Bài học kinh nghiệm đối với BIDV nói chung, BIDV Chi nhánh Thăng

Một phần của tài liệu 0890 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41 - 45)

nhánh

Thăng Long nói riêng

So sánh với những chiến lược, chính sách của các ngân hàng TMCP vốn nhà nước như Vietinbank & Vietcombank, BIDV cần rút ra những bài học đúc kết từ thực tế hoạt động ngân hàng bán lẻ, đó là:

- Tính kiên định mục tiêu, hoạch định được một chiến lược đúng đắn và nhất quán trong việc triển khai các giải pháp phù hợp và khâu tổ chức thực

hiện có tính liên tục, đồng thời đổi mới quan điểm, nhận thức trong chỉ đạo,

điều hành, cách nghĩ, cách làm ở tất cả các cấp (từ lãnh đạo cấp cao của hệ

thống đến các cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại các điểm giao dịch của Ngân

hàng) cũng như đổi mới mô hình tổ chức, phương thức quản lý hoạt động.

Phát huy tối đa lợi thế và nguồn lực của toàn ngành về tiềm lực tài chính,

thương hiệu, mạng lưới, quan hệ trong các hoạt động kinh doanh để đẩy mạnh

triển khai kinh doanh bán lẻ.

- Vai trò của người đứng đầu ở tất cả các cấp điều hành: có tâm huyết, trách nhiệm. Phải rõ trách nhiệm trong quá trình triển khai, nhanh chóng tổng

kết các chương trình, các chiến dịch, điều chỉnh và bổ sung các bất cập một

cách kịp thời để tối ưu hóa nguồn lực.

- Việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch nên mang tính tích cực nhưng đảm bảo ở tính khả thi, phù hợp theo địa bàn, phù hợp với lộ

trình phát

triển và đo lường và quản trị được.

Đối với BIDV chi nhánh Thăng Long nói riêng, bên cạnh việc bám sát chiến lược, chính sách phát triển tín dụng bán lẻ của hệ thống BIDV thì chi nhánh cũng cần lưu ý một số nội dung như:

- Đối với cho vay lương, tiêu dùng, thấu chi tín chấp: Phòng KHCN1 đầu mối phối hợp với Phòng KHDN1-2 để triển khai cho vay đối với

các sản

phẩm tín dụng có NIM cao như: cho vay tiêu dùng, cho vay lương, thấu chi

đối với CBCNV của một số Công ty đang có quan hệ tín dụng có uy tín tại

Chi nhánh.

- Cán bộ bán lẻ của Chi nhánh tiếp tục cố gắng hơn nữa trong việc tiếp thị và chào mời khách hàng vay vốn tại Chi nhánh theo các chương

trình ưu

đãi như “Ngôi nhà ước mơ - Cuộc sống trọn vẹn” 15.000 tỷ đồng, cho vay

mua ô tô 3.000 tỷ đồng.

- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng để đảm bảo hiệu quả hoạt động thực chất, đảm bảo tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu bán lẻ 2018 trong

giới hạn HSC giao; tập trung quyết liệt thu lãi treo,lãi nợ nhóm 1 quá

hạn để

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương I, luận văn đã đưa ra những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng bán lẻ, nêu ra khái niệm, đặc điểm, các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại. Luận văn đã chỉ ra một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả tín dụng bán lẻ của NHTM đồng thời đã nêu ra kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ của một số NHTM trên cả nước, rút ra được bài học đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Gắn kết lý luận và thực tiễn, trong Chương II, luận văn sẽ nghiên cứu, phân tích cụ thể thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu 0890 hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w