tiền không có giấy phép hoặc thực hiện thanh toán qua biên giới bất hợp pháp. Tạo điều kiện về địa điểm tại khu kinh tế cửa khẩu, các của khẩu biên giới để các ngân hàng đặt các bàn đổi tiền được thuận lợi.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK tại các cửa khẩu thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ban ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch các khu cửa khẩu. Đồng thời sửa chữa, cải tạo, mở rộng khu vực bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa, đường giao thông khu vực cửa khẩu.

Chỉ đạo các lực lượng, lãnh đạo các chính quyền địa phương huyện biên giới tăng cường, đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu.

3. 3. 6. Đối với khách hàng

Khách hàng tham gia hoạt động TTBM chủ yếu là các doanh nghiệp XNK. Để phát triển trong lĩnh vực xuất nhập khầu, các doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ những kiến thức liên quan đến hoạt động kinh doanh XNK như luật pháp trong nước và quốc tế, thông lệ quốc tế, các chính sách biên giới của Việt Nam, Lào, các hình thức, phương thức TTQT, tỷ giá,. . . Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cần tăng cường hơn việc tìm hiểu thị trường, thiết lập các đại lý, văn phòng đại diện để nắm thông tin và mở rộng đối tác, tìm hiểu và đáp ứng những quy định của Lào về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, áp dụng thủ tục thanh toán, bảo hiểm hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Một mặt để bảo vệ lợi ích trực tiếp của bản thân khách hàng mặt khác để phát triển toàn diện hoạt động TTBM, nhằm góp phần ổn định chính sách tiền tệ khu vực biên giới, tránh tình trạng buôn lậu, trốn thuế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động TTBM tại Agribank Quảng Trị, luận văn đã đề xuất được những giải pháp khắc phục những hạn chế hiện hữu, nhằm mở rộng hoạt động TTBM tại Agribank Quảng Trị, hướng đến mục tiêu đưa tỷ trọng doanh thu từ TTBM đạt mức 10 % - 15% trong cơ cấu thu dịch vụ ngoài tín dụng của chi nhánh.

Chương 3 cũng nêu ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô, ngân hàng cấp trên, ngân hàng đối tác và khách hàng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Agribank Quảng Trị thực thi các giải pháp mở rộng hoạt động TTBM Việt-Lào. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp, hoạt động TTBM của Agribank Quảng Trị nói riêng và Agribank Việt Nam nói chung sẽ có những bước phát triển nhanh và bền vững, góp phần làm lành mạnh hóa và thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những đột phá và chuyển biến sâu sắc. Trong xu thế đó, Agribank cũng đã không ngừng đổi mới, đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Là ngân hàng tiên phong đi đầu và đến thời điểm này là ngân hàng duy nhất triển khai nghiệp vụ TTBM Việt - Lào, Agribank Quảng Trị đã góp phần đưa quan hệ thương mại Việt - Lào lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động TTBM tại Agribank Quảng Trị cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Để hoạt động TTBM của Agribank Quảng Trị ngày càng phát huy được vai trò mình, việc tìm ra các giải pháp để mở rộng TTBM Việt-Lào là một yêu cầu cấp thiết.

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán biên mậu nói riêng của Agribank Quảng Trị, với mục đích, phạm vi nghiên cứu của luận văn, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, đã hệ thống hoá những vấn đề tổng quan về TTQT, lý luận cơ bản về mở rộng thanh toán biên mậu của ngân hàng thương mại, bao gồm: khái niệm về TTBM, một số chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng TTBM, các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng TTBM.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận mở rộng TTBM đã phân tích làm rõ thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu tại Agribank Quảng Trị giai đoạn 2009-2011, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động TTBM của Agribank Quảng Trị.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng mở rộng TTBM, căn cứ vào định hướng phát triển của Agribank Việt Nam và định hướng của chi nhánh Quảng Trị, luận văn đã đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động TTBM Việt-Lào đối với Agribank Quảng Trị trong thời gian tới.

Hoàn thành Luận văn này, tác giả mong muốn sẽ góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào quá trình mở rộng hoạt động thanh toán biên mậu Việt-Lào của Agribank Quảng Trị. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá mới mẻ, lần đầu tiên được nghiên cứu nhưng thời gian nghiên cứu, trình độ và khả năng nghiên cứu có hạn, vì vậy Luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần mở rộng hoạt động TTBM Việt-Lào nói riêng và sự phát triển của Agribank Quảng Trị nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản lý Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo-Quảng Trị, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo, 2009 - 2011.

2. Nguyễn Bá Bách ( 2011) " Phát triển thanh toán biên mậu Việt-Trung đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn", Luận văn Thạc sĩ kinh tế.

3. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo, 2009-2011.

4. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị,

Báo cáo Thanh toán Biên mậu, 2009-2011.

5. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị,

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo, 2009-2011.

6. Nguyễn Thị Thanh Hà (2 011), " Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Đà Nang ", Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.

7. TS. Nguyễn Đại Lai (2006), Vấn đề Thanh toán Biên mậu Việt Nam-Trung Quốc qua biên giới Quảng Ninh- Thực trạng và đề xuất, (www. sbv. gov. vn) 8. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ xuất

nhập khẩu, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Học viện ngân hàng (2005), Giáo trình Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2008), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 20 năm xây dựng và trưởng thành, NXB Lao động-Xã hội

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại hàng năm và định hướng hoạt động năm tiếp theo,2009-2011.

12. Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên, 2009-2011.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động thanh toán biên mậu,1996-2006.

14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tài liệu hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động sản phẩm dịch vụ và kinh doanh ngoại hối, 2009-2010.

15. Trung Ngan(2006J, Hoạt động Thanh toán Biên mậu Việt-Trung qua hệ thống Agribank: 10 năm nhìn lại, (dangcongsan. vn).

16. PGS. TS. Đỗ Tất Ngọc (2004), Giải pháp hoàn thiện môi trường luật pháp trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mã số KNH. 03. 06.

17. PGS. TS. Đỗ Tất Ngọc (2006),Hoàn thiện môi trường luật pháp đối với thanh toán quốc tế ở nước ta, Nhà xuất bản giáo dục.

18. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang Tài trợ Thương mại Quốc tế,

NXB Thống kê.

19. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2009 9),Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê.

20. TS. Kiều Trọng Tuyến (2008'),Xdy dựng văn hóa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế,

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

21. Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế KKT-TM đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.

22. Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm . (46)

23. Quyết định số 845/2004/QĐ-NHNN ngày 08/07/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và viện trợ giữa Việt Nam với Lào.

24. Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Quảng Trị đến năm 2 010 , có tính đến năm 2 015.

25. Quyết định số 677/QĐ-HĐQT-QHQT ngày O9/05/2011 của Hội đồng Quản trịNHNo&PTNT Việt Nam “Ban hành Quy định về nghiệp vụ thanh toán phục vụ XNK, dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước có chung biên giới trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”.

Một phần của tài liệu (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w