Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở sulfide và selenide của kim loại chuyển tiếp định hướng ứng dụng điều chế hydro từ nước (Trang 44 - 45)

Trong hơn hai thập kỉ qua, lĩnh vực phát triển xúc tác thay thế Pt đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới và đạt được những tiến bộ quan trọng. Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số nhóm nghiên cứu tiêu biểu.

Tại Trung tâm Năng lượng Nguyên tử Pháp (CEA-Grenoble, France), nhóm nghiên cứu của TS. Fontecave và TS. Artero đã có đóng góp quan trọng trong việc chế tạo xúc tác đồng thể cho quá trình khử proton, dựa trên những hiểu biết về cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzyme hydrogenases. Trong đó, có thể kể tới các phức chất của cobalt thuộc nhóm cobaloxime. Cấu trúc và cơ chế hoạt động của các phức chất này theo cơ chế dị li, đi qua trạng thái trung gian CoIII– H, đã được chứng minh rõ ràng [41-42].

Tại Mỹ, nhóm nghiên cứu của TS. Jaramillo – Đại học Stanford là một trong những nhóm nghiên cứu nổi bật về lĩnh vực chế tạo xúc tác cho quá trình quang điện phân nước nói chung và quá trình khử proton nói riêng. Những nghiên cứu của nhóm được công bố trên các tạp chí hàng đầu từ những năm 2007 đến nay. Các vật liệu xúc tác được nghiên cứu rất đa dạng, bao gồm: molybdenum sulfide (MoSx, MoS2, [Mo3S13]2-) [43-45] các vật liệu phosphide kim loại [46-47], …

Tại Châu Á, lĩnh vực phát triển xúc tác cho quá trình HER đã có được những bước tiến quan trọng. Tại Đại học Hong Kong (City University of Hong Kong), nhóm nghiên cứu của TS. Zhang đã có rất nhiều công bố về xúc tác HER. Một số công bố gần đây của nhóm, bao gồm: Ag@MoS2 cấu trúc lõi-vỏ [48], các hạt xúc tác Pd kích thước nano vô định hình tạo ra bằng phương pháp trao đổi phối tử [49], Ni(0) mạ Ni(OH)2 [50], kết hợp các xúc tác dạng MX2 với ống nano cacbon đa tường [51]…Nhóm nghiên cứu của TS. Sun tại Đại học Kỹ thuật Đại Liên, Trung Quốc – đã phát triển nhiều loại xúc tác điện hóa cho quá trình khử proton như: Ni-Co-P [52],

25

CoWS [53], (Cu,Ni)MoSx [54], CoS2-MoS2 [55], … Cũng tại Đại Liên- Trung Quốc, nhóm nghiên cứu của TS. Li tại Viện Hóa lý Đại Liên (Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) cũng có nhiều đóng góp trong việc phát triển xúc tác điện hóa và xúc tác quang điện hóa cho quang điện phân nước. Một số xúc tác điện hóa cho quá trình khử proton của nhóm có thể kể đến như: nhóm vật liệu phosphide [56], sulfide [57], …

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở sulfide và selenide của kim loại chuyển tiếp định hướng ứng dụng điều chế hydro từ nước (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)