Tình hình chung về nguồn vốn

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng” pot (Trang 25 - 28)

Nguồn vốn là cái ban đầu mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để thực hiện những ý đồ mà mình muốn thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện nền

kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không

thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có rất nhiều ngân hàng

đang hoạt động, chưa kể đến sự sắp ra đời một số các ngân hàng sẽ được hoạt động tại đây khi Việt Nam thực hiện các cam kết như đã kí kết theo các hiệp định thương mại. Như vậy hoạt động kinh doanh của NH Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng

trong thời gian tới cũng gặp không ít khó khăn, để tăng cường năng lực cạnh tranh

của mình thì ngân hàng cần có một nguồn vốn ổn định để mở rộng qui mô kinh

doanh của mình, đây là nhiệm vụ quan trọng mà ngân hàng sẽ thực hiện trong thời

gian tới. Trước tiên ta sẽ xem xét diễn biến của nguồn vốn tại NH Á Châu Đà Nẵng

– Cầu vồng trong thời gian qua đã có những biến động gì theo sự phát triển của xã hội.

Thabunsuc Thalongsin 25

Bảng 1: Cơ cấu của nguồn vốn tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008

Đvt: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Chỉ tiêu

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền +/- (%) Vốn huy động 144.937,12 71,51 208.721,03 78,91 63.783,91 44,01 Các khoản vay 10.711 5,28 12.699 4,80 1.988,00 18,56 Thanh toán vốn 32.012 15,79 25.890 9,79 (6.122,10) (19,12) Tài sản nợ khác 15.021 7,41 17.210 6,51 2.189,10 14,57 Tổng cộng 202.681,12 264.520,03 61.838,91 30,51

Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn của chi nhánh Chi nhánh có được

không chỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều

nguồn khác như là các khoản vay, các khoản điều chuyển từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác…

Trong năm qua bên cạnh sự gia tăng tín mở rộng đầu tư tín dụng thì ngân

hàng đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay. Kết quả

nguồn vốn huy động tại ngân hàng năm 2008 là 264.520,03 triệu đồng, chiếm đến

78,91% đây là một tỷ trọng khá cao. Như vậy có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2008 đã tăng hơn năm 2007 là 44,01 % tương ứng với số

tuyệt đối là 63.783,91 triệu đồng. Với sự tăng lên nhanh chóng của vốn huy động

như vậy đã góp phần làm cho nguồn vốn tại ngân hàng tăng lên tương đương.

Năm 2007 qui mô của các khoản vay tại ngân hàng là 10.711 triệu đồng

chiếm 5,28%, sang năm 2008 thì khoản vốn vay này giảm xuống còn 4,8% ứng

với số tiền là 12699 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2007 là 18,56%. Qua

đây cho thấy ngoài nguồn vốn huy động thì ngân hàng còn cần có nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay của

mình.

Trong năm 2007 thanh toán vốn tại NH chiếm 15,79% trong tổng nguồn vốn

Thabunsuc Thalongsin 26

tiêu này giảm xuống mức 25.890 triệu đồng chiếm 9,79%, như vậy có thể thấy trong năm 2008 vừa qua lượng vốn do NH mẹ chuyển về cho NH đã ít đi. Điều đó

phản ánh được thực trạng của NH đã dần dần làm chủ được nguồn vốn của mình, tiến tới sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng các hoạt động của NH.

2.2.1.2 Tình hình huy động vốn

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008

Đvt: triệu đồng

Chênh lệch (%)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ lệ (%)

Nguồn vốn huy động 144937 208721 63784 44,01

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm

Ký quỹ 11755,63 131751,37 1430 12520,47 195699,22 501,3 764,84 63947,85 (928,7) 6,51 48,54 (64,94)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2008 tăng so

với năm 2007. Tính đến cuối năm 2008 là 208721 triệu đồng, tăng về tuyệt đối

63784 triệu đồng, tương đương tăng 44,01% so với năm 2007. Tuy nhiên mức tăng

này là khá thấp so với năm 2007 (tăng 76,72% so với năm 2006). Điều này một

phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm

2008, một phần là do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Tuy nhiên với tổng

nguồn vốn huy động được năm 2008 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành

công của chi nhánh trong thời điểm hiện nay.

Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2008 tỷ

trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2007. Trước hết là tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2008 đạt 195699,22 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63947,85 triệu đồng, tương ứng tăng 48,54% so với năm 2007.

Nguyên nhân là do trong thời gian đầu năm 2008, lãi suất của chi nhánh tăng cao

khiến người dân gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong

việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mai… Qua

Thabunsuc Thalongsin 27

Trong năm vừa qua chi nhánh duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12520,47

triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 764,84 triệu đồng, tương đương tăng 6,51% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng khá thấp. Điều này được giải thích là do khách

hàng vẫn chưa có thói quan sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt

trong dân cư vẫn còn rất cao. Chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác

quảng bá, tuyên truyền… hơn nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này. Hơn nữa

việc chi nhánh chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các khách hàng tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại chi

nhánh.

Lượng tiền ký quỹ năm 2008 chỉ đạt 501,3 triệu đồng, giảm đến 65% so với năm 2007, tương đương giảm về tuyệt đối là 928,7 triệu đồng. Đây là một thực tế

khách quan do tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả…

Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo

một nguồn huy động lâu dài cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng” pot (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)